# ngành da giày
Đầu ra của ngành da giày tiếp tục gặp khó
Những thị trường tiêu thụ giày dép hàng đầu của Việt Nam là: Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Bỉ, Đức đều giảm nhập khẩu so với tháng trước.
Xuất khẩu da giày nhiều tín hiệu tích cực
Theo báo cáo mới đây, đơn hàng quý III của ngành da giày đã có nhiều cải thiện, tăng trưởng ở thị trường châu Á đạt hơn 10%. Qua tiếp xúc với các bạn hàng, ngành da giày Việt Nam cũng xác định và quyết tâm thay đổi những lối mòn cũ nhằm đảm bảo lượng đơn hàng đều đặn và duy trì công việc cho người lao động.
Tìm hướng tháo gỡ khó khăn cho ngành da giày
Bước sang năm 2024, thị trường khởi sắc hơn, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của các doanh nghiệp ngành da giày đã dần ổn định hơn. Tuy nhiên, xét về dài hạn, bên cạnh ưu thế về nguồn lao động có tay nghề cao, nếu ngành da giày không nâng cao năng lực nội sinh rất khó ứng phó với biến động thị trường cũng như giữ sức tăng trưởng bền vững cho ngành.
Hôm nay, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam
Sáng nay (25/4), tại Bình Dương, Đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với Hiệp hội Da giầy - Túi xách Việt Nam. Buổi làm việc nhằm phân tích, đánh giá tình hình sản xuất, kinh doanh, các khó khăn cần tháo gỡ đối với ngành da giầy Việt Nam.
Doanh thu xuất khẩu da giày, túi xách năm 2024 ước đạt gần 27 tỷ USD
Doanh thu xuất khẩu của toàn ngành da giày nước ta trong 11 tháng năm 2024 đạt 24,6 tỷ USD, trong đó, giày dép đạt 20,75 tỷ USD, tăng 12,9%, túi xách đạt 3,83 tỷ USD, tăng 12,1% so với cùng kỳ.
Con số 26 tỷ USD - năm 2024 và dự báo 29 tỷ USD - năm 2025 của ngành Da giày
Bà Phan Thị Thanh Xuân, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam cho hay, năm 2024, xuất khẩu của ngành da giày đạt trên 26 tỷ USD, tăng trưởng khoảng 10% so với năm 2023; mở rộng xuất khẩu sang một số thị trường ở khu vực Nam Mỹ và Trung Đông.