Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ đưa 2 tàu chiến đến sát Hoàng Sa kiểm soát hoạt động

Hải quân Mỹ vừa điều 2 tàu chiến đi lại giữa các đảo thuộc quần đảo Hoàng Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp). Sau đó, Trung Quốc thể hiện thái độ không hài lòng.

 

Tàu khu trục USS Higgins mang theo tên lửa hành trình - Ảnh: Internet

Cụ thể, tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Higgins và tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường Antietam đã đi vào phạm vi 12 hải lý của nhiều thực thể ở Hoàng Sa. Theo Reuters, hai tàu lần lượt đi qua đảo Cây, đảo Linh Côn, đảo Tri Tôn và đảo Phú Lâm.

Trong phản ứng hôm Chủ nhật 27.5, Bộ Quốc phòng Trung Quốc lu loa rằng hành động của tàu hải quân Mỹ "trái với luật pháp quốc tế, vi phạm chủ quyền của Trung Quốc, làm tổn hại đến chiến lược tin cậy nhau của hai quân đội"... Phản ứng này hết sức khôi hài vì bản thân Trung Quốc không hề có chủ quyền ở Hoàng Sa vì quần đảo này thuộc chủ quyền Việt Nam và đang bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Trước thái độ phản ứng của Bộ Quốc phòng Trung Quốc, Lầu Năm Góc không bình luận nhiều mà chỉ khẳng định đây là hoạt động bình thường. Trước đó, Mỹ cũng nhiều lần khẳng định sẽ cho hải quân thực hiện quyền tự do hàng hải trên Biển Đông như cách để bác bỏ yêu sách vô lý của Trung Quốc tại vùng biển nhộn nhịp này.

Hành động của tàu chiến Mỹ trên Biển Đông vừa qua tiếp tục thể hiện thái độ cứng rắn của Washington với Bắc Kinh trong thời gian gần đây. Như báo điện tử Một Thế Giới phân tích, khi Mỹ đã không còn cần đến ảnh hưởng của Bắc Kinh trong vấn đề bán đảo Triều Tiên thì Mỹ sẽ cứng rắn hơn với mọi hành động của Trung Quốc trên mọi phương diện trên bàn cờ thế giới, dù là cuộc chiến thương mại hay là trên Biển Đông.

Điều đó thể hiện rõ từ tuần trước. Ngày 23.5, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis sau khi tham vấn với Nhà Trắng, đã quyết định loại bỏ Trung Quốc khỏi cuộc tập trận RIMPAC có chu kỳ 2 năm dự định tổ chức vào tháng sau với sự góp mặt của hơn hai chục nước. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Mỹ, trung tá Christopher Logan đã tuyên bố quyết định trên kèm theo lý do ngắn gọn: "Hành vi của Trung Quốc không phù hợp với nguyên tắc và mục đích của cuộc tập trận RIMPAC". Đồng thời, ông Logan khẳng định: "Chúng tôi có bằng chứng rõ ràng về việc Trung Quốc đã triển khai các tên lửa chống hạm, hệ thống tên lửa phòng không (SAM) và các thiết bị làm nhiễu điện tử đến các đảo ở Trường Sa".

Như vậy, sau việc loại Trung Quốc khỏi RIMPAC thì việc đưa tàu ra Hoàng Sa là hành động tiếp theo thể hiện thái độ cứng rắn, không còn tính chất nể nang của Washington đối với Bắc Kinh. Và đây có thể vẫn chỉ là những đòn dạo đầu và hứa hẹn còn nhiều hành động cụ thể khác từ Mỹ để kiềm chế Trung Quốc tại Biển Đông.

Có thể phản ứng của Mỹ là khá muộn so với hàng loạt hành động leo thang của Trung Quốc tại Biển Đông trong những tháng đầu năm nhưng dù sao cũng là cần thiết trong bối cảnh thế giới và khu vực lo ngại Trung Quốc có thể tiến tới thành lập phi pháp vùng nhận diện phòng không (ADIZ) tại Biển Đông.

Dòng sự kiện

- Ngày 7.2, báo Philippines đăng các bức ảnh tình báo quân sự được chụp vào nửa cuối năm 2017 cho thấy những pháo đài quân sự lớn của Trung Quốc được xây dựng một cách hoàn hảo. Điều này đã phơi bày việc Trung Quốc xây dựng căn cứ trái phép trên quần đảo Trường Sa (thuộc chủ quyền Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp).

Những hình ảnh cho thấy sân bay, nhà chứa máy bay, quân cảng, doanh trại, mạng lưới radar và các cấu trúc phòng thủ trên đảo nhân tạo đã hoàn thành.

Các phân tích tình báo cũng chỉ ra sự tồn tại của các đường hầm dưới lòng đất, kho đạn, tên lửa và vị trí súng phòng không, radar quân sự và ăng ten giám sát tần số cao.

- Ngày 9.4, Trung Quốc đã triển khai thiết bị gây nhiễu quân sự cho các căn cứ trên quần đảo Trường Sa, theo The Wall Street Journal. Một bức ảnh chụp bởi một công ty vệ tinh thương mại cho thấy một hệ thống bị cho là dùng để gây nhiễu với ăng ten xuất hiện trên đá Vành Khăn. Bộ Quốc phòng Trung Quốc không trả lời các chất vấn.

- Ngày 2.5, theo CNBC trích từ các nguồn tình báo Mỹ, Trung Quốc đã bí mật lắp đặt các tên lửa hành trình chống hạm và các hệ thống tên lửa phòng không trên đá Chữ Thập, đá Xubi và đá Vành Khăn thuộc quần đảo Trường Sa. Các tên lửa chống hạm YJ-12B và tên lửa phòng không HQ-9B chính là thứ vừa được chuyển đến căn cứ hồi đầu tháng 4.

- Ngày 10.5, Chương trình sáng kiến minh bạch hàng hải châu Á (AMTI) thuộc Trung tâm Nghiên cứu chiến lược và quốc tế (CSIS, Mỹ) công bố ảnh vệ tinh chụp ngày 28.4, lần đầu xác nhận Trung Quốc triển khai máy bay Shaanxi Y-8 trên đá Xu Bi bị Bắc Kinh chiếm đóng trái phép trong quần đảo Trường Sa. Shaanxi Y-8 là loại máy bay vận tải quân sự có khả năng vận chuyển quân đội, lính nhảy dù và hàng hóa.

-Ngày 18.5, Trung Quốc khoe ảnh hạ cánh máy bay ném bom chiến lược H-K6 trên một địa điểm được khẳng định là đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa.

- Ngày 23.5, Mỹ chính thức tuyên bố loại Trung Quốc khỏi cuộc tập trận RIMPAC 2018

- Ngày 27.5, Trung Quốc tức giận trước việc Mỹ cho 2 tàu chiến đi vào vùng biển Hoàng Sa.

Anh Tú - Motthegioi

Bài liên quan

Tin mới

Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ
Kiểm tra, thu giữ gần 550 kg nầm lợn không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Trong 2 ngày 23, 24/4, Đội Quản lý thị trường số 8 (QLTT) phối hợp với Chi cục Hải quan Hoành Mô kiểm tra, thu giữ 550 kg nầm lợn đông lạnh không rõ nguồn gốc, xuất xứ, bốc mùi hôi.

Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại
Tỷ giá USD hôm nay 25/4: Tăng nhẹ trở lại

Rạng sáng 25/4, Ngân hàng Nhà nước công bố tỷ giá trung tâm của đồng Việt Nam với USD giảm 1 đồng, hiện ở mức 24.274 đồng. Chỉ số US Dollar Index (DXY) đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt tăng 0,15%, đạt mốc 105,82.

Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg
Giá cà phê hôm nay 25/4: Vượt mốc 130.000 đồng/kg

Giá cà phê hôm nay 25/4 tiếp tục tăng, trong khoảng 131.500 - 131.500 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 25/4: Cao nhất 97.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 25/4: Cao nhất 97.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 25/4 trong khoảng 96.500 - 97.000 đồng/kg. Thời tiết đang trải qua tình trạng hạn hán, có thể ảnh hưởng đến sản lượng vụ mùa năm tới.

Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Trong nước giảm cùng thế giới?
Giá xăng dầu hôm nay 25/4: Trong nước giảm cùng thế giới?

Giá xăng dầu hôm nay 25/4, giá dầu thế giới tăng nhẹ sau khi biến động giảm do lo ngại về xung đột ở Trung Đông giảm và hoạt động kinh doanh ở Mỹ chậm lại. Giá xăng dầu trong nước được dự báo giảm.

Giá vàng hôm nay 25/4: Vàng SJC tăng vọt
Giá vàng hôm nay 25/4: Vàng SJC tăng vọt

Giá vàng hôm nay 25/4/2024 trên thế giới ở ngưỡng 2.300 USD. Trong khi đó, dù Ngân hàng Nhà nước đã đấu thầu vàng nhưng giá vàng miếng SJC vẫn tăng mạnh.