Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Lý giải vì sao khối ngoại mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HoSE?

Thị trường chứng khoán chứng kiến "cú đạp sâu" khiến VN-Index rơi 79,33 điểm, xuống 1.379,23 điểm phần nào cho thấy nhà đầu tư cũng hoang mang khi liên tiếp các vụ xử lý sai phạm thời gian qua vì tội thao túng thị trường chứng khoán.

Sau khi liên tiếp “hấp thụ” tin tức tiêu cực trên thị trường, chứng khoán trải qua chuỗi phiên điều chỉnh mạnh từ đầu tháng Tư. Tuần qua, thêm vụ thao túng chứng khoán của “nhóm Louis” bị khởi tố. Thị trường nối dài đà giảm, và phải tới phiên cuối tuần (22/04), VN-Index mới dứt chuỗi giảm mạnh 6 phiên liên tiếp.

Khối ngoại tiếp tục vị thế mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HoSE

Tính chung cả tuần, VN-Index trải qua 04 phiên giảm, 01 phiên tăng, mất đi 79,33 điểm tương đương 5,44% và dừng chân tại mốc 1.379,23 điểm. Giá trị giao dịch trung bình một phiên trên sàn HOSE đạt 23.527 tỷ đồng, tăng 13% so với tuần trước đó nhưng vẫn giảm 3,6% so với mức trung bình 05 tuần gần đây.

Trong tuần thị trường lao dốc trong tâm lý giao dịch bi quan của nhà đầu tư, VCB là bluechips duy nhất có tác động đáng kể bên chiều tăng, với mức đóng góp 2,4 điểm cho VN-Index.

Ở chiều ngược lại, Top 10 mã ảnh hưởng tiêu cực lên chỉ số gọi tên loạt cổ phiếu trụ đến từ nhóm bất động sản, ngân hàng, dầu khí như VHM, GVR, VIC, SHB, CTG, VPB, NVL, PLX, GAS, MBB. Danh mục này đã lấy đi 28,5 điểm của VN-Index.

Trái ngược với diễn biến kém sắc của thị trường chung, dòng vốn ngoại đẩy mạnh mua ròng 2.587 tỷ đồng trên HOS.Tính riêng giao dịch khớp lệnh, họ mua ròng 2.495 tỷ đồng.Top cổ phiếu mua ròng khớp lệnh tuần này của nước ngoài gồm GEX, DXG, NLG, VRE, STB, VNM, VIC, KBC, FUEVFVND, DCM.

Nhóm mua ròng có GEX được Dragon Capital mua ròng mạnh, STB được nước ngoài mua ròng liên tục từ đầu năm đến giờ… còn lại các cổ gồm Fubon mua ròng cổ phiếu Việt Nam. Đáng chú ý, nước ngoài mua ròng liên tiếp những tuần gần phiếu khác đa phần là bất động sản.

Thống kê giao dịch qua kênh khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư. (Nguồn: Thu Thảo tổng hợp).
Thống kê giao dịch qua kênh khớp lệnh theo nhóm nhà đầu tư. Nguồn: Thu Thảo tổng hợp.

Trong tuần các ETFs bao đây cổ phiếu VRE và VNM. Bên cạnh đó, bán ròng tập trung vào VHM, DGC, BVH, SSI, CII, HPG, OCB, PHR, VND, PTB

Đối với nhóm cổ phiếu họ Vingroup, nước ngoài thay đổi trạng thái mua ròng VIC, VRE trong khi họ lại bán VHM.

Nhóm nhà đầu tư cá nhân mua ròng khớp lệnh mạnh nhất DIG, VHM, DGC, VPB, BVH, ngược lại bán ròng khớp lệnh nhiều nhất là FPT, VIC, STB, VNM, MSN. Nhà đầu tư cá nhân bán ròng 5.287 tỷ đồng trên HoSE. Tính riêng khớp lệnh, họ bán ròng 5.161 tỷ đồng.

Tổ chức trong nước mua ròng 2.700 tỷ đồng, tính riêng khớp lệnh họ mua ròng 2.666 tỷ. Top các mã mua ròng FPT, MWG, TCB, MSN, VIC. Họ bán ròng khớp lệnh mạnh nhất DIG, DXG, GEX, VPB, FUEVFVND.

Cổ phiếu ngân hàng giảm xuống 13,36%

Tuần qua, sau khi công ty PVD công bố kế hoạch kinh doanh năm 2022 thì cổ phiếu của PVD bị bán sàn 03 phiên liên tiếp. Tính từ đầu năm PVD đã giảm 21,25% bằng mức giảm 03 phiên gần đây.

Trong tuần, nhóm ngành tăng điểm đáng chú ý là ngân hàng. Nhóm này ghi nhận tỉ trọng giá trị giao dịch giảm xuống 13,36% toàn thị trường, mức thấp nhất trong vòng 03 tuần, chỉ số giá ngành giảm 3,26%. Như vậy, áp lực bán của nhóm ngân hàng đã giảm và nhóm này đã có sự phục hồi trong 02 phiên cuối tuần.

Nhóm cổ phiếu này đã được điều chỉnh đáng kể từ đầu năm. Tính trong vòng 03 tháng, chỉ có 4/27 mã còn tăng điểm, trong vòng 01 tháng chỉ có 01 mã tăng điểm, tính trong vòng 01 tuần cũng chỉ có 01 mã tăng điểm là VCB nhờ mức tăng vào cuối ngày thứ Sáu.

Đáng chú ý, CTG là cổ phiếu vẫn còn giảm điểm tính trong vòng 01 năm. VCB là cổ phiếu tăng điểm mạnh 4,9% ngày thứ Sáu, giúp cho cổ phiếu này tăng 2,49% trong tuần và tăng điểm trở lại trong vòng 01 năm là 3,1%.

Top cổ phiếu tăng điểm trong tuần gồm: VCB, PDR, VJC, SAB với mức tăng từ 1% đến 2,49%. Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là GVR, SSI, POW, VHM, PLX giảm từ 8,4% đến 18%.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là SAM, ASM, SZC, ITA, HNG giảm từ 23% đến 26% cho thấy có lực bán chủ động mạnh nhóm này.

Top cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất là ACL, VSC, DBD, NCT, IBC tăng từ 2% đến 18%.

Cổ phiếu giảm điểm mạnh nhất là FCN, NBB, TVB, APG, HQC, giảm từ 28% đến 30% liên quan đến nhóm Bất động sản, xây dựng và nhóm Trí Việt do tổng giám đốc bị bắt.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đã báo cáo Bộ Chính trị nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương
Đã báo cáo Bộ Chính trị nội dung cơ bản của cải cách chính sách tiền lương

Bộ Nội vụ cùng với các bộ, ngành liên quan hoàn thiện hồ sơ để báo cáo Bộ Chính trị cho ý kiến về các nội dung cơ bản của các cải cách chính sách tiền lương.

Chỉ số giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp
Chỉ số giá lương thực toàn cầu đã tăng tháng thứ hai liên tiếp

Chỉ số giá lương thực toàn cầu của cơ quan lương thực Liên Hợp quốc đã tăng tháng thứ hai liên tiếp trong tháng Tư do giá thịt cao hơn, trong khi giá dầu thực vật và ngũ cốc tăng vượt xa mức giảm của đường và các sản phẩm từ sữa.

Hôm nay, 5 sân bay chính thức triển khai thu phí không dừng
Hôm nay, 5 sân bay chính thức triển khai thu phí không dừng

Từ hôm nay, ngày 5/5, các cảng hàng không lớn trên cả nước chính thức triển khai thu phí tự động không dừng (ETC) tại 5 sân bay gồm: Nội Bài, Cát Bi, Phú Bài, Đà Nẵng và Tân Sơn Nhất.

Hà Nội thu giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nội thu giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc

Đội Quản lý thị trường số 11, Cục Quản lý thị trường Hà Nội vừa phối hợp với Đội 7, PC03, Công an Hà Nội kiểm tra, thu giữ hơn 1,5 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ tại huyện Thanh Oai.

Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng
Ra mắt sách ảnh “Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử” bằng 3 thứ tiếng

Kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật xuất bản cuốn sách ảnh "Điện Biên Phủ - Những khoảnh khắc từ lịch sử".

Kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trên internet
Kinh doanh hàng hóa có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu trên internet

Đội Quản lý Thị trường (QLTT) số 2 thuộc Cục QLTT tỉnh Quảng Bình vừa tiến hành kiểm tra một hộ kinh doanh tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) và phát hiện hàng hóa thời trang có dấu hiệu giả mạo nhãn hiệu.