Theo đó, Brazil là thị trường cung cấp thịt lợn lớn nhất cho Việt Nam với khoảng 34.608 tấn. Nga, Canada và Mỹ lần lượt xếp sau trong danh sách với lượng thịt xuất khẩu lần lượt là 34.043 tấn, 21.016 tấn và 19.350 tấn.

Tỷ trọng của các thị trường này cũng có sự thay đổi so với cùng kỳ. Cụ thể, Brazil giảm khoảng 16% trong tổng giá trị nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam, xuống còn 25%; Ba Lan giảm từ 15,7% xuống 6,4%. Trong khi đó, Nga từ không có mặt trong top 5, giờ chiếm tới 24,1%; Mỹ tăng từ 6,4% lên 13,7%.

Các thị trường cung cấp thịt lợn cho Việt Nam
Các thị trường cung cấp thịt lợn cho Việt Nam.

Tính trung bình, mỗi kg thịt lợn về Việt Nam có giá khai báo tại cảng khoảng 2,2 USD, tương đương hơn 50.000 đồng/kg. Mức giá này được đánh giá là cao.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết hiện Việt Nam đã chấp thuận cho 24 quốc gia được phép xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt gia súc, gia cầm vào Việt Nam, trong đó có hơn 800 doanh nghiệp từ 19 quốc gia được xuất khẩu thịt lợn và sản phẩm thịt lợn vào Việt Nam.

Đối với nhập khẩu lợn sống, trong năm 2020, các doanh nghiệp của Việt Nam đã nhập khẩu 43.322 con lợn giống các loại, chủ yếu từ các nước Thái Lan, Canada, Mỹ, Đan Mạch, Đài Loan. Trong đó, lợn cụ kỵ là 1.383 con, giống ông bà là 4.227 con và giống bố mẹ là 37.712 con.

Đối với lợn thịt, từ ngày 12/6/2020 (thời điểm Bộ cho phép thực hiện kiểm dịch nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm) đến hết năm, đã có 35 doanh nghiệp và hộ kinh doanh nhập khẩu 450.294 con lợn thịt vào Việt Nam để giết mổ làm thực phẩm.

Minh Đức