Ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Masan Group chia sẻ: Từ 2/2017, cuộc khủng hoảng giá heo đã ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của công ty thành viên Masan Nutri-Science (Hose: MNS), khiến cho doanh thu của Masan Group giảm đi.

Tuy nhiên, do Masan luôn chủ động trong chiến lược kinh doanh, cũng như tập trung đầu tư mạnh vào các chuỗi cung ứng khép kín, nên doanh thu thuần của Masan Group vẫn luôn giữ được tăng trưởng ổn định ở mức 8.274 tỷ đồng trong quý I/2018,

Masan Group tham vọng mở rộng thị phần tại khu vực Đông Nam Á - Hình 1

Mục tiêu trong 5 năm, MSN sẽ không ngừng mở rộng thị phần đến các quốc gia khu vực Đông Nam Á (Ảnh:Bảo Lan)

Lợi nhuận sau thuế (ABITDA) hợp nhất cũng đạt tăng trưởng 39,9% lên 2.606 tỷ đồng trong quý I/2018 so với mức 1.863 tỷ đồng của cùng kỳ năm 2017. Nhờ vào việc quản lý hiệu quả chi phí quản lý và bán hàng. Cụ thể, chi phí quản lý và bán hàng theo doanh thu từ 19,3% trong quý I/2017 giảm còn 17% trong quý I/2018.

Ngoài ra, mức tăng trưởng ABITDA cao, cũng nhờ vào tăng trưởng từ các lĩnh vực kinh doanh với biên lợi nhuận cao. Trong đó, Techcombank (Hose: TCB) tiếp tục đạt tăng trưởng ấn tượng, khi lợi nhuận trước thuế đạt 2.569 tỷ đồng, tăng gấp đôi so với mức 1.325 tỷ đồng so cùng kỳ 2017.

Lợi nhuận thuần phân bổ cho cồ đông của công ty cũng tăng 3,4 lần trong quý I/2018 so với quý I/2017 lên mức 816 tỷ đồng và biên đô lợi nhuận tăng 9,8% trong quý I/2018 so với mức 2,8 của cùng kỳ năm 2017, chủ yếu nhờ vào việc vận hành hiệu quả và giảm chi phí tài chính thuần.

Bên cạnh đó, các công ty thành viên khác như Masan consumer Holdings (Hose: MCH) cũng đạt tăng trưởng doanh thu thuần 78,3% và EBITA đạt 417,4% trong quý I/2017 và Masan Resources (Hose: MSR) cũng đạt con số ấn tượng về doanh thu thuần và lợi nhuận nhờ vào vonfram tăng cao, cũng như hiệu quả hoạt động được cải thiện.

Đồng thời, “Masan cũng kỳ vọng doanh thu toàn Group sẽ tăng trưởng trở lại vào quý  2/2018, khi giá heo cũng đang tăng trở lại lên 40.000 đồng/kg và đưa Masan Nutri-Science (Hose: MNS) sẽ đạt mục tiêu đặt ra”. Ông Quang cho hay thêm.

Trên cơ sở đó, Masan Group cũng đặt ra chiến lược mục tiêu cho 3 quý cuối của năm 2018. Cụ thể, doanh thu thuần sẽ tăng 25%, từ 37.612 (2017) lên 47.000 tỷ đồng (2018) và EBITA tăng 27%, từ 9.397 (2017) lên 11.900 tỷ đồng (2018); Trong đó, Masan Consumer Holdings từ 13.526 lên 19.500 tỷ đồng; Masan Nutri-Science tu7218.690 lên 19.500 tỷ đồng và Masan Resources từ 5.405 lên 8.000 tỷ đồng.

Masan Group tham vọng mở rộng thị phần tại khu vực Đông Nam Á - Hình 2

Những thực phẩm tiện lợi - sản phẩm cốt lõi của MSN, dự báo sẽ tăng doanh thu đến 50% vào 3 quý/2018 (Ảnh:Bảo Lan)

Theo đó, Masan Group cũng tiếp tục hoàn thiện và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ có nhãn hiệu, chất lượng và giá trị vượt trội, như: thực phẩm tiện lợi (Mì ăn liền, nước tương, nước mắm, tương ớt), đồ uống không cồn (Bia, nước ngọt), thịt chế biến, cà phê rang – xay, sản phẩm chăm sóc cá nhân, sữa & dược phẩm ... 

Đại diện phía Masan cho biết, các sản phẩm này sẽ đưa các sản phẩm ra thị trường vào quý IV/2018 và dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng từ 20-50%. Trong đó cà phê rang – xay, pha phin và đồ uống sẽ tăng mạnh đến 50%; Các sản phẩm mỳ ăn liền có nguồn gốc từ bột mì, gạo như mì omachi cũng sẽ tăng 22%.

Ngoài ra, với tham vọng là công ty kinh doanh hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng lớn nhất và thành công nhất tại Đông Nam Á giai đoạn 2018-2020. Nên ngay thị trường trong nước, Masan đã đột phá khi đưa ra những chiến lược mục tiêu táo bạo bán hàng đến người tiêu dùng, bằng việc “Mỗi ngày, mỗi người tiêu dùng Việt Nam đều sử dụng các sản phẩm và hàng hoá dịch vụ của Masan”.

Đồng thời, Masan cũng đã lên kế hoạch “tấn công” mở rộng thị phần ra nước ngoài. và trước mắt, quý IV/2018 sẽ tung sản phẩm nước mắm cao cấp vào thị trường Thái Lan và trong kế hoach 5 năm, còn có các sản phẩm khác như nước tương, cà phê, tương ớt.. và theo đại diện Masan, về lâu dài Thái Lan sẽ là một thị trường mà Masan hướng tới và một số thị trường khác trong khu vực Đông Nam Á.

Chiều cùng ngày, Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng (Masan Consumer Holdings ) cũng đã tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2018. Theo đó, một loạt các chiến lược đã được MCH đưa ra và thông qua cổ đông như: doanh thu thuần sẽ tăng trưởng 2 con số trong quý và lợi nhuận sẽ tăng sau thuế 20-80%.

Là công ty thành viên với những sản phẩm chủ chốt của Masan Group, MCH đã không ngừng tập trung phát triển những sản phẩm cốt lõi để tạo doanh thu ấn tượng, như nước mắm năm 2016 doanh thu là 4% và quý I/2018 đã là 15%, mì omachi năm 2017 đạt 3%, thì quý I/2018 đã tăng 8% và việc ra mắt mì sợi cao cấp vào quý 3/2018 sẽ đưa lợi nhuận ngành hàng này tăng trương vược bậc đến 90% vào 3 quý còn lại của năm 2018.

Để đạt được mục tiêu trê, ông Trịnh Công Thắng – Tổng giám đốc MCH cho biết: "MCH sẽ tập trung đầu tư mạnh vào ngành hàng tiêu dùng là thế mạnh của MSN nói chung và MCH nói riêng, nhằm phát triển và tạo ra những sản phẩm hàng hóa có giá trị gia tăng, chất lượng và thương hiệu. Đồng thời, hướng tới việc giảm chi phí sản xuất, nâng cao hiệu quả quản lý, từ đó giảm nợ và tăng doanh thu, nhằm hướng tới là một trong những doanh nghiệp đứng đầu trong ngành hàng tiêu dùng tại thị trường Việt Nam".

Bảo Lan