Nội dung tổ chức thực hiện bao gồm: Tổ chức hội nghị quán triệt, phổ biến, tập huấn chuyên sâu về Luật Đường bộ; tuyên truyền, phổ biến Luật Đường bộ; tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến hoạt động đường bộ; đề xuất sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ hoặc ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật để bảo đảm tính thống nhất và đồng bộ; xây dựng và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật nhằm quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đường bộ;…

Việc triển khai thi hành Luật Đường bộ phải được thực hiện nghiêm túc theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ, đồng thời đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ, thường xuyên và hiệu quả giữa các sở, ngành và đoàn thể tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan, đơn vị liên quan và các địa phương.

Do đó, UBND tỉnh yêu cầu các nhiệm vụ được giao cần gắn liền với trách nhiệm cụ thể, đồng thời phát huy vai trò chủ động, tích cực của các sở, ngành và đoàn thể tỉnh, các tổ chức chính trị - xã hội và UBND các huyện, thị xã, thành phố, đảm bảo chất lượng và tiến độ hoàn thành công việc.

Ngoài ra, thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn và kịp thời tháo gỡ các vướng mắc phát sinh trong quá trình tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo tiến độ và hiệu quả của việc triển khai thi hành Luật Đường bộ.

Thuận Yến (t/h)