Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Luật Đất đai 2024 “cởi trói” cho đất nông nghiệp?

Luật Đất đai sẽ có quy định nhiều điểm mới liên quan đến đất nông nghiệp. Điều này được chuyên gia và cơ quan quản lý đánh giá cao.

Ông Lê Văn Bình, Phó vụ trưởng Vụ Đất đai, Bộ Tài nguyên Môi trường cho biết, trước đây, khi bàn đến bất động sản, chúng ta chủ yếu bàn nhà ở, bất động sản công nghiệp, đất dịch vụ thương mại. Tuy nhiên, qua Luật Đất đai lần này, quyền sử dụng đất nông nghiệp sẽ được quan tâm hơn.

Chúng ta quy định doanh nghiệp được sử dụng quyền sử dụng đất nông nghiệp để làm dự án nông nghiệp, với điều kiện họ có phương án sử dụng đất được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. Như vậy, doanh nghiệp như trước đây, muốn đầu tư vào nông nghiệp, thì Luật hướng tiếp cận họ tốt hơn trong Luật Đất đai lần này.

Chuyên gia kỳ vọng luật mới sẽ cởi trói cho đất nông nghiệp
Chuyên gia kỳ vọng luật mới sẽ cởi trói cho đất nông nghiệp

“Đất lúa, trước đây chúng ta chỉ cho người trực tiếp sản xuất đất nông nghiệp mới được nhận quyền sử dụng đất lúa. Nay cho cả cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp nếu có điều kiện, có khả năng trồng lúa, cũng được nhận quyền chuyển nhượng, đầu tư sản xuất lúa. Với điều kiện nếu nhận hạn mức giao đất của địa phương, nếu vượt quá hạn mức, thì chuyển cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp nhận.

Như vậy, đất nông nghiệp sẽ có giá trị. Tôi nghĩ có sự sôi động phát triển thị trường. và tôi đánh giá đó là tốt, có giá trị, người dân trân trọng hơn, đầu tư đất đai, nắm giữ, chuyển nhượng và tôn trọng quyền sử dụng đất hơn, cải tiến khoa học kỹ thuật, gia tăng giá trị cho sản xuất”, ông Bình cho hay.

Thạc sỹ Nguyễn Văn Đỉnh, Chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, đất nông nghiệp là vấn đề vẫn còn trăn trở với các cơ quan quản lý. Hiện nay, người dân không thể ngồi yên sử dụng đất ruộng chỉ để trồng lúa khi thị trường bất động sản sôi động như vậy. Do đó, người dân có nhu cầu về tích trữ ruộng đất, kết hợp với kinh doanh sản xuất. Trong khi hiện nay đất nông nghiệp đang sử dụng lãng phí vì bỏ hoang.

Ông Đỉnh kỳ vọng luật mới sẽ "cởi trói" cho đất nông nghiệp. Một ví dụ điển hình là khi người dân kết hợp đất nông nghiệp với nuôi trồng tuy không đúng nhưng doanh thu nuôi tôm doanh thu gấp 30 lần trồng lúa nên người dân sẽ tìm cách để làm.

Theo ông Đỉnh, Luật Đất đai phát triển cân bằng với vùng miền, các chủ thể khác nhau. Trồng lúa để đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nhưng người trồng lúa cần cơ chế để đảm bảo quyền lợi. Bên cạnh đó, có những tỉnh nghèo nên đã có cơ chế làm sân golf, khu đô thị, khu công nghiệp đã trở nên giàu.

“Tôi đánh giá cao luật về sự phát triển cân đối. Đặc biệt, có quy hoạch tỉnh nào trồng lúa để giữ ruộng, có công cụ về điều tiết ngân sách theo các luật liên quan để hỗ trợ ngân sách cho các tỉnh đó.

Ngoài ra, cân đối giữa các đối tượng, tôi đánh giá cao vì luật lần này có sự mở rộng về không gian sử dụng đất, tạo hành lang pháp lý cho lấn biển, mở rộng đất về phía biển, tăng sử dụng đất theo chiều ngang, có những cơ chế về sử dụng đất không gian ngầm, trên không hay tăng kích thước sử dụng đất theo chiều dọc”, ông Đỉnh cho biết.

Cũng theo ông Đỉnh, nếu không tăng diện tích sử dụng đất theo chiều ngang/dọc thì chúng ta tăng chất lượng sử dụng đất. “Do đó, tôi đánh giá vấn đề sử dụng đất đa mục đích là vấn đề rất hay trong luật mới lần này”.

Một điểm nữa trong luật được chuyên gia đánh giá cao là người dân được sử dụng kết hợp trồng lúa và kinh doanh với những mô hình như cafe ruộng mang lại lợi ích rất nhiều khi doanh thu 1 tháng có thể bằng trồng lúa cả năm, nhưng trước kia không có khung pháp lý nên đây được coi là hành vi trái phép. Do đó, trong luật lần này chúng ta hợp thức hoá vấn đề đó trên cơ sở hài hoà lợi ích các chủ thể trong xã hội.

Tuy nhiên, ông Đỉnh cho rằng, người dân phải có phương án trình cơ quan quản lý để có sự quản lý chặt chẽ khi dùng đất nông nghiệp kết hợp thương mại dịch vụ. Khi đó, sẽ hài hoà lợi ích các chủ thể, nhà nước và người dân. Vấn đề nữa là làm sao để có biện pháp thu ngân sách để đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của người dân. Điều đó đảm bảo người dân hưởng lợi sử dụng đất kết hợp thương mại dịch vụ thì cần chi 1 phần vào ngân sách Nhà nước để cho các chủ thể khác sẽ được hưởng lợi thêm từ việc kinh doanh đó.

“Tôi cho rằng, đây là vấn đề rất quan trọng trong quá trình triển khai thực hiện Luật Đất đai.

Làm sao để kết hợp đất ruộng với kinh doanh, nhưng tránh việc chuyển mục đích sử dụng xây nhà kiên cố bằng bê tông cốt thép sẽ không thể quay lại đất trồng lúa. Do đó, đây là vấn đề chấp chới giữa sử dụng đất kết hợp và chuyển mục đích sử dụng đất trái phép”, ông Đỉnh cho hay.

Thuỳ An

Bài liên quan

Tin mới

Ông Lê Thanh Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh
Ông Lê Thanh Phương được bổ nhiệm làm Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh

Kho bạc Nhà nước đã công bố quyết định của Bộ Tài chính về việc điều động, bổ nhiệm ông Lê Thanh Phương, Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh Hà Nam giữ chức vụ Giám đốc Kho bạc Nhà nước TP. Hồ Chí Minh.

Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán hơn 2,5 tấn xyanua
Công an TP. Hồ Chí Minh triệt phá đường dây mua bán hơn 2,5 tấn xyanua

Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an quận Bình Thạnh, TP. Hồ Chí Minh vừa khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Đức Thành Huy (sinh năm 1989, quê Bình Định) và Ngô Thị Như Huệ (sinh năm 1985, ngụ quận 12, Trưởng phòng kinh doanh của Công ty TNHH Hóa chất Nam Phương) về tội Mua bán trái phép chất độc.

Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị
Coi trọng vai trò của nhân dân trong xây dựng Đảng và hệ thống chính trị

Đảng ta nhận thức sâu sắc và khẳng định vai trò của nhân dân đối với sự nghiệp cách mạng, coi việc củng cố và tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nhiệm vụ quan trọng, góp phần bảo đảm vững chắc sự lãnh đạo toàn diện của Đảng trong xây dựng và phát triển đất nước, nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng.

Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024
Hà Nội phấn đấu hoàn thành 24 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội năm 2024

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh vừa ký ban hành Kế hoạch triển khai nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh tháng 9 và quý IV/2024.

Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất
Miền Trung mưa như trút nước, nguy cơ ngập lụt và sạt lở đất

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, mối nguy hiểm lớn nhất đến từ bão là khả năng gây mưa rất lớn và kéo dài cho một khu vực rộng lớn. Hôm nay và ngày mai, khu vực từ Hà Tĩnh đến Quảng Nam tiếp tục có mưa to đến rất to và rải rác có dông với lượng mưa phổ biến 100-300mm, có nơi trên 500mm. Do mưa lớn sẽ kéo theo nguy cơ lũ trên dòng sông, ngập lụt ở nơi trũng thấp và sạt lở đất, lũ quét ở vùng núi.

Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới
Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng Lê Trung Chinh kiểm tra công tác phòng, chống áp thấp nhiệt đới

Chiều 18/9, ông Lê Trung Chinh, Chủ tịch UBND TP. Đà Nẵng cùng các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan đi kiểm tra công tác phòng chống áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh thành bão tại quận Thanh Khê.