Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2024 sẽ thanh tra 06 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ

Đối với kế hoạch thanh tra năm 2024, theo ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính thì, ngày 27/11/2023, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành kế hoạch thanh tra 06 doanh nghiệp (gồm 04 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 02 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ).

Tại họp báo thường kỳ quý IV/2023 chiều 19/01, ông Doãn Thanh Tuấn, Phó Cục trưởng Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm, Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đã cơ bản hoàn thành việc thanh tra các doanh nghiệp bảo hiểm trong năm 2023. Đến nay, còn 02 doanh nghiệp đang trong quá trình thanh tra, dự kiến hoàn thành trước Tết Nguyên đán Giáp Thìn 2024.

Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.
Năm 2024 sẽ thanh tra 06 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và bảo hiểm nhân thọ. Ảnh chỉ có tính chất minh họa, nguồn internet.

"Đoàn thanh tra đã hoàn thành kết luận thanh tra. Sau khi ban hành kết luận thanh tra, Cục Quản lý, Giám sát bảo hiểm sẽ công bố thông tin đầy đủ", ông Tuấn cho biết.

Đối với kế hoạch thanh tra năm 2024, theo ông Tuấn, ngày 27/11/2023, Bộ trưởng Tài chính đã ban hành kế hoạch thanh tra 06 doanh nghiệp (gồm 04 doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ và 02 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ). Đoàn thanh tra sẽ thực hiện thanh tra theo kế hoạch được thông qua.

Thứ trưởng Nguyễn Đức Chi yêu cầu lãnh đạo Cục Quản lý, giám sát bảo hiểm bố trí thời gian trao đổi thông tin kỹ hơn về việc thanh tra doanh nghiệp bảo hiểm.

Trước đó vào ngày 30/06/2023, Bộ Tài chính đã công bố kết quả thanh tra việc bán bảo hiểm qua ngân hàng đối với 04 doanh nghiệp bảo hiểm, gồm: Công ty bảo hiểm nhân thọ Prudential (Prudential), Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ MB Ageas (MB Ageas), Công ty Bảo hiểm nhân thọ Sun Life (Sun Life) và Công ty TNHH Bảo hiểm nhân thọ BIDV Metlife (BIDV Metlife).

Kết quả công tác thanh tra cho thấy việc bán bảo hiểm qua kênh đại lý là các ngân hàng còn nhiều sai phạm, đặc biệt là khâu tư vấn của nhân viên ngân hàng, nhân viên môi giới.

Các sai phạm phổ biến của các doanh nghiệp bảo hiểm gồm: Chưa triển khai đúng trình tự, thủ tục bán sản phẩm bảo hiểm; chưa đảm bảo chất lượng tư vấn về sản phẩm bảo hiểm; chưa thu thập chính xác thông tin của khách hàng trong quá trình tư vấn sản phẩm. Nhân viên ngân hàng chưa thực hiện đúng quy định về sử dụng mã số đại lý bảo hiểm.

Bộ Tài chính yêu cầu 04 doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bổ sung hàng trăm tỷ đồng vào doanh thu để tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Số tiền này do doanh nghiệp hạch toán chi phí chưa đúng quy định. Theo đó, số tiền doanh nghiệp phải bổ sung vào thu nhập chịu thuế gồm: Prudential bổ sung 700 tỷ đồng, Sun Life bổ sung hơn 600 tỷ đồng, BIDV Metlife bổ sung 174 tỷ đồng và MB Ageas bổ sung 2,5 tỷ đồng.

PV (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.

Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?
Vì sao hoá đơn tiền điện tháng Tư tăng cao?

Trong tháng 4/2024, sản lượng tiêu thụ của toàn TP. HCM đạt hơn 2,75 tỷ kWh so với tháng 3/2024 là 2,44 tỷ kWh, tăng 12,44%. Trong số 2,47 triệu khách hàng là hộ gia đình trên địa bàn Thành phố thì có đến 1,8 triệu khách hàng sử dụng điện từ bậc 4 trở lên.

Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn
Bầu Phó Bí thư Đảng ủy PVN, chỉ định 7 đồng chí tham gia BCH Đảng bộ Tập đoàn

Ban Thường vụ Đảng ủy Khối Doanh nghiệp Trung ương chỉ định 7 đồng chí tham gia Ban Chấp hành Đảng bộ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam nhiệm kỳ 2020 - 2025.