Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lượng kiều hối năm 2020 khó đạt mục tiêu đề ra

Để phục hồi được lượng kiều hối từ nay cho tới cuối năm quả là rất khó khăn. Bởi dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp tại nhiều quốc gia trên thế giới,khiến cho lượng kiều hối về Việt Nam giảm.

Lượng kiều hối giảm 1,2% so với năm 2019

Theo thống kê mới nhất của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh TP.Hồ Chí Minh cho thấy, trong 7 tháng đầu năm 2020, doanh số kiều hối về TP.Hồ Chí Minh đạt 3 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm trước.

Lượng kiều hối giảm 1,2% so với năm 2019Lượng kiều hối giảm 1,2% so với năm 2019

Nguyên nhân do tác động từ đại dịch Covid-19 khiến nhiều lao động ở nước ngoài mất việc, phải tạm nghỉ ở nhà, hoạt động kinh doanh ngưng trệ, dẫn tới lượng kiều hối chuyển về cho người thân giảm.

Các công ty kiều hối cho biết: Kiều hối trong II quý đầu năm 2020 giảm đáng kể, nhất là từ các thị trường xuất khẩu lao động như Nhật Bản, Đài Loan (Trung Quốc), Hàn Quốc. Kiều hối từ các quốc gia truyền thống như Mỹ, Anh, Canada, Australia...

Thậm chí, theo một số công ty, lượng kiều hối chuyển về đã giảm mạnh, có nơi giảm 50% so với cùng kỳ, do những thị trường kiều hối chủ lực của Việt Nam như Mỹ, Anh, Canada bị ảnh hưởng khá nặng từ Covid-19.

Theo dự báo của các chuyên gia, hiện nay trên thế giới dịch bệnh vẫn chưa có dấu hiệu giảm, trong khi đó, trong nước nguy cơ dịch bùng phát lần thứ hai đang hiện hữu. Do đó, dự báo doanh số kiều hối sẽ tiếp tục giảm trong quý tới và có khả năng giảm 40% so với năm ngoái.

Phân tích về nguyên nhân khiến lượng kiều hối sụt giảm trong thời gian qua, TS. Nguyễn Trí Hiếu chuyên gia tài chính – ngân hàng cho rằng, kiều hối đến từ 2 nguồn, kiều bào định cư ở nước ngoài và lao động ở nước ngoài, trong đó nguồn từ kiều bào chiếm tỷ trọng lớn nhất.

Tuy nhiên từ đầu năm 2020, dịch Covid-19 bùng phát ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là ở các quốc gia có nhiều người Việt sinh sống và làm việc như Nga, Mỹ, Pháp…, trong đó lượng kiều bào ở Mỹ chiếm đến 50% kiều bào đang sinh sống trên toàn thế giới.

Khi bị phải thực hiện cách xã hội hàng loạt cửa hàng nail, nhà hàng, tiệm sửa xe… của kiều bào phải đóng cửa, nên đã ảnh hưởng đến thu nhập, khiến lượng kiều hối chuyển về cho người thân giảm theo.

Không chỉ vậy, dịch bệnh Covid-19 bùng phát và lan rộng tại nhiều quốc gia trên thế giới cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu lao động của Việt Nam. Ngay từ tháng 4, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cũng ra công điện về việc tăng cường thực hiện các biện pháp cấp bách phòng, chống dịch trong đợt cao điểm, trong đó yêu cầu Cục Quản lý lao động ngoài nước chỉ đạo các doanh nghiệp tạm dừng tổ chức xuất cảnh cho người lao động đến khi dịch được khống chế tại các nước trên thế giới. Vì vậy, “người không đi, tiền không về” cũng là một trong những nguyên nhân khiến lượng kiều hối sụt giảm.

Ảnh hưởng từ Covid-19, lượng kiều hối giảm 20%

Ngân hàng Thế giới (WB) dự đoán, lượng kiều hối toàn cầu giảm khoảng 20% do ảnh hưởng từ Covid-19, trong đó khu vực Đông Á và Thái Bình Dương giảm 13%, chủ yếu do sụt giảm dòng tiền từ Mỹ - nguồn kiều hối lớn nhất của khu vực này.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính – ngân hàng, từ nay đến hết năm 2021 bệnh dịch vẫn tác động mạnh tới lượng kiều hối, vì vậy, sẽ không đạt được mức doanh thu của năm 2019. Doanh thu kiều hối phục hồi vào khoảng năm 2022.

“Trên thực tế, quý I, lượng kiều hối chưa bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh, sang quý II bắt đầu có tác động, nhưng quý III và IV sẽ bị ảnh hưởng sâu hơn”, ông Hiếu nhận định.

TS. Nguyễn Trí Hiếu nhận định, diễn biến dịch bệnh vẫn còn diễn biến phức tạp trên thế giới, nên từ nay đến cuối năm tình hình tài chính của kiều bào tác động mạnh. Vì vậy, lượng kiều hối chuyển về Việt Nam năm nay sẽ giảm mạnh từ 10-20%.

“Tình hình kinh tế trên thế giới ngày càng xấu đi, theo báo cáo IMF, kinh tế thế giới năm nay sẽ giảm âm 5%, GDP của Mỹ trong quý II giảm 32,9% trên cơ sở một năm, còn nếu tính từ quý I sang quý II giảm khoảng 9%. Trước tình trạng đó, kiều bào sinh sống ở Mỹ ảnh hưởng rất nhiều”, ông Hiếu đánh giá.

Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng lượng ngoại hối giảm sẽ có tác động đến dự trữ ngoại hối của Việt Nam và khó đạt số lượng như năm ngoái ở mức từ 80-90 tỷ USD.

Hiện nguồn dự trữ ngoại hối đến từ vốn từ nước ngoài vào Việt Nam, vốn vay ODA, vốn vay của Chính phủ, kiều hối, FII. Vì vậy, sự sụt giảm mạnh của lượng kiều hối sẽ khiến dự trữ ngoại hối giảm theo.

Theo các chuyên gia, việc phục hồi lượng kiều hối còn phụ thuộc lớn vào việc phòng chống, kiểm soát được dịch bệnh Covid-19 của các quốc gia trên thế giới. Sau khi dịch kết thúc thì kinh tế các nước vẫn bị ảnh hưởng nặng nề. Do đó, thời gian tới, nếu Mỹ và một số quốc gia kiềm chế được dịch thì việc làm ăn, thu nhập của người dân cũng cần ít nhất 1- 2 năm, tùy theo mức độ khủng hoảng sâu hay nông của các nền kinh tế mới có thể phục hồi.

Trong khi đó, TS. Cấn Văn Lực, gia kinh tế trưởng của Ngân hàng BIDV nhận định, nguồn kiều hối chảy về Việt Nam trong năm 2020 có thể giảm khoảng 10-15% so với năm 2019, nhưng có thể khoảng 15-17%, nếu dịch bệnh tiếp tục có diễn biến xấu.

                                                                                                            Huyền Cao

Bài liên quan

Tin mới

U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?
U23 Việt Nam và U23 Malaysia hôm nay: Chiến binh Sao Vàng cần làm gì để chiến thắng?

U23 Việt Nam sẽ gặp U23 Malaysia tối nay, 20/4. Huấn luyện viên Hoàng Anh Tuấn phải điều chỉnh một vài vấn đề cho U23 Việt Nam để có thể thắng U23 Malaysia ở lượt trận thứ hai, lấy vé tứ kết U23 Châu Á.

Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch
Chiến dịch Điện Biên Phủ, ta tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch

Đại đoàn 308, Đại đoàn 312 quyết tâm đào hào chia cắt sân bay địch xong trước kế hoạch; đồng thời tiến hành đẩy mạnh các hoạt động nhỏ, tăng cường bắn tỉa, đoạt dù tiếp tế của địch.

Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Ưu tiên nguồn lực giám sát các hệ thống thông tin dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Phạm Đức Long ký văn bản đôn đốc, đảm bảo an toàn thông tin mạng dịp lễ 30/4 - 1/5 và 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ gửi tới các bộ, ngành, địa phương; các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, Internet, nền tảng số cùng những tổ chức tài chính, ngân hàng thương mại trên toàn quốc.

Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động
Giá vé máy bay nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5 cao ngất ngưởng, nhiều hãng tăng thời gian hoạt động

Nhằm đối phó với tình trạng thiếu máy bay trong khi nhu cầu đi lại trong dịp lễ 30/4 - 1/5 và mùa hè này tăng mạnh, các hãng hàng không đã xoay xở bằng cách tăng thời gian hoạt động của máy bay, rút ngắn thời gian quay đầu... Tuy nhiên, giá vé bay vẫn cao.

Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?
Khi nào được sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài?

Việc sử dụng căn cước công dân thay hộ chiếu đi du lịch nước ngoài chỉ được thực hiện khi Việt Nam và nước ngoài ký kết thỏa thuận quốc tế cho phép người dân.

Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng
Thời tiết ngày 20/4: Nền nhiệt cả nước tăng

Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, ngày 20/4 Bắc Bộ đêm mưa dông, ngày nắng nóng. Khu vực Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ nắng nóng gay gắt.