Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Long An: Nhức nhối thuốc lá lậu qua biên giới

THCL Hiện nay, các đối tượng buôn lậu thuốc lá trên địa bàn tỉnh Long An đang sử dụng ngày càng nhiều phương thức, thủ đoạn hoạt động tinh vi, liều lĩnh và manh động gây khó khăn cho công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu và gian lận thương mại của lực lượng chức năng...

Quản lý thị trường Long An bắt giữ thuốc lá ngoại nhập lậu

Thủ đoạn tinh vi

Theo thông tin từ Chi cục Quản lý thị trường (QLTT) tỉnh Long An, hoạt động vận chuyển hàng lậu qua biên giới chủ yếu theo 2 hướng tuyến chính: Tuyến biên giới huyện Đức Huệ qua huyện Đức Hòa chuyển về TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Đây là tuyến chính vận chuyển hàng lậu, vì từ khu vực biên giới của huyện Đức Huệ về đến TP. Hồ Chí Minh có khoảng cách ngắn hơn so với các địa bàn khác trong tỉnh. Thứ 2 là tuyến biên giới thị xã Kiến Tường và các huyện Mộc Hóa,Vĩnh Hưng, Tân Hưng (vùng Đồng Tháp Mười) chuyển về một số tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Bến Tre và TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ.

Riêng đối với mặt hàng thuốc lá ngoại còn được nhập lậu qua đường biên giới thuộc địa bàn giáp ranh giữa Campuchia với xã Phước Chỉ (huyện Trảng Bàng, Tây Ninh) và xã Mỹ Quý Đông (huyện Đức Huệ, Long An). Tuyến đường vận chuyển theo đường bộ và theo các kênh ra sông Vàm Cỏ Đông qua xã Lộc Giang (huyện Đức Hòa, Long An) vào địa bàn các huyện Củ Chi, Hóc Môn, Bình Chánh…(TP. Hồ Chí Minh), rồi từ đó đưa vào trong nội thành tiêu thụ.

Số liệu báo cáo của Ban chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh cho thấy, hiện nay lượng thuốc lá ngoại được nhập lậu qua tuyến biên giới huyện Đức Huệ ước khoảng 40 - 60 thùng (20.000 - 30.000 gói) một ngày đêm và qua tuyến biên giới thị xã Kiến Tường ước khoảng 10 - 20 thùng (5.000 - 10.000 gói) một ngày đêm.

Lực lượng chức năng cũng cho biết thêm, khi hoạt động, các đối tượng buôn lậu luôn thường xuyên thay đổi địa điểm giao nhận hàng và luồng tuyến vận chuyển để không tạo thành quy luật; Cùng với đó, thuê người theo dõi mọi hoạt động của các lực lượng chống buôn lậu, canh gác trên các tuyến đường vận chuyển hàng lậu đi qua. Các đối tượng tham gia vận chuyển hàng lậu phần lớn là người dân ở địa phương thông thạo địa bàn nên dễ dàng luồn lách, né tránh sự kiểm tra của các lực lượng chức năng.

Cần sự phối hợp đồng bộ

Trước thực trạng đó, lực lượng QLTT Long An đã xác định: Công tác chống buôn lậu, đặc biệt là thuốc lá lậu là một trong những nhiệm vụ chính trị quan trọng, vừa cấp bách, vừa lâu dài, cần phải thực hiện quyết liệt, kiên trì và thường xuyên. Tuy nhiên, do các lực lượng chức năng đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ, biên chế có hạn nên việc tổ chức phối hợp chưa được thường xuyên mà chỉ tổ chức chống buôn lậu độc lập nên hiệu quả chưa cao. Trong thời gian tới, lực lượng QLTT sẽ ban hành nhiều văn bản chỉ đạo kiểm tra, kiểm soát, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng của tỉnh, địa phương và lực lượng các tỉnh có địa bàn giáp ranh. Từ đó, tăng cường nắm tình hình, xác định địa bàn, luồng tuyến trọng điểm, đối tượng để có biện pháp kiểm tra ngăn chặn từ các tuyến biên giới, hạn chế số lượng hàng tuồn vào nội địa tiêu thụ.

Đồng thời, lực lượng QLTT vẫn tiếp tục tuyên truyền, vận động, phổ biến pháp luật đến các đối tượng tham gia buôn lậu, vận chuyển thuê, kinh doanh thuốc lá trên địa bàn nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của việc buôn lậu, từ đó không tham gia, tiếp tay cho buôn lậu dưới mọi hình thức; vận động các cơ sở kinh doanh thuốc lá ký cam kết không kinh doanh mặt hàng thuốc lá điếu nhập lậu.

Song song với đó, QLTT tỉnh cũng sẽ thực hiện tốt vai trò Bộ phận Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh trong việc nắm tình hình buôn lậu, vận chuyển kinh doanh hàng cấm trên địa bàn tỉnh để kịp thời tham mưu Thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh (Sở Công Thương) trình UBND tỉnh chỉ đạo các lực lượng chức năng của tỉnh và địa phương thực hiện kiểm tra, ngăn chặn.

Thu Hà

Tin mới

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.

Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP
Bình Định: Hoài Nhơn nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP

Nhằm khẳng định sản phẩm có thương hiệu, uy tín, đưa sản phẩm OCOP của thị xã đến với thị trường trong cả nước và hướng đến xuất khẩu. Từ năm 2024 đến năm 2025, thị xã Hoài Nhơn tập trung phát triển sản phẩm OCOP thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm.