Giám đốc Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội - Phạm Quang ThịnhGiám đốc Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, Phạm Quang Thịnh

Khó khăn không chùn bước

Xuất ngũ trở về địa phương, ông Phạm Quang Thịnh được nhận vào làm việc tại Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội. Đến nay, sau 38 năm công tác, ông trải qua nhiều vị trí với 4 đơn vị trực thuộc của Sở.

Từ 1/1984 – 4/1994, ông là PGĐ Trung tâm Nuôi dưỡng người già và trẻ tàn tật; năm 1994 đến 2002, được tín nhiệm giữ chức vụ GĐ Trung tâm Bảo trợ xã hội 4; tháng 10/2002 – 8/2014, chuyển công tác làm GĐ Trung tâm Giáo dục lao động số 5 (nay là Trung tâm Quản lý sau cai nghiện ma tuý số I Hà Nội). Tháng 9/2014, ông Phạm Quang Thịnh được điều động và bổ nhiệm giữ chức vụ GĐ Khu điều dưỡng tâm thần Hà Nội cho đến bây giờ.

Ông Thịnh chia sẻ:

“Ngày đầu đặt chân đến đơn vị, cứ tưởng tượng cái cảm giác rời xa đơn vị cũ với cơ ngơi khá khang trang, đầy đủ trang thiết bị làm việc, phong cách làm việc kỷ cương, kỷ luật chuyên nghiệp để đến nhận nhiệm vụ ở một đơn vị cái gì cũng thiếu thì như thế nào...

Nhìn các khu nhà ở của bệnh nhân cũ kỹ, xuống cấp; trang thiết bị làm việc thiếu thốn; lề lối phong cách làm việc của cán bộ chưa chuyên nghiệp; hệ thống quy chế hầu như chưa hoàn thiện. Đời sống bệnh nhân còn nhiều thiếu thốn, nơi ăn, nơi nghỉ của cán bộ không có. Thú thực, trước tình cảnh đó, tôi có phần nản lòng...”.

Cơ sở hạ tầng sập sệ, cũ kỹCơ sở hạ tầng sập sệ, cũ kỹ

Gia đình bệnh nhân khi lên thăm người nhà phải ngồi dưới gốc cây vì chưa có khu vực tiếp dânGia đình bệnh nhân khi lên thăm người nhà phải ngồi dưới gốc cây, vì chưa có khu vực tiếp dân

Trang phục hàng ngày của bệnh nhân lộn xộn, thiếu thốnTrang phục hàng ngày của bệnh nhân lộn xộn, thiếu thốn

Nói là nói vậy. Bởi lẽ, với vai trò của người đứng đầu đơn vị có 200 cán bộ, nhân viên và gần 700 bệnh nhân - đã không cho phép một người lãnh đạo từng trải và kinh nghiệm dừng bước.

Bằng ý thức trách nhiệm với đơn vị, với ngành lao động - thương binh và xã hội Hà Nội, ông đã lãnh đạo tập thể cán bộ đơn vị đoàn kết, quyết tâm thay đổi toàn diện, xây dựng môi trường làm việc “văn minh – chuyên nghiệp – thân thiện”.

Thay đổi cảnh quan môi trường

Ngay sau khi đơn vị được đổi tên, xác định lại chức năng, nhiệm vụ, ông Thịnh coi việc thay đổi cảnh quan môi trường là việc đầu tiên cần phải làm ngay và làm một cách quyết liệt.

Chỉ trong thời gian chưa đầy 3 tháng, toàn bộ diện tích vườn vải, vườn mít um tùm, già cỗi được chặt bỏ và thay vào đó là vườn rau sạch, do chính các cán bộ, nhân viên trung tâm cùng với những bệnh nhân tâm thần đang trong giai đoạn thuyên giảm chung tay tạo lên. Đó vừa là phương pháp lao động trị liệu, vừa là nguồn cung cấp rau sạch tại chỗ cho bữa ăn hàng ngày của những người bệnh.

Hệ thống 2 bên đường nội bộ được trồng thêm nhiều cây xanh mới, cổng chính và khu nhà được xây dựng khang trang, hiện đại hơn. Nơi ăn ở của bệnh nhân được cải tạo, trang trí sạch sẽ, gọn gàng.

Ai đến cũng có thể cảm nhận sự "thay da, đổi thịt" không chỉ môi trường cảnh quan bên ngoài, mà sự thay đổi đó còn được cảm nhận thông qua những nét mặt vui tươi, hồ hởi của cán bộ, nhân viên và bệnh nhân nơi đây. 

(Ảnh cảnh quan môi trường, vườn rau xanh, sạch, đẹp....)Cảnh quan môi trường, vườn rau xanh, sạch, đẹp....Cảnh quan môi trường, vườn rau xanh, sạch, đẹp....

Tạo niềm tin và sự gắn bó...

Đảm bảo chế độ, chăm lo đời sống cho 200 cán bộ, nhân viên và lao động hợp đồng - là một áp lực rất lớn đối với vai trò người đứng đầu.

Cán bộ, nhân viên, đa phần ở xa trung tâm, đến giờ nghỉ trưa không có nơi ăn, chỗ ở, trong khi công việc phục vụ bệnh nhân mang tính đặc thù, nhưng chế độ phụ cấp chưa tương xứng, nguồn thu nhập tăng thêm hàng năm ít ỏi...

Nhận thấy được sự vất vả, thiếu thốn của cán bộ, nhân viên trung tâm, ông Thịnh đã báo cáo, đề xuất với Ban giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội Hà Nội, theo đó, xây dựng cơ chế báo cáo UBND Thành phố áp dụng mức phụ cấp tương ứng với cán bộ làm việc tại các bệnh viện tâm thần.

Từ đó, mức lương và phụ cấp cho cán bộ, nhân viên tăng từ 4 triệu đồng lên 6 triệu đồng/người/ tháng. Bên cạnh đó, từ nguồn kinh phí sửa chữa nâng cấp cơ sở vật chất hàng năm, ông ưu tiên tập trung nguồn kinh phí cải tạo khu nhà công vụ, nâng cấp sửa chữa, làm mới khu nhà ăn tập thể cho cán bộ.

Bằng các giải pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, đẩy mạnh hoạt động tăng gia chăn nuôi, nâng cao chất lượng phục vụ theo hướng tự cung, tự cấp, từ đó tạo nguồn thu nhập tăng thêm cuối năm đạt bình quân 30 triệu đồng/người.

Nhờ đó, nâng cao thu nhập, ổn định nơi ăn, chốn ở, tạo niềm tin và sự gắn bó với nghề, với trung tâm của cán bộ, nhân viên.

Nâng cao chất lượng phục vụ

Với quan điểm “Có bệnh nhân mới có công việc của cán bộ”, Giám đốc đẩy mạnh thay đổi toàn diện công tác chăm sóc, phục vụ bệnh nhân. Song song đó, đề nghị đầu tư xây mới khu bếp chế biến với hệ thống lò hơi, nồi hơi hiện đại, đảm bảo chế biến phục vụ cho 800 bệnh nhân.

Vật dụng, bát ăn của bệnh nhân được thay mới bằng các khay ăn; thực phẩm, từ chỗ mua bên ngoài, nay được thay thế bằng cơ chế tự cung, tự cấp. Toàn bộ rau xanh, thực phẩm được nuôi trồng tại đơn vị, cung cấp cho bữa ăn bệnh nhân, do đó, chế độ cho bênh nhân tăng lên đáng kể.

Nơi ở của bệnh nhân được đầu tư cải tạo, sửa chữa nâng cấp toàn bộ; giường bệnh được thay thế bằng giường inox. Trang phục bệnh nhân được thay thế đồng phục; từng bữa ăn, giấc ngủ của bệnh nhân được giám sát chặt chẽ. Trật tự, nội vụ của bệnh nhân được sắp xếp gọn gàng, sạch sẽ, tuyệt đối không có mùi hôi và ẩm ướt.

Công việc giữ gìn vệ sinh môi trường, nơi ở của bệnh nhân đươc gắn trách nhiệm cá nhân, đồng thời là hoạt động thi đua giữa các tổ chăm sóc, quản lý bệnh nhân, được kiểm tra, giám sát thường xuyên hàng ngày bằng chế độ kiểm tra chéo nội bộ.

Từ những hoạt động thiết thực hướng vào chăm sóc bệnh nhân, coi đời sống và sức khỏe bệnh nhân là trung tâm, là sản phẩm, là kết quả của nhiệm vụ tại các vị trí - đã đem lại cho bệnh nhân một môi trường sống sạch, nếp sinh hoạt văn minh, sức khỏe ổn định.

Giường phòng bệnh nhân ngăn nắp và sạch sẽGiường phòng bệnh nhân ngăn nắp và sạch sẽ

Làm việc kỷ cương - chuyên nghiệp

Tác phong làm việc theo lối cũ, đã ăn sâu vào tiềm thức của cán bộ, nhân viên tại đơn vị suốt 30 năm. Vì thế, để thay đổi được quan điểm, tác phong làm việc theo hướng tư duy hiện đại, thì đó không phải là chuyện một sớm, một chiều.

Các bước tiến hành thay đổi, cần hết sức thận trọng, nhưng phải quyết liệt nhằm tạo chuyển biến để tập thể cán bộ, nhân viên nhận thức rõ trách nhiệm của bản thân, chung tay xây dựng môi trường làm việc mới.

Để thực hiện được điều đó, Ban giám đốc, trong đó ông Thịnh đã trực tiếp rà soát lại các văn bản pháp quy thuộc lĩnh vực ngành, căn cứ xây dựng đề án đổi tên, xác định lại chức năng nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy đơn vị để xứng tầm với quy mô hoạt động, cũng như chức năng nhiệm vụ của đơn vị.

Sau khi đơn vị chính thức đổi tên từ Khu điều dưỡng tâm thần Hà Nội thành Trung tâm Chăm sóc và Nuôi dưỡng người tâm thần Hà Nội, đơn vị gồm Ban giám đốc và 7 phòng chức năng, để quản lý toàn diện hoạt động của đơn vị.

Tiếp tục xây dựng, lấy ý kiến góp ý toàn diện của cán bộ, nhân viên và biểu quyết thông qua ban hành hệ thống các quy chế, quy định: Quy chế làm việc, Quy chế kỷ luật, Quy chế đánh giá, xếp loại và bình xét thi đua, Quy chế văn hóa công sở, Quy chế dân chủ cơ sở… và hệ thống các quy định về chức năng nhiệm vụ các phòng chức năng; quy định hệ thống các văn bản phục vụ cho hoạt động hành chính, tiếp dân của đơn vị.

Hệ thống quy chế, quy định được Ban giám đốc quán triệt, hướng dẫn và áp dụng triệt để, các trường hợp vi phạm quy chế, quy định được xử lý nghiêm túc, đánh giá xếp loại công bằng khách quan.

Để việc thực hiện Quy chế không trở thành công việc “đánh trống bỏ rùi”, Giám đốc quyết định thành lập Tổ kiểm tra công vụ, Tổ kiểm tra, kiểm soát thủ tục hành chính duy trì chế độ kiểm tra hằng tháng về ý thức chấp hành nội quy, quy chế của đơn vị, quy định của ngành và việc duy trì các hoạt động chế độ hành chính của các tập thể, cá nhân trong toàn đơn vị.

Từ hoạt động kiểm tra thường xuyên, đã phát hiện xử lý kịp thời các vi phạm của cán bộ, nhân viên, các vi phạm đó được đưa vào đánh giá xếp loại mức độ hoàn thành nhiệm vụ hàng tháng.

Việc đánh giá kịp thời, công bằng và nghiêm túc - đã tạo nên ý thức trách nhiệm trong công việc, kỷ cương nền nếp trong thực hiện nhiệm vụ công vụ của tập thể đơn vị.

Đoàn kết, đổi mới để phát triển

Giường phòng bệnh nhân ngăn nắp và sạch sẽ

Trên cương vị Bí thư Đảng ủy, GĐ Trung tâm, ngay từ những ngày đầu tiếp nhận công việc tại Trung tâm, ông Phạm Quang Thịnh đã coi trọng việc thực hiện quy chế dân chủ trong nội bộ đơn vị.

Với những cọ sát, trải đời, trải nghề, ông khẳng định chỉ có dân chủ, công khai, minh bạch trong mọi hoạt động của đơn vị mới tạo được sự đoàn kết, thống nhất trong tập thể, tạo động lực thúc đẩy ý thức, trách nhiệm làm việc của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

Với quan điểm và phong cách làm việc sát sao, ông đã kiến tạo một nền móng vững chắc để xây dựng một tập thể “đoàn kết, dân chủ, kỷ luật, kỷ cương, tình thương, trách nhiệm”.

Sự dân chủ, đổi mới của người đứng đầu đơn vị đã đem đến một tư duy mới, phong cách mới, tạo nên tinh thần nhiệt huyết của tập thể cán bộ, nhân viên Trung tâm. Chính vì vậy, bất kỳ chủ trương lãnh đạo, chỉ đạo của Thủ trưởng đơn vị, khi được triển khai đều được tập thể cán bộ, nhân viên đơn vị quyết tâm thực hiện một cách mạnh mẽ, quyết liệt và đem lại hiệu quả cao nhất.

Thời gian công tác không còn nhiều, nhưng trong con người giám đốc này, vẫn canh cánh nỗi niềm, băn khoăn. Ông mong sao, những thành quả hôm nay - sẽ được tiếp tục phát huy toàn diện, kiến tạo đơn vị thành một mô hình chăm sóc và nuôi dưỡng người tâm thần tốt hơn nữa, nơi thành phố gửi gắm niềm tin...

Linh Tuệ