Riêng năm 2023, toàn tỉnh đã xảy ra 29 vụ vi phạm pháp luật về đê điều, đã xử lý giải tỏa 22 vụ, còn tồn tại 7 vụ.

Cụ thể, huyện Nam Trực phát sinh 11 vụ, giải tỏa 9 vụ, còn 2 vụ; thành phố Nam Định phát sinh 6 vụ, đã giải tỏa xong. Huyện Vụ Bản phát sinh 4 vụ, giải tỏa 2 vụ, còn 2 vụ.

..........
UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các huyện, thành phố, các sở, ngành chức năng tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh

Huyện Nghĩa Hưng phát sinh 2 vụ, còn tồn tại 2 vụ; Huyện Mỹ Lộc phát sinh 1 vụ, còn tồn tại 1 vụ. Huyện Ý Yên phát sinh 1 vụ, đã giải tỏa xong. Các huyện Xuân Trường và Hải Hậu mỗi huyện phát sinh 2 vụ, đã giải tỏa xong.

Ngoài ra, tại nhiều địa phương trong tỉnh còn phát sinh 99 vụ việc vi phạm công trình thủy lợi. Tình trạng vi phạm bảo vệ công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh mặc dù đang có xu hướng giảm nhưng vẫn phức tạp.

Vi phạm thường tập trung ở các công trình đầu mối, trên các tuyến kênh đi qua địa bàn các thị trấn, các khu dân cư… làm ảnh hưởng đến an toàn và năng lực công trình thủy lợi, gây ách tắc và thu hẹp dòng chảy, rất khó khăn cho công tác tưới, tiêu nước phục vụ sản xuất, đời sống dân sinh, phòng chống úng, lụt và gây ô nhiễm môi trường.

Trước tình trạng trên, UBND tỉnh Nam Định yêu cầu các huyện, thành phố, các sở, ngành chức năng tăng cường xử lý vi phạm pháp luật về đê điều, công trình thủy lợi trên địa bàn tỉnh.

Tăng cường tuyên truyền, vận động, thuyết phục các đối tượng vi phạm tự giải tỏa; tổ chức phân loại vi phạm, xây dựng kế hoạch giải. Có biện pháp cưỡng chế, xử phạt hành chính, nếu có tình trạng chống đối thì xử lý hình sự theo quy định của pháp luật.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm, dứt điểm các hành vi vi phạm, không để tái phạm; gắn trách nhiệm người đứng đầu trong việc quản lý, xử lý hành vi vi phạm pháp luật đê điều, công trình thủy lợi.

Mai Chiến