# GDP 2020
VEPR: Chính phủ không nên bỏ lỡ khủng khoảng, biến nguy thành cơ
Theo VEPR, cùng chính sách mang tính ngắn hạn giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid–19, Chính phủ không nên bỏ lỡ cuộc khủng khoảng, cần biến nguy thành cơ, thúc đẩy các chính sách có tầm nhìn dài hạn nhằm cải thiện nền tảng vĩ mô, môi trường kinh doanh, cơ sở cho niềm tin xã hội để chuẩn bị cho những bất trắc lớn hơn trong tương lai.
Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình phát triển nhanh và bền vững
Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, Việt Nam đang ở thời điểm quan trọng để chuyển mình. Tiềm năng đất nước, bối cảnh phát triển mới, đặc biệt là bối cảnh “hậu Covid-19” và Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang tạo ra cơ hội thuận lợi để tái cơ cấu, chuyển đổi số, chuyển đổi mô hình hướng tới tăng trưởng nhanh, bền vững.
VEPR: Tăng trưởng kinh tế năm 2020 của Việt Nam khoảng 2,6 - 2,8%
VEPR dự báo, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của Việt Nam nằm trong khoảng 2,6 - 2,8% khi việc kiểm soát hoàn toàn dịch COVID-19 trong các tháng còn lại của năm diễn ra thuận lợi như hiện nay. Tuy nhiên, nếu có những diễn biến bất lợi đột ngột xuất hiện trong những tháng cuối năm, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 1,8-2% hoặc thấp hơn cho cả năm.
VEPR: Gói hỗ trợ lần 2 có thể gây thêm gánh nặng cho ngân sách
Theo VEPR, việc đưa ra gói hỗ trợ lần hai ở thời điểm này là không cần thiết, bởi khi gói hỗ trợ lần một còn chưa được giải ngân một cách hiệu quả thì việc đưa ra gói hỗ trợ lần hai chỉ mang tính dân túy, đồng thời nhiều khả năng chỉ gây thêm gánh nặng cho ngân sách thay vì thực sự tạo được ảnh hưởng tích cực trong nền kinh tế và xã hội.
Chính phủ đã có những chính sách phù hợp, đường lối tích cực, sáng tạo, đưa đất nước vượt qua mọi chông gai
Nhiệm kỳ 2016-2020 là một khoảng thời gian đất nước đối mặt với nhiều khó khăn như thiên tai, dịch bệnh nhưng Chính phủ đã có những chính sách phù hợp và đường lối hết sức tích cực, sáng tạo, đã dẫn dắt đất nước vượt qua những chông gai.
Phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2020 và chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi
Đại biểu Nguyễn Văn Chiến (Đoàn Hà Nội) kiến nghị, bên cạnh chính sách tiền tệ đã được triển khai tốt thì cần thực hiện tốt hơn chính sách tài khóa. Nhiệm vụ quan trọng nhất hiện nay là phấn đấu đạt mức cao nhất các chỉ tiêu năm 2020 và chuẩn bị giai đoạn phục hồi từ 2021.