Mỹ sẽ tăng thuế đối với xe điện Trung Quốc lên 100% vào cuối năm nay, tăng từ mức 25% hiện nay.
Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) đã áp dụng mức thuế cao hơn đối với xe điện nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm chống lại khả năng cạnh tranh mà họ tin rằng những khoản trợ cấp đó có thể mang lại. EU cũng hy vọng động thái này sẽ giải quyết tình trạng dư thừa năng lực công nghiệp của Trung Quốc đang tràn ngập EU.
Các mức thuế cao hơn của EU đã có hiệu lực vào thứ Sáu (ngày 5/7) và sẽ đưa ra quyết định cuối cùng sau 4 tháng khi các cuộc đàm phán chuyên sâu tiếp tục. Ngành ô tô Đức đã yêu cầu giảm thuế vì lo ngại sự trả đũa trên diện rộng mà Trung Quốc đề cập.
Tập trung sang các thị trường khác
Tiến sĩ John Quelch, Phó hiệu trưởng điều hành tại Đại học Duke Kunshan ở Trung Quốc cho biết, mặc dù thị trường châu Âu và Mỹ rất quan trọng nhưng chúng không phải là những thị trường duy nhất.
Ông nói thêm rằng có “rất nhiều cơ hội” để thị trường xuất khẩu xe điện và hoạt động sản xuất của Trung Quốc phát triển ra nước ngoài.
Tiến sĩ Li Fang, Giám đốc quốc gia của Viện Tài nguyên Thế giới Trung Quốc cho biết, ngoài việc bán sản phẩm của mình cho các thị trường mới nổi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc đã bắt đầu thiết lập sản xuất tại các khu công nghiệp địa phương để tránh những rào cản không cần thiết.
Chẳng hạn, BYD đã khai trương nhà máy xe điện đầu tiên ở Thái Lan vào thứ Năm (4/7), nhà máy đầu tiên của BYD ở Đông Nam Á.
Tiến sĩ Fang cho biết, việc thành lập cơ sở sản xuất ở các nước đang phát triển cũng giúp ích cho quá trình chuyển đổi xe điện của họ. Sự hợp tác có thể gồm rộng rãi các quốc gia ở châu Phi, châu Á và châu Mỹ Latinh, nhiều quốc gia khác nhau đôi khi được mô tả là “đang phát triển”hoặc “kém phát triển”.
Tiến sĩ Quelch cũng chỉ ra rằng, Trung Quốc có thể hợp tác với các nước có ngành sản xuất ô tô như Mexico.
Năm ngoái, Trung Quốc đã xuất khẩu hơn 4 triệu ô tô, trở thành nước xuất khẩu ô tô lớn nhất thế giới. Trong số đó, khoảng 1,2 triệu ô tô là xe điện.
Tỷ lệ sử dụng xe điện trong nước cũng cao, với việc Trung Quốc chỉ chiếm dưới 60% số xe điện được đăng ký trên toàn cầu.
Một số nhà phân tích cho biết các rào cản thương mại nhằm mục đích giúp các nhà sản xuất ô tô truyền thống của Mỹ và châu Âu có thêm thời gian để bắt kịp các đối tác Trung Quốc.
Ngoài ra, chính trị trong nước cũng có liên quan, đặc biệt là với cuộc bầu cử tổng thống sắp diễn ra ở Mỹ vào tháng 11.
Tiến sĩ Quelch cho biết, các công ty của Mỹ rất quan trọng xét từ quan điểm chính trị.
Ông lưu ý: “Các công nhân trong các nhà máy ô tô đó đều ở các bang quan trọng trong cuộc bầu cử tổng thống sắp tới…Vì vậy, đừng mong đợi sẽ thấy bất kỳ động thái nào liên quan đến việc nới lỏng những động thái với Trung Quốc cho đến năm 2025”.
Tuy nhiên, khi Trung Quốc tìm kiếm các thị trường thân thiện hơn, chi phí cho việc tách rời như vậy có thể là một trở ngại trong nỗ lực toàn cầu khẩn cấp nhằm giảm lượng khí thải carbon trong vận tải và sử dụng năng lượng bền vững hơn.
Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), vận tải đường bộ chiếm khoảng 1/6 lượng khí thải toàn cầu.
Liên Hợp quốc đã đặt mục tiêu tăng đáng kể tỷ trọng năng lượng tái tạo trong cơ cấu năng lượng toàn cầu vào năm 2030.
Tiến sĩ Keyu Jin, Phó giáo sư kinh tế tại Trường Kinh tế và Khoa học Chính trị Luân Đôn cho biết: “Chúng ta thực sự nên khuyến khích đầu tư nhiều hơn… và giảm bớt chủ nghĩa bảo hộ trong những lĩnh vực này”.
Bà cho biết, Trung Quốc có thể làm nhiều hơn nữa để đầu tư trực tiếp vào châu Âu - điều này sẽ mang lại lợi ích không chỉ cho cả hai bên mà còn cho cả thế giới.
Ngoài ra, chi phí cao hơn để sử dụng năng lượng như vậy mà không có các lựa chọn thay thế rẻ hơn của Trung Quốc sẽ làm tăng chi phí chuyển đổi cho các quốc.
Hà Trần (t/h)