Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Mỹ với “ván bài siêu cường”: Xáo bài và tấn công phủ đầu

Đối mặt với những thất bại, các lãnh đạo theo chủ nghĩa đơn cực đã tụ họp lại và thực hiện một chiến lược quân sự nguy hiểm nhất: xây dựng khả năng “tấn công phủ đầu” nhằm vào Trung Quốc và Nga.

Mỹ với “ván bài siêu cường”: Xáo bài và tấn công phủ đầu - Hình 1

Cụm tác chiến tàu sân bay Mỹ

Xáo bài để giữ quyền lực

Theo Unz Review, thập kỷ thứ hai của thế kỷ XXI đã gây ra sự sụp đổ của chủ nghĩa đơn cực. Sự trỗi dậy của nền kinh tế đa cực trên thế giới đã làm tăng động lực khôi phục chủ nghĩa đơn cực bằng các biện pháp quân sự, được thực hiện bởi các nhà quân sự không có khả năng điều chỉnh hoặc đánh giá các chính sách.

Dưới thời ông Obama, người được bầu vì lời hứa củng cố quân đội, các nhà hoạch định chính sách tiếp tục theo đuổi 7 cuộc chiến. Với các nhà hoạch hoạch định chính sách và các nhà tuyên truyền ở Mỹ và EU, những cuộc chiến ở Somalia, Iraq và Afghanistan đều thành công. Tư tưởng này khiến chính quyền mới thực hiện các cuộc chiến mới ở Ukraine, Libya, Syria và Yemen.

Khi làn sóng chiến tranh và đảo chính (thay đổi chế độ) để tái xây dựng trật tự đơn cực thất bại, các chính sách quân sự lớn hơn đã chuyển trọng tâm từ các chiến lược kinh tế sang mục tiêu thống trị toàn cầu. Các nhà quân sự theo tư tưởng đơn cực trực tiếp chỉ đạo bộ máy nhà nước lâu dài đã tiếp tục hy sinh thị trường và đầu tư mà không chịu trách nhiệm về những  hệ quả xấu lên nền kinh tế trong nước.

Các cuộc đảo chính và lật đổ chính quyền đã hạ bệ các chính phủ ở Argentina, Brazil, Paraguay, Honduras và đe dọa các chính quyền cấp tiến ở Bolivia, Venezuela và Ecuador.

Tuy nhiên, sự phục hồi này ở Mỹ Latin không bền vững cả về mặt chính trị lẫn về kinh tế, đe dọa phá hoại việc phục hồi sự thống trị đơn cực của Mỹ ở khu vực trên.

Mỹ với “ván bài siêu cường”: Xáo bài và tấn công phủ đầu - Hình 2

Quân đội Mỹ có mặt ở Syria hỗ trợ một số nhóm "nổi dậy ôn hòa" khiến cục diện cuộc chiên ngày càng trở nên phức tạp

Unz Review đánh giá, Mỹ cũng không đưa ra các viện trợ kinh tế hay mở rộng thị trường để ủng hộ các chính quyền mới. Do đó tình hình kinh tế trong nước cũng chẳng khác gì trước khi đảo chính, thậm chí còn tệ hơn. Chẳng hạn ở Argentina, các chính sách của tân tổng thống chỉ khiến tỷ lệ thất nghiệp cao hơn và làm giảm mức sống của người dân, trong khi đó Mỹ cũng không hỗ trợ kinh tế cho nước này.

Tương tự, tình hình tham nhũng trầm trọng, suy thoái kinh tế và tỷ lệ thất nghiệp ở mức cao chưa từng thấy ở Brazil đã đe dọa chế độ của Michel Temer với cuộc khủng hoảng kéo dài và xung đột giữa các giai tầng xã hội ngày càng cao.

Làn sóng chiến tranh ở Đông Âu và Bắc Phi do chủ nghĩa đơn cực gây ra dường như đã thành công. Nhưng sau đó sự sụp đổ cùng sự hỗn loạn đã khiến hàng triệu người tị nạn đến châu Âu. Làn sóng phản đối các cuộc xâm lược của Mỹ ở Iraq và Afghanistan đã thúc ép Mỹ quay trở về trật tự đa cực.

Các phong trào Hồi giáo cực đoan nổi lên đã đẩy Mỹ vào cố thủ trong các đồn bốt, trong khi chiếm cứ các vùng nông thôn và bao vây các thành phố tại Afghanistan. Các thế lực được Mỹ hậu thuẫn tại Syria, Yemen, Somalia và Libya, cũng như các nhóm lính đánh thuê buộc phải tháo chạy.

Tập hợp và tấn công

Đối mặt với những thất bại này, các lãnh đạo theo chủ nghĩa đơn cực đã tụ họp lại và thực hiện một chiến lược quân sự nguy hiểm nhất: xây dựng khả năng “tấn công phủ đầu” nhằm vào Trung Quốc và Nga.

Trước tiên đối với Nga, Mỹ đã cố tình ủng hộ cho vụ đảo chính ở Ukraine, dẫn tới sự sụp đổ của chế độ thân Nga ở đất nước này. Nga sau đó lại tiến hành sáp nhập bán đảo Crimea. Còn phần lớn người Nga ở tỉnh Donbass cũng đang chiến đấu với chính phủ ở Kiev, khiến hàng nghìn người thiệt mạng và hàng triệu người phải chạy tị nạn tới Nga.

Mỹ với “ván bài siêu cường”: Xáo bài và tấn công phủ đầu - Hình 3

Cố vấn quân sự Mỹ huấn luyện lực lượng vũ trang Ukraine

Mỹ lại tài trợ cho Ukraine và dẫn dắt thực hiện các vụ đảo chính, trong khi vẫn không phải chịu hậu quả từ những hành động này.

Trong khi đó Mỹ đang ngày càng gia tăng quân đội chiến đấu ở Afghanistan, Iraq và Syria để củng cố đồng minh và lực lượng lính đánh thuê.

Tuy nhiên cần phải hiểu rằng dù gia tăng hay mất quyền lực, cũng như bất chấp các tuyên bố đơn cực vào những năm 1990, không sự tiến bộ về quân sự hay chính trị nào được duy trì.

Điển hình là ở Iraq. Nước này bị Mỹ chiếm đóng nhưng Mỹ cũng phá hoại xã hội dân sự của Iraq cùng nền kinh tế nước này, gây ra những làn sóng thanh trừng sắc tộc, làn sóng tị nạn và cuộc nổi dậy của người Hồi giáo, sau đó lan ra toàn lãnh thổ. Chính các chính sách của Mỹ ở Iraq và những nơi khác đã gây ra cuộc khủng hoảng di cư tràn ngập khắp châu Âu.

Một tình huống tương tự đang diễn ra trong hai thập kỷ đầu của thế kỷ XXI: các chiến thắng quân sự đã tạo ra các lãnh đạo kém hiệu quả. Các nhà theo chủ nghĩa đơn cực ngày càng phụ thuộc vào những kẻ cực đoan Hồi giáo và lính đánh thuê ở bên ngoài.

Theo Unz Review, các cuộc tấn công do Mỹ dẫn đầu vào những người có khả năng dẫn dắt các quốc gia  đa văn hóa như Iraq, Libya, Syria và Ukraine là một bức tranh biếm họa về Pol Pot ở Campuchia trước đây.

Mỹ với “ván bài siêu cường”: Xáo bài và tấn công phủ đầu - Hình 4

Máy bay liên quân do Mỹ dẫn đầu trong chiến dịch Bão táp Sa mạc, xâm lược Iraq

Điểm yếu thứ hai dẫn đến sự sụp đổ của tư tưởng đơn cực là việc Mỹ không có khả năng suy nghĩ lại về các giả định và tái định hướng, cũng như tái cân bằng lại mô hình quân sự chiến lược từ mớ hỗn độn hiện nay do chính Mỹ gây ra. Mỹ không muốn hợp tác với giới lãnh đạo có trình độ ở các nước bị chinh phục.

Vì làm như vậy sẽ đòi hỏi Mỹ phải duy trì hệ thống an ninh kinh tế xã hội còn nguyên vẹn tại các nước này, đồng nghĩa với việc bác bỏ mô hình chiến tranh trước đây, cho phép các nước này phát triển thay vì áp đặt các mô hình kém hiệu quả.

Cái gọi là “nhà nước chìm” thực chất là một hệ thống cầm quyền được điều hành bởi các nhà theo chủ nghĩa đơn cực. Đó không phải là một thực thể vô nghĩa mà là một tầng lớp, có bản sắc kinh tế và ý thức hệ.

Hiện nay các nhà theo chủ nghĩa đơn cực ở Mỹ đang đổ lỗi cho những thất bại quân sự của họ cho Nga và Trung Quốc. 

Quả thực chiến dịch đổ lỗi chiến thắng của ông Donald Trump trong cuộc bầu cử cho sự can thiệp của Nga đã phản ánh tình trạng thù địch sâu sắc với Nga và sự khinh thường cho những cử tri đã bỏ phiếu cho Trump. Việc giới lãnh đạo Mỹ không kiểm soát được những thất bại và hệ thống chính trị không loại bỏ được các nhà hoạch định chính sách thảm họa là mối đe dọa nghiêm trọng tới tương lai của thế giới.

Đặng Phương Thảo - VietTimes

Bài liên quan

Tin mới

Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định
Áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa theo quyết định

Tổ chức tín dụng áp dụng lãi suất tiền gửi bằng đô la Mỹ không vượt quá mức lãi suất tối đa do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định trong từng thời kỳ đối với tiền gửi của tổ chức (không bao gồm tổ chức tín dụng) và tiền gửi của cá nhân.

Xúc động: Người lao động không nghỉ lễ thi công đường vành đai 4 dưới nắng nóng gay gắt
Xúc động: Người lao động không nghỉ lễ thi công đường vành đai 4 dưới nắng nóng gay gắt

Trong khi, chúng ta có những ngày nghĩ lễ bên gia đình, được nghỉ ngơi, thư giãn thì hàng trăm người lao động đang làm việc miệt mài giữa cái nắng gay gắt tại dự án vành đai 4 - Vùng Thủ đô.

4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ tai nạn giao thông
4 tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra hơn 8.500 vụ tai nạn giao thông

Tổng cục Thống kê cho biết, tính chung bốn tháng đầu năm nay, trên địa bàn cả nước xảy ra 8.548 vụ tai nạn giao thông. Trong đó, bình quân 1 ngày trong bốn tháng đầu năm 2024, cả nước xảy ra 70 vụ tai nạn giao thông.

Hàng ngàn du khách lênh đênh trên vùng biển Vân Đồn - Quan Lạn
Hàng ngàn du khách lênh đênh trên vùng biển Vân Đồn - Quan Lạn

Theo phản ánh của các chủ tàu khách tuyến Vân Đồn - Quan Lạn tỉnh Quảng Ninh, hiện đang có gần 2.000 du khách phải lênh đênh trên biển vì thủy triều xuống thấp khiến tàu không thể cập được cảng.

Quý I/2024, DXG lãi trước thuế 132 tỷ đồng
Quý I/2024, DXG lãi trước thuế 132 tỷ đồng

Theo báo cáo tài chính hợp nhất của Công ty cổ phần Tập đoàn Đất Xanh (HoSE: DXG), quý I/2024, doanh thu thuần đạt 1.064 tỷ đồng, tăng gấp 2,8 lần so với cùng kỳ năm trước.

Việt Nam luôn có sức hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài
Việt Nam luôn có sức hấp dẫn và đầy tiềm năng đối với nhà đầu tư nước ngoài

Để duy trì sức hấp dẫn, Việt Nam cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh, giảm thiểu thủ tục hành chính, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là năng lượng xanh, và đẩy mạnh đổi mới sáng tạo.