Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mã LEI giúp doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng gọi vốn quốc tế

Với công ty khởi nghiệp, mã LEI là “chứng minh thư” khi tham gia thị trường vốn và gọi vốn quốc tế, tạo điều kiện minh bạch cho các nhà đầu tư quốc tế tìm hiểu và rót vốn.

Hiện nay, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nằm trong top 3 hệ sinh thái khởi nghiệp sáng tạo năng động nhất khu vực Đông Nam Á, chỉ đứng sau Indonesia và Singapore. Theo kết quả khảo sát thị trường khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam, có 91% người Việt được khảo sát cho biết, họ xem chuyện bắt đầu công việc kinh doanh mới như một cơ hội nghề nghiệp đáng ao ước, 95% có thái độ tích cực với tinh thần khởi nghiệp, làm chủ. Tỷ lệ người Việt có thái độ thích cực với khởi nghiệp cao hơn mức trung bình thế giới, vốn chỉ dừng lại ở 77%.

Bên cạnh đó, 96% người Việt được khảo sát cũng cho rằng, họ hoàn toàn cảm thấy thoải mái với việc tìm kiếm và thu hút khách hàng tiềm năng. 76% người Việt muốn khởi nghiệp “để được độc lập trong kinh doanh và tự chủ trong công việc kinh doanh của mình”… Những con số trên cho thấy sự phát triển mạnh mẽ của doanh nghiệp khởi nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia Việt Nam.

Cùng với sự nỗ lực của các doanh nghiệp, Chính phủ cũng ban hành nhiều chính sách nhằm hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Có thể kể đến như, ngày 18/5/2016, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến 2025” (Quyết định số 844/QĐ-TTg). Đây là văn bản chính sách đầu tiên, bao quát và là nền tảng về chính sách hỗ trợ đối với hoạt động khởi nghiệp ở Việt Nam.

Ngày 07/02/2017, Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) phê duyệt danh mục nhiệm vụ đặt hàng thuộc và quy định tạm thời xử lý hồ sơ tham gia Đề án “Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp quốc gia đến 2025” (Quyết định 3362/QĐ-BKHCN)…

Trên cơ sở đó, các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương cũng ban hành các quyết định, kế hoạch, chương trình về khởi nghiệp và khởi nghiệp sáng tạo, để định hướng, đề ra mục tiêu và giải pháp cơ bản hỗ trợ, thúc đẩy phát triển hoạt động khởi nghiệp.

Bộ KH&CN đã tham gia xây dựng nội dung về hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đầu tư khởi nghiệp sáng tạo từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp tại Nghị định số 76/2018/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ; đề xuất các giải pháp thu hút đầu tư khởi nghiệp sáng tạo trong và ngoài nước tại Công văn số 666/BKHCN-PTTTDN ngày 19/03/2018;…

Theo đánh giá, thời gian qua, hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp đã được triển khai mạnh mẽ ở các cấp, các ngành góp phần hình thành hệ sinh thái khởi nghiệp. Nhiều cộng đồng khởi nghiệp lớn dần hình thành, hoạt động hiệu quả như: Starthub.vn, Twenty.vn, Startup. vn. Một số đơn vị ươm tạo, hỗ trợ khởi nghiệp hình thành trong khu vực tư nhân như: Topica Founder Insititute, 5 Desire, Hatch!Program và khu vực công lập như vườn ươm trong Đại học Bách khoa Hà Nội, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Vườn ươm doanh nghiệp chế biến thực phẩm Hà Nội, Đại học Bách khoa TP. Hồ Chí Minh, Khu Nông nghiệp Công nghệ cao TP. Hồ Chí Minh, Khu Công nghệ Phần mềm Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh…

Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được vẫn tồn tại nhiều hạn chế, trong đó chủ yếu hạn chế về vốn và cơ chế chính sách. Các dự án khởi nghiệp thường bắt đầu bằng nguồn vốn tự có hạn hẹp của các thành viên sáng lập, trong khi khả năng vay vốn ngân hàng hoặc kêu gọi các quỹ đầu tư lại rất thấp. Mặc dù có khá nhiều kênh tài chính khác nhau nhưng thực tế, người khởi nghiệp gặp khó khăn khi thiếu vốn vẫn rất phổ biến. Đồng thời, dù đã có Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/03/2018, của Chính phủ về đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo, nhưng quy định về gọi vốn chưa thực sự rõ ràng.

Đặc biệt, quá trình hỗ trợ cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ngoài việc sử dụng vốn tự có và gọi vốn trong nước, việc gọi vốn quốc tế sẽ cần điều kiện tiên quyết là thông tin minh bạch và định danh duy nhất của doanh nghiệp. Và mã số định danh pháp nhân (LEI) ra đời đã và đang đáp ứng hiệu quả các yêu cầu nêu trên.

Với công ty khởi nghiệp, mã LEI là “chứng minh thư” khi tham gia thị trường vốn và gọi vốn quốc tế
Với công ty khởi nghiệp, mã LEI là “chứng minh thư” khi tham gia thị trường vốn và gọi vốn quốc tế.

Mã số định danh pháp nhân (LEI - Legal Entity Identifier) ra đời trên cơ sở đáp ứng yêu cầu về việc định danh đơn vị pháp nhân tham gia trong giao dịch tài chính nhằm minh bạch thông tin của bên tham gia, đồng thời tạo điều kiện cho việc thống kê, báo cáo hoạt động và tình trạng tài chính của các bên trong thị trường tài chính toàn cầu. Mã LEI là một loại mã số giúp định danh đơn nhất đơn vị pháp nhân trên phạm vi toàn cầu và được quản lý và cấp bởi Tổ chức Toàn cầu quản lý mã số định danh pháp nhân (GLEIF - Global Legal Entity Identifier Foundation).

Với các công ty khởi nghiệp, mã LEI là chứng minh thư khi tham gia thị trường vốn và gọi vốn quốc tế tạo điều kiện minh bạch về doanh nghiệp hỗ trợ cho các nhà đầu tư quốc tế tìm hiểu và rót vốn.

Với cơ quan quản lý xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thì việc hỗ trợ ban đầu cho các startup Việt vươn ra quốc tế thông qua hỗ trợ thông tin về mã định danh, tính minh bạch và một phần chi phí đăng ký ban đầu sẽ tiếp sức để ngày càng nhiều hơn các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công đóng góp vào sự phát triển chung của cộng đồng và xã hội.

Ở Việt Nam đã có hơn 200 doanh nghiệp đăng ký và sử dụng mã LEI, trong đó đa phần là các ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm, tổ chức tài chính (67%), tổ chức hoạt động trong lĩnh vực thương mại điện tử (17%) và startup, NGO nhận vốn đầu tư từ nước ngoài (16%).

Trung tâm Mã số mã vạch Quốc gia (MSMV) trực thuộc Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng (Bộ Khoa học và Công nghệ) được giao là đại diện Tổ chức thành viên của Tổ chức Mã số mã vạch quốc tế (GS1 toàn cầu) và được gọi là GS1 Việt Nam. Từ ngày 01/01/2021, Trung tâm MSMV Quốc gia trở thành đơn vị cấp mã định danh pháp nhân thuộc hệ thống của Tổ chức toàn cầu quản lý mã số định danh pháp nhân (GLEIF - Global Legal Entity Identifier Foundation). Từ đầu năm 2022, Trung tâm sẽ tiếp nhận hồ sơ và cung cấp mã LEI tại Việt Nam, giúp doanh nghiệp giảm chi phí do không phải đăng kí thông qua đơn vị cấp phát mã LEI ở nước ngoài và có thể được nhận hỗ trợ tốt nhất. Các doanh nghiệp tổ chức có thể thực hiện đăng ký và sử dụng mã LEI bằng giao diện tiếng Việt tại website: https://www.lei.direct/vi/#/?_k=q2yf9r

Hà Thủy

Bài liên quan

Tin mới

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do
Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.

Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp
Bắc Giang tìm giải pháp gỡ khó đầu tư hạ tầng khu công nghiệp

Ngày 24/4, đồng chí Phan Thế Tuấn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang chủ trì buổi làm việc về tình hình triển khai các dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp (KCN) trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Cùng dự có thành viên Tổ công tác triển khai thực hiện các KCN thành lập giai đoạn 2022-2025.

Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024
Bình Liêu - Quảng Ninh: Đặc sắc Hội Soóng cọ năm 2024

Ngày 24/4, tại xã Húc Động, huyện Bình Liêu Hội Soóng, tỉnh Quảng Ninh cọ đã diễn ra sôi nổi với nhiều hoạt động đặc sắc và hấp dẫn.

Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng
Vụ sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả: Khởi tố, bắt giam thêm một đối tượng

Liên quan đến vụ án sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả, Cơ quan CSĐT Công an TP. Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam thêm một đối tượng về hành vi sản xuất thực phẩm bảo vệ sức khỏe chống đột quỵ giả.

Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu
Cục Hải quan tỉnh Quảng Ninh bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu

Chiều ngày 24/4, tại thành phố Móng Cái, Cục Hải quan tỉnh tổ chức Hội nghị đối thoại với doanh nghiệp bàn giải pháp thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu (XNK) biên giới và phát triển đại lý hải quan trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh năm 2024.