Cụ thể, lĩnh vực an toàn thực phẩm, Cục tiến hành kiểm tra 137 lượt, xử lý 33 vụ, phạt hành chính 31.600 đồng, buộc tiêu hủy hàng hóa vi phạm trị giá 3.445.000 đồng.
Lĩnh vực xăng dầu, Cục kiểm tra 24 cơ sở, xử lý 8 vụ, phạt hành chính 214.047.000 đồng...
Tình hình thực hiện báo cáo trên hệ thống xử lý vi phạm hành chính (INS) của ngành: Thực hiện văn bản số 819/TCQLTT-VPTC ngày 6/5/2021 của Tổng cục Quản lý thị trường, Cục Quản lý thị trường tỉnh đã ban hành văn bản số 225/CQLTT-NVTH ngày 10/5/2021 về việc báo cáo hằng tháng việc thực hiện trên hệ thống xử lý vi phạm hành chính và đôn đốc các Đội quản lý thị trường nhập đầy đủ hồ sơ vụ việc kiểm tra thực tế lên hệ thống xử lý vi phạm hành chính đúng nội dung so với hồ sơ gốc.
Theo Phó cục trưởng phụ trách Cục Quản lý thị trường Nam Định, Lê Ngọc An:
Tháng 10, do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đã tác động tiêu cực tới hoạt động sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp và đời sống của nhân dân trên địa bàn tỉnh.
Giá cả một số mặt hàng như xăng dầu, giá vàng, ngoại tệ, lương thực, thực phẩm... tăng nhẹ. Tuy vậy, trên địa bàn tỉnh vẫn duy trì ổn định việc cung cầu hàng hóa, không có hiện tượng đầu cơ, tăng giá bất hợp lý, nhất là các mặt hàng có nhu thiết yếu, phục vụ đời sống người dân.
Với vai trò là cơ quan thường trực Ban Chỉ đạo 389 tỉnh, Cục đã làm tốt chức năng nhiệm vụ trong công tác tham mưu tới lãnh đạo Ban Chỉ đạo 389 tỉnh để triển khai thực hiện các biện pháp đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại trên địa bàn.
Đồng thời, trong tháng, Cục tăng cường công tác quản lý địa bàn; tích cực kiểm tra, kiêm soát thị trường; đơn vị chủ động phối hợp với cơ quan báo chí Trung ươngvà địa phương tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật đối với người dân và triển khai công tác kiểm tra, kết quả xử lý vi phạm hành chính.
Cục tiếp tục chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện các biện pháp phối hợp với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, các nhân để thu thập thông tin về đối tượng có hành vi kinh doanh trái pháp luật, từ đó áp dụng biện pháp nghiệp vụ đấu tranh xử lý có hiệu quả với các đối tượng vi phạm pháp luật trong sản xuất, kinh doanh, đặc biệt là trong môi trường thương mại điện tử.
Thực hiện sự chỉ đạo của Tổng cục Quản lý thị trường và UBND tỉnh, đơn vị chủ động trong công tác thông tin tuyên truyền, nhất là tuyên truyền về tác hại của hàng hóa không bảo đảm chất lượng, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, trong tháng, Cục triển khai ký cam kết với 226 tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, theo kế hoạch đấu tranh phòng chống hàng giả, hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ và hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên địa bàn.
Để đấu tranh có hiệu quả chống buôn lậu, hàng giả, gian lận thương mại và phòng chống dịch Covid-19 trên địa bàn, thời gian tới, Cục Quản lý thị trường tỉnh thực hiện nghiêm túc các kế hoạch chỉ đạo của cấp trên. Đơn vị tập trung làm tốt công tác truyền thông, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan báo chí Trung ương và địa phương làm các phóng sự, đưa tin, bài về công tác chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, gian lận thương mại, an toàn thực phẩm.
Cục đẩy mạnh thực hiện kế hoạch kiểm tra định kỳ năm 2021 đã được phê duyệt bảo đảm hoàn thành 100% chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Đồng thời, đơn vị chủ động thu thập thông tin, áp dụng các biện pháp nghiệp vụ để phát hiện, kiểm tra và xử lý vi phạm đối với các đội tượng có hành vi buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại…”, Phó cục trưởng Lê Ngọc An nhấn mạnh.
Nguyễn Kiên