Trước khi diễn ra cuộc bầu cử Tồng thống Pháp vào ngày 23/4, quốc gia này đã bắt tay vào việc tiến hành nhiều biện pháp để ngăn chặn sự quấy nhiễu đến từ các thế lực bên ngoài.

Mối lo ngại xung quanh cuộc bầu cử Tổng thống Pháp - Hình 1

Hình minh họa

Họ đã bắt đầu tăng cường dấu chân an ninh mạng giữa những lo ngại về việc hacker Nga sẽ gây cản trở cuộc bầu cử sắp tới.

Jean-Yves Le Drian - Bộ trưởng quốc phòng Pháp cho biết, cơ quan tình báo Pháp đã cố gắng rút ra những bài học từ những cáo buộc làm rung chuyển cuộc bầu cử Mỹ.

Ông cũng cho biết thêm, mỗi năm, hệ thống máy tính của Bộ Quốc phòng thường bị tấn công nhiều gấp đôi so với những địa chỉ khác. Thực tế, năm 2016 Pháp đã chặn 24.000 vụ tấn công từ bên ngoài.

Các cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã bị cáo buộc là âm mưu do Moscow, và để rò rỉ email đến mọi người dân. Mặc dù Tổng thống đắc cử Donald Trump đã bác bỏ thông tin cáo buộc Nga trong các cuộc tấn công không gian mạng, nhưng Pháp vẫn đặt ra nhiều vấn đề lo ngại.

Người Pháp càng thận trọng hơn sau vụ tấn công của tổ chức nhà nước Hồi Giáo vào kênh truyền hình nổi tiếng của Pháp TV5 Monde khiến cho toàn bộ hệ thống đóng băng trong vòng 5h. Các nhà điều tra Pháp đã gợi ý rằng Nga đứng đằng sau các cuộc tấn công không gian mạng. Cuộc tấn công này, mà ban đầu được liên kết với Nhà nước Hồi giáo, sau này được biết đến đã được thực hiện bởi các tin tặc Nga.

Theo BBC, các tin tặc sử dụng các phần mềm độc hại nhắm mục tiêu cao để tháo ghỡ các hệ thống của trạm truyền hình.

Theo ông Lê Drian, quân đội Pháp sẽ có khoảng 2600 chuyên gia an ninh mạng (còn gọi "chiến binh mạng") vào năm 2019. Họ sẽ được hỗ trợ bởi 600 chuyên gia máy tính khác.

Guillaume Poupard, người đứng đầu Cơ quan An ninh hệ thống thông tin quốc gia, cho biết: vấn đề này cần phải được thừa nhận. Những kẻ tấn công đã ảnh hưởng cuộc bầu cử Mỹ cũng có thể lặp lại một lần nữa với Pháp. Vì vậy, Pháp phải luôn trong tư thế sẵn sàng để chống lại mối đe dọa này.

Đặc biệt, mỗi quan hệ giữa Pháp và Nga cũng không thân thiết kể từ sau khi Nga sáp nhập Crimea trong năm 2014 cũng như vai trò của nó trong cuộc xung đột Syria. Hơn nữa, Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng đã hủy bỏ việc bán tàu chiến cho Nga.

Theo Telegraph, hai ứng cử viên tại Pháp, trung hữu Francois Fillon và ứng cử viên cực hữu Marine Le Pen muốn xây dựng mối quan hệ gần gũi hơn với Nga.

Giang Trần – An Du