Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Loại bỏ hoàn toàn Chất cấm trong chăn nuôi: Niềm tin và kỳ vọng

THCL Bộ NN&PTNT vừa tổ chức cuộc họp báo thường kỳ về nhiệm vụ trọng tâm tháng 9 và quý IV/2016. Theo đó, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu: Hết năm 2016, sẽ tuyệt đối không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi?

Vi phạm bị bắt quả tang

Phó cục trưởng Cục Quản lý chất lượng nông lâm sản và thủy sản (NAFIQAD) Phùng Hữu Hào cho biết, qua kiểm tra tỷ lệ mẫu thủy sản nuôi vi phạm chỉ tiêu hóa chất, chất cấm và dư lượng kháng sinh vượt giới hạn cho phép 8 tháng qua là 1,23%, tăng so với tỷ lệ 0,89% của năm trước và không đạt được chỉ tiêu đặt ra đến cuối năm 2016 là giảm 10% so với năm 2015.

Về thanh kiểm tra chất lượng an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản, NAFIQAD đã chủ trì, phối hợp với Cục An ninh Kinh tế nông lâm ngư nghiệp (A86, Bộ Công an) tổ chức đoàn công tác liên ngành kiểm tra đột xuất hoạt động bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu tại Bạc Liêu (từ 26/7 - 28/7), tại Cà Mau (từ 15/8 - 30/8). Kết quả, NAFIQAD đã phát hiện, bắt quả tang việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu tại 2 tụ điểm Bạc Liêu, 1 tụ điểm và 2 DN chế biến thủy sản tại Cà Mau.

Cũng theo ông Hào, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thanh kiểm tra và kiểm soát tạp chất đó là cơ sở vi phạm có nhiều thủ đoạn đối phó hết sức tinh vi nhằm che giấu, gây khó khăn cản trở cho lực lượng kiểm tra. Đặc biệt, còn có sự hạn chế trong công tác phối hợp với lực lượng chuyên ngành để kiểm tra phương tiện vận chuyển bằng đường bộ và đường thủy. Việc tham gia của chính quyền địa phương (huyện, xã) còn thiếu tích cực.

Mặt khác, tạp chất khó phát hiện không chỉ được đưa vào tôm sú như trước đây, mà cả tôm thẻ chân trắng kích cỡ nhỏ; việc phát hiện vi phạm không chỉ tại các tụ điểm, đại lý thu gom, mà cả tại DN chế biến, xuất khẩu.

Cảnh báo mất thị trường

Ông Nguyễn Văn Việt, Chánh Thanh tra Bộ NN&PTNT cho hay, tính riêng trong năm 2015, đã có nhiều lô hàng thủy sản của Việt Nam bị các nước nhập khẩu trả về vì bị tồn dư kim loại nặng.

Nếu không kiểm soát tốt dư lượng kháng sinh trong sản phẩm thủy sản xuất khẩu, rất có thể, Việt Nam sẽ mất nhiều thị trường quan trọng.

Theo ông Trần Văn Lĩnh, TGĐ Công ty CP Thủy sản và Thương mại Thuận Phước: “Kháng sinh bán tràn lan. Dịch bệnh tôm đã xảy ra nhiều năm, nhưng cơ quan quản lý vẫn chưa tìm được liều thuốc phòng trị nên tỷ lệ nuôi tôm thành công ở nước ta chỉ được 30 - 35%, trong khi Ấn Độ, Thái Lan trên 70%. Giá thành tôm Việt Nam luôn cao hơn các nước xuất khẩu khác từ 1 - 3 USD/kg.

Để giảm giá thành, nhiều DN tăng cường sử dụng kháng sinh, hóa chất trong nuôi trồng, bảo quản tôm. Hệ quả, dù giảm được một phần nhỏ giá thành, nhưng lại khiến chất lượng tôm giảm, rủi ro bị trả về lớn hơn. Thậm chí, DN mất nhiều thị trường quan trọng”.

Về việc hàng nông thủy sản xuất đi bị trả về, ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng NAFIQAD cho biết: Suốt thời gian qua, tổng số lô hàng nông thủy sản bị trả về rất khó kiểm soát. Hiện tại, tình trạng hàng xuất khẩu bị cảnh báo, trả về tương đối nguy cấp.

Cũng theo ông Tiệp, tình hình hàng nông thủy sản xuất khẩu bị trả về, nếu xử lý vấn đề chưa tốt và sự cải thiện không rõ ràng thì rất có thể sẽ dẫn đến hậu quả bị thị trường nhập khẩu tăng cường kiểm soát, thông qua hình thức mọi lô hàng đến cửa khẩu đều phải lấy mẫu kiểm nghiệm, thậm chí nghiêm trọng hơn là bị một số thị trường đình chỉ nhập khẩu.

Chỉ đạo giải quyết vấn đề này, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám nhấn mạnh: “Đề nghị Cục Thú y, Tổng cục Thủy sản và các địa phương, DN lập danh mục những DN bị cảnh báo ở thị trường nước ngoài. Từ đó, phân loại và tăng tần suất kiểm tra đối với DN có nhiều lô hàng bị cảnh báo, trả về”.

Ông Nguyễn Văn Việt lên tiếng: “Trong tháng 9, chúng tôi sẽ tập trung vào 2 khâu chính. Một là vấn đề bơm tạp chất, kháng sinh vào tôm và bơm nước vào lợn. Hai là về chất cấm, vừa rồi, Bộ Y tế nhập 50 kg chất Sabultamol, Bộ NN&PTNT cũng đã có công văn đề nghị Bộ Y tế kiểm soát chặt chẽ việc này. Theo đó, ngành nông nghiệp đặt mục tiêu: Hết năm 2016, sẽ hoàn toàn không sử dụng chất cấm trong sản xuất, chăn nuôi”

Nguyễn Hoan

Tin mới

Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo
Tiếp tục nghiên cứu khung khổ pháp lý về tiền ảo

Việc nghiên cứu, đề xuất phương thức quản lý hoạt động liên quan đến tài sản mã hóa, tài sản ảo, tiền ảo là một nhiệm vụ khó khăn, đòi hỏi nguồn nhân lực, thời gian.

Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên
Thế Giới Di Động cắt giảm gần 10.000 nhân viên

Năm qua được xem là năm khó khăn nhất của ngành bán lẻ hàng điện máy, hàng công nghệ. Do đó, các hệ thống bán lẻ đều gặp khó khăn, phải tinh gọn bộ máy và Thế Giới Di Động cũng không ngoại lệ khi cắt giảm gần 10.000 nhân viên.

Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?
Làm cách nào để có năng lực kinh tế tốt hơn?

Khoảng 75% ý kiến cho rằng bắt đầu công việc kinh doanh riêng hoặc làm công việc tự do là cách để có năng lực kinh tế tốt hơn. Hơn 8 trên 10 người tham gia khảo sát tại Việt Nam (82%) hiện đang thực hiện các bước để có “năng lực kinh tế cao hơn”.

Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương
Những trái tim ngành y về Lào Cai lan tỏa yêu thương

Trong thời gian qua, Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã cử nhiều đoàn bác sĩ nội trú về huyện nghèo, vùng sâu, vùng xa thuộc tỉnh Lào Cai nhằm tạo cơ hội cho người dân tại đây được tiếp cận các dịch vụ y tế có chất lượng ngày một tốt hơn, hạn chế chuyển tuyến không cần thiết, góp phần giảm quá tải ở các bệnh viện tuyến trên.

Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu
Phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu

Triển vọng thương mại toàn cầu năm 2024 vẫn rất bấp bênh, nền kinh tế nước ta vẫn phải đối mặt với những khó khăn thách thức không hề nhỏ. Vì vậy, năm 2024, cần phát huy vai trò nền kinh tế kết nối, động lực tăng trưởng dựa vào xuất khẩu.

Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024
Công nghệ Viễn thông Sài Gòn lên kế hoạch lợi nhuận tham vọng tăng 490,5% trong năm 2024

Công ty CP Công nghệ Viễn thông Sài Gòn (Saigontel, mã SGT - sàn HOSE) công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024. Đại hội diễn ra ngày 19/4/2024 tại TP.HCM.