Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nét đẹp văn hóa Việt: Xin chữ đầu năm

Xin chữ, cho chữ là một phong tục truyền thống đã có từ lâu mỗi dịp Tết đến xuân về của người Việt Nam. Đây là một nét văn hóa đẹp, thể hiện truyền thống hiếu học của dân tộc.

Bên cạnh tục lì xì, tục xông đất hay tục khai bút đầu năm, người Việt còn có thói quen xin chữ vào những ngày đầu tiên của Tết nguyên đán truyền thống. Thói quen xin chữ gắn liền với cho chữ. Không chỉ mang lại nhiều ý nghĩa văn hóa, xin chữ còn thể hiện một những bài học giáo dục sâu sắc đằng sau. 

Người xưa có câu "mùng 1 Tết cha, mùng 2 Tết mẹ, mùng 3 Tết thầy". Thường vào ngày mùng 3, mùng 4 Tết là thời điểm thích hợp để giới trẻ đi xin chữ về treo.

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

“Mỗi năm hoa đào nở/Lại thấy ông đồ già/Bày mực tàu giấy đỏ/Bên phố đông người qua” – những câu thơ của nhà thơ Vũ Đình Liên đã ở trong lòng bao thế hệ người Việt Nam, về một hình ảnh tuyệt đẹp – chính là hình ảnh thầy Đồ chờ cho chữ ngày Tết đến.

Cũng không ai biết phong tục này bắt đầu từ đâu. Nhưng, từ xa xưa, chữ đã được người Việt coi trọng. Những người biết chữ, không chỉ có cơ hội đỗ đạt làm quan, vẻ vang họ tộc, quê hương mà còn là những hình mẫu của lối sống có đạo đức, có nghĩa, có tình, có tôn ti trật tự, là tấm gương cho mọi người. Chính vì thế, mà chữ được gọi là “chữ thánh hiền”, người biết chữ được gọi là người “có học”.

Những người viết chữ đẹp, không chỉ thể hiện sự rèn giũa luyện tập mà còn thể hiện hoa tay khéo léo. Về sau, viết chữ còn được nâng tầm lên thành Thư pháp, nhiều người coi chữ viết đẹp như một tác phẩm nghệ thuật.

Nguồn gốc tục lệ xin chữ

Cứ vào dịp xuân đầu Xuân năm mới, ai nấy lại rủ nhau đi xin chữ về treo trong nhà để cầu mong những điều tốt đẹp. Về ý nghĩa của phong tục xin chữ đầu năm, nhiều thông tin được lan truyền như sau: Từ đời xưa khi muốn xin chữ, người xin phải chuẩn bị một lễ nhỏ gồm cau trầu, chè thuốc đến nhà thầy đồ, thầy giáo.

 

Nguồn gốc sâu xa của tục xin chữ dù quen thuộc nhưng ít người tìm hiểu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Nguồn gốc sâu xa của tục xin chữ dù quen thuộc nhưng ít người tìm hiểu. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 Họ là những người có học vị Tú tài hoặc nho sĩ có tiếng hiền tài, đức độ, học rộng biết nhiều, văn hay chữ tốt trong vùng được kính nể. Ngày nay khi văn hóa thư pháp cùng phát triển và hiện đại theo thời gian nên việc xin chữ phần nào dễ dàng hơn Tết xưa. Người xin chữ chỉ cần đến phố ông đồ để xin những con chữ sáng tạo bay bổng. 

Mỗi chữ viết ra bằng cả Trí - Thần - Lực của người cho chữ nên không chỉ mang ý nghĩa về chuyện học, đây còn là tác phẩm thư pháp. Bên cạnh đó cũng bộc lộ tấm lòng, tâm nguyện và cả sự sáng tạo của cá nhân người cho lẫn người xin chữ. Mỗi nét chữ viết ra trên khổ giấy như "rồng bay phượng múa". Người xin chữ đứng xem các thầy đồ tài hoa đưa các nét cọ điêu luyện, uyển chuyển như việc thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật thực sự.

Ý nghĩa của tục xin chữ

Tục xin chữ mang một ý nghĩa quan trọng chính là sự trọng chữ nghĩa. Xin chữ đầu năm chính là mong muốn của cả người xin và người cho cho một năm mới toàn điều hạnh phúc, may mắn, bình an. Lộc chữ sẽ khiến cả năm đạt được nhiều điều tốt lành, như ý và những thành công trong cuộc sống.

 

Học sinh – sinh viên xin chữ để tài lộc và sự học phát triển. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Học sinh – sinh viên xin chữ để tài lộc và sự học phát triển. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 Chữ nghĩa lúc nào cũng mang giá trị ý nghĩa hơn lời nói qua miệng sáo rỗng. Đa số tụi học trò sẽ rủ rê hẹn nhau đến phố ông đồ xin chữ vào ngày mùng 3, mùng 4 Tết. Không thì những lứa học sinh nhỏ hơn sẽ được cha mẹ đưa đi xin chữ đầu năm.

Một số gợi ý về việc xin chữ thông dụng trong ngày Tết Nguyên đán

- Chữ "Tài" chứng tỏ khả năng

Chữ Tài biểu trưng cho tài năng, là khả năng làm được một việc chất lượng nào đó, thể hiện mong muốn thành đạt trong cuộc sống của người xin chữ, chữ tài cũng là lời chúc thành đạt của những người muốn xin chữ này để đem tặng.

- Xin chữ "Hiếu" đầu năm dành tặng ông bà

Chữ Hiếu là loại chữ phổ biến được xin đầu năm, người xin chữ thường dùng để tặng ông bà, cha mẹ, để thể hiện sự biết ơn về công ơn sinh thành, nuôi dưỡng khó nhọc của ông bà, cha mẹ, đồng thời cũng thể hiện tấm lòng quan tâm, chăm sóc của con cháu.

- Xin chữ "Phúc" để cầu hạnh phúc

Chữ Phúc tượng trưng cho hạnh phúc, may mắn, sung sướng, thể hiện mong muốn có một cuộc sống ấm no hạnh phúc cho gia chủ. Đã từ lâu chữ phúc đã là biểu tượng phổ biến được trang trí trong nhà của người dân Việt.

 

Thế hệ trẻ kế thừa và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet
Thế hệ trẻ kế thừa và phát huy nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ảnh minh họa. Nguồn: Internet.

 Ông đồ già thì viết chữ Hán, ông đồ trẻ viết thư pháp Việt, họ đã sum tụ lại trên mảnh đất tôn vinh truyền thống hiếu học của người Việt Nam, cùng nhau khôi phục và gìn giữ một nét đẹp trong văn hoá người Việt – xin chữ đầu xuân. Và thế là khoảng chục năm nay, người Hà Nội đã quen với hình bóng các ông đồ.

Tất nhiên, ngày nay, việc xin chữ cũng không còn nặng nghi lễ như thuở xưa. Tuy nhiên, hình ảnh người viết câu đối, người viết lời chúc, người viết chữ…đủ các kiểu hành, chân, triện, lệ…đủ các chất liệu giấy, gỗ, trúc, tre…; người xếp hàng, ngồi ghế chờ đến lượt, trân trọng cầm tờ giấy còn ướt mực, ngắm nét chữ “phượng múa rồng bay” cũng đủ là một hình ảnh đẹp đẽ, rỡ ràng ngày xuân năm mới.

Ngày đầu xuân năm mới này, bạn hãy cùng một người bạn thân, hay gia đình, trên dọc đường du xuân của mình, ghé qua phố ông Đồ, xin đôi câu đối hay một chữ NHẪN, PHÚC, LỘC, HƯNG, AN… đẹp đẽ mang về để treo trang trọng nơi phòng khách!

Hoàng Thăng (T/h)

Tin mới

Mua bán trái phép cá thể tê tê java, hai đối tượng bị bắt
Mua bán trái phép cá thể tê tê java, hai đối tượng bị bắt

Ngày 14/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Quảng Nam cho biết, vừa khởi tố vụ án, khởi tố, bắt tạm giam 2 bị can N.P.L. và T.V.Q. về hành vi vi phạm quy định về quản lý, bảo vệ động vật nguy cấp quý, hiếm.

Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc tại ASEAN

Trung Quốc đã vươn lên trở thành đối tác dẫn đầu về số lượng dự án đầu tư mới ở Việt Nam. Tính đến tháng 3/2024, Trung Quốc có 4.418 dự án còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký hơn 27,6 tỷ USD.

Tiền Hải phấn đấu thành huyện dẫn đầu về xã Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu
Tiền Hải phấn đấu thành huyện dẫn đầu về xã Nông thôn mới nâng cao và Nông thôn mới kiểu mẫu

Tháng 10/2019, huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình được công nhận Huyện đạt chuẩn nông thôn mới tại Quyết định số 1403/QĐ-TTg ngày 17/10/2019 của Thủ tướng chính phủ. Kể từ đó đến nay, huyện luôn tập trung mọi nguồn lực phấn đấu và đặt ra mục tiêu trở thành huyện dẫn đầu về xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu của tỉnh Thái Bình.

Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ sữa vươn cao Việt Nam
Hành trình 17 năm gieo niềm vui đến trẻ em khó khăn của Quỹ sữa vươn cao Việt Nam

Năm 2024, Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam và Vinamilk tiếp tục hành trình năm thứ 17, dành tặng 630.000 hộp sữa cho gần 8.000 trẻ em có hoàn cảnh khó khăn khắp cả nước. Không chỉ mang “niềm vui uống sữa” cho hàng trăm nghìn trẻ em, chương trình đã tiếp thêm sức mạnh cho nhiều em nhỏ theo đuổi ước mơ, hoài bão của mình.

TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 2: Long An giữ vị trí số 2
TOP 10 địa phương dẫn đầu PCI - Bài 2: Long An giữ vị trí số 2

Vừa qua, tại Hà Nội, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID), công bố Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và Chỉ số Xanh cấp tỉnh (PGI) năm 2023…

Loạt doanh nghiệp BĐS nợ thuế khủng bị Cục Thuế TP. HCM cưỡng chế sử dụng hoá đơn
Loạt doanh nghiệp BĐS nợ thuế khủng bị Cục Thuế TP. HCM cưỡng chế sử dụng hoá đơn

Không ít doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh bất động sản, số tiền nợ thuế quá hạn từ hơn nửa tỷ đồng đến hàng chục tỷ đồng. Đáng nói, có trường hợp nợ thuế quá hạn hơn 500 tỷ đồng.