Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Luật Thủ đô sửa đổi ban hành, Hà Nội sẽ phát triển đột phá toàn diện

Thảo luận về dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) tại phiên họp chiều 28/5, các đại biểu Quốc hội cho rằng, nếu thực hiện được triệt để cơ chế chính sách mới đề ra trong dự thảo Luật lần này, Thủ đô sẽ phát triển đột phá toàn diện.

Tiếp tục Chương trình Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV, chiều 28/5, dưới sự chủ trì của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, thảo luận về một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi).

Đại biểu Hoàng Văn Cường, Đoàn Hà Nội đánh giá cao các nội dung của dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi), cho rằng dự thảo Luật đã thể hiện rất đúng tinh thần tạo khuôn khổ pháp lý vượt trội để thu hút đầu tư để phát triển Thủ đô xứng tầm.

Để tiếp tục hoàn thiện dự thảo Luật hơn nữa, đại biểu Hoàng Văn Cường lưu ý nội dung về giải thích từ ngữ, đó là khi đưa ra các khái niệm thì phải đưa ra các thuộc tính để làm căn cứ pháp lý cho việc xác định đối tượng quản lý.

Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội phát biểu
Đại biểu Hoàng Văn Cường - đoàn Hà Nội phát biểu

Lấy ví dụ tại khoản 1 Điều 3, đại biểu Cường cho biết, khi định nghĩa về “đô thị trung tâm”, dự thảo Luật không đưa thuộc tính mà lại nói luôn đô thị trung tâm là gì. Do vậy, theo đại biểu, cần phải bổ sung thêm thuộc tính, cụ thể cần nêu rõ, đô thị trung tâm là khu vực đô thị đảm nhận các chức năng chính của Thủ đô và sau quy định bao gồm những khu vực nào…

Qua nghiên cứu, đại biểu Nguyễn Phi Thường, Đoàn Hà Nội thống nhất rất cao nội dung quy định tại Điều 4 tại dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) lần này, đặc biệt là nội dung quy định tại khoản 3.

Các nội dung đề cập có ý nghĩa vô cùng quan trọng, giải quyết, tháo gỡ kịp thời các vướng mắc, tồn tại trong thực tiễn đã kéo dài và được xác định là một trong những điều kiện tiên quyết đảm bảo thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) có hiệu quả thực sự là những chính sách vượt trội, khả thi khi tổ chức triển khai thực hiện.

Ngoài ra, quy định tại khoản 3, Điều 4 là hết sức cần thiết, bởi Luật Thủ đô là một đạo luật có tính chất đặc biệt, đặc thù, phân quyền mạnh mẽ cho một cấp chính quyền địa phương là chính quyền TP. Hà Nội được thực hiện một số thẩm quyền mà các luật hiện hành khác đang giao cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hay các cơ quan khác ở Trung ương thực hiện.

Theo đại biểu Nguyễn Thị Ngọc Xuân, Đoàn ĐBQH Bình Dương, sau khi tiếp thu, chỉnh lý, dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) có 7 chương và 54 điều. Dự thảo Luật đã bổ sung, chỉnh lý nhiều nội dung để thực hiện chủ trương tăng cường phân quyền mạnh mẽ cho chính quyền TP Hà Nội trên nhiều lĩnh vực.

Để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ, dự thảo luật đã tập hợp, bổ sung, sắp xếp lại các quy định về nguyên tắc và các nội dung cụ thể về phân cấp, ủy quyền trong dự thảo Luật do Chính phủ trình. Từ đó quy định thành điều riêng, bảo đảm rõ ràng về chủ thể, đối tượng, nội dung, trách nhiệm trong phân cấp, ủy quyền, thay thế cho việc áp dụng các quy định về phân cấp, ủy quyền theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương.  

Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường chiều 28/5. Ảnh: Quochoi.vn
Các đại biểu Quốc hội thảo luận tại hội trường chiều 28/5. Ảnh: Quochoi.vn

Luật Thủ đô sửa đổi đưa ra những điều kiện cho Thủ đô phát triển. Sự cần thiết nhất là ở kỳ họp lần này có sự đồng thuận của đa số đại biểu để Luật Thủ đô sửa đổi được thông qua. Các chính sách được hiện thực hóa chắc chắn góp phần nâng cao đời sống của người dân, xứng tầm là Thủ đô văn minh, hiện đại. 

Phát biểu tại phiên họp, đại biểu Khương Thị Mai (Nam Định) bày tỏ đồng tình và đánh giá cao việc tiếp thu ý kiến của các đại biểu Quốc hội tại Kỳ họp thứ 6 cho rằng, hồ sơ dự thảo luật đã chuẩn bị rất công phu, đầy đủ theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; thể hiện được tinh thần chỉ đạo của Trung ương và Kết luận của Bộ Chính trị tại Nghị quyết số 06, Nghị quyết số 15, đặc biệt là Kết luận số 80 của Bộ Chính trị về quy hoạch Thủ đô thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050.

Với tính chất, yêu cầu, vị trí đặc biệt quan trọng của Thủ đô, đại biểu Mai cho rằng cần phải chú trọng đầu tư và phát triển như một đô thị đặc biệt, một đơn vị hành chính đặc biệt.

Do đó, dự thảo luật quy định Thủ đô là đô thị đặc biệt hoàn toàn phù hợp với yêu cầu phát triển của tình hình thực tiễn, bảo đảm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đô thị theo Nghị quyết số 06 và Kết luận số 80 của Bộ Chính trị.

Đó là, tăng cường phân cấp, phân quyền, có cơ chế thí điểm phù hợp, hiệu quả cho Thủ đô, trọng tâm là lĩnh vực đầu tư tài chính, thu hút nguồn lực ngoài ngân sách, có cơ chế hợp tác công tư về quy hoạch đất đai, tổ chức bộ máy, tạo sự sáng tạo, tinh thần chủ động, tự chủ, tự chịu trách nhiệm của Thủ đô.

Đại biểu Phạm Văn Thịnh, Đoàn ĐBQH Bắc Giang, Luật Thủ đô ban hành từ năm 2012, đã tạo động lực phát triển Thủ đô trong hơn 10 năm qua về nguồn lực, cơ chế liên quan xây dựng, quy hoạch hạ tầng, phát triển văn hóa, giáo dục, khoa học công nghệ... Tuy nhiên, so với nhu cầu phát triển hiện nay, đang bộc lộ những hạn chế về cơ chế chính sách, thẩm quyền triển khai các vấn đề lớn của Thủ đô.

Hiện tại, các vấn đề về hạ tầng giao thông chưa đáp ứng nhu cầu đi lại, mạng lưới giao thông, đường sắt, môi trường, văn hóa xã hội, khoa học công nghệ cần phát triển để xứng tầm với Thủ đô nghìn năm văn hiến, văn minh hiện đại. Do đó, cần có dự thảo luật mới, với cơ chế chính sách mạnh hơn, khắc phục những bất cập nảy sinh, giúp Thủ đô có cơ chế chính sách đột phá hiện thực được mục tiêu đề ra theo chỉ đạo của Trung ương.  

Luật Thủ đô sửa đổi nêu các chính sách đề ra bám sát với thực tế và xuất phát từ vướng mắc trong thực tiễn. Điều này thể hiện tầm nhìn dài hạn. Nếu thực hiện được triệt để cơ chế chính sách mới đề ra trong dự thảo Luật lần này, Thủ đô sẽ phát triển đột phá toàn diện. 

Thiên Trường (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024
Phấn đấu đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế-xã hội của năm 2024

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu phấn đấu hoàn thành và hoàn thành vượt mức 15/15 chỉ tiêu chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội của cả năm 2024, trong đó tiếp tục ưu tiên cho tăng trưởng, phấn đấu tăng trưởng năm 2024 và 2025 cao hơn để bù lại cho 3 năm trước của nhiệm kỳ.

Tỷ giá USD hôm nay 8/9: Ghi nhận giảm tuần trở lại
Tỷ giá USD hôm nay 8/9: Ghi nhận giảm tuần trở lại

Tỷ giá USD hôm nay 8/9 Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm tuần 22 đồng, hiện ở mức 24.202 đồng. Chỉ số USD Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt giảm tuần 0,50%, xuống mức 101,19.

Đà Nẵng: Trường Đại học Bách khoa trao bằng tốt nghiệp cho gần 600 học viên, sinh viên
Đà Nẵng: Trường Đại học Bách khoa trao bằng tốt nghiệp cho gần 600 học viên, sinh viên

Trường Đại học Bách khoa, Đại học Đà Nẵng là trường đại học khoa học kỹ thuật hàng đầu. Sinh viên, học viên, nghiên cứu sinh được đào tạo tại đây luôn được các cơ sở tuyển dụng đánh giá cao và không ít trong số đó thành công, thành danh, nắm giữ những cương vị chủ chốt trong các cơ quan, doanh nghiệp, góp phần quan trọng trong công cuộc dựng xây đất nước.

Giá xăng dầu hôm nay 8/9: Thêm tuần giảm sâu
Giá xăng dầu hôm nay 8/9: Thêm tuần giảm sâu

Giá xăng dầu thế giới ghi nhận thêm một tuần giảm với mức giảm sâu nhất trong 3 tuần.Sự lao dốc của giá dầu chịu tác động mạnh bởi khả năng nguồn cung dầu từ Libya sớm quay trở lại và dữ liệu việc làm của Mỹ.

Giá vàng hôm nay 8/9: Giá vàng nhẫn 9999 giữ nguyên
Giá vàng hôm nay 8/9: Giá vàng nhẫn 9999 giữ nguyên

Vàng thế giới hồi phục nhẹ nhưng vẫn ở dưới mốc 2,500 USD/Ounce. Trong nước, giá vàng nhẫn 9999 giữ nguyên so với hôm qua.

Bão số 3 làm 7 người chết và 86 người bị thương
Bão số 3 làm 7 người chết và 86 người bị thương

Theo báo cáo nhanh về thiệt hại ban đầu từ các địa phương, bão số 3 (siêu bão Yagi) đã làm 7 người chết (Quảng Ninh và Hà Nội mỗi địa phương có 3 người, Hải Dương có 1 người) và 86 người bị thương (Quảng Ninh có 58 người, Hải Phòng có 20 người, Hà Nội có 8 người).