# đầu tư công
Công điện của Thủ tướng về đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Công điện về việc đẩy nhanh tiến độ phân bổ và giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; Thủ trưởng các cơ quan khác ở Trung ương; Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Cương quyết thay thế cán bộ yếu kém, gây nhũng nhiễu, tiêu cực trong đầu tư công
Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công.
Bố trí kế hoạch đầu tư công trung hạn cho 34 nhiệm vụ, dự án với tổng số vốn là 33.156,987 tỷ đồng
Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện nghiêm các nhiệm vụ tại Công điện này và chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp tiếp tục chậm trễ trong việc hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án sử dụng nguồn tăng thu ngân sách Trung ương.
Thanh Hóa nỗ lực đưa nguồn vốn đầu tư công trở thành nguồn lực chủ chốt thúc đẩy kinh tế
Thời gian qua, việc triển khai thực hiện có hiệu quả kế hoạch đầu tư công đã góp phần đưa tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Thanh Hóa đạt được những kết quả tích cực. Trong năm 2024, Thanh Hóa tiếp tục nỗ lực thực hiện, với kỳ vọng đưa nguồn vốn này trở thành nguồn lực chủ chốt, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và an sinh xã hội trên địa bàn.
Quảng Bình đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2024
Đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công có vai trò hết sức quan trọng để đưa nguồn lực vào đầu tư phát triển, góp phần tích cực vào mục tiêu tăng trưởng của tỉnh. Quán triệt công tác giải ngân vốn đầu tư công là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, Quảng Bình đang nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2024.
Hà Tĩnh: Giải ngân vốn đầu tư công trên 788 tỷ đồng đạt 16,3% kế hoạch
Thông tin từ Sở Tài chính Hà Tĩnh, tổng giá trị giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh từ đầu năm 2024 đến nay đạt hơn 788 tỷ đồng, bằng 16,3% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.
Mới nhất, Ngân hàng Phát triển Châu Á vẫn dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6,0%
Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) vẫn dự báo kinh tế Việt Nam được kỳ vọng đạt mức tăng trưởng 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
Động lực tăng trưởng kinh tế là khơi thông các FTA, gỡ bỏ các rào cản, lưu ý các rủi ro
Việt Nam cần lưu ý đến một số yếu tố có thể tác động đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, các rủi ro địa chính trị; cạnh tranh địa chính trị giữa các nước lớn; lãi suất các ngân hàng Trung ương; thị trường chứng khoán... làm ảnh hưởng tiêu cực đến các dòng vốn và thương mại.
Giám đốc ADB: Động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam là dịch vụ, sản xuất, FDI và tiêu dùng
Ông Shantanu Chakraborty, Giám đốc quốc gia Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) tại Việt Nam cho biết, GDP quý I/2024 của Việt Nam ước tính tăng 5,66% so với cùng kỳ năm trước. Điều này rất đáng khen ngợi trước bối cảnh của kinh tế thế giới hiện nay.
Điều chỉnh vốn đầu tư công theo hướng chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm
Người đứng đầu chịu trách nhiệm trước Thủ tướng, trước pháp luật và cơ quan liên quan về tính chính xác của các nội dung, số liệu báo cáo, danh mục dự án và mức vốn đầu tư công trung hạn bố trí cho từng dự án; chống tiêu cực, tham nhũng, lợi ích nhóm.
Đề xuất thu hồi vốn các dự án chậm giải ngân tại Nghệ An
UBND tỉnh Nghệ An vừa đề xuất HĐND tỉnh thu hồi vốn chưa được sử dụng trong các dự án do chậm tiến độ giải ngân, cùng việc xử lý số vốn còn lại chưa được sử dụng trong kế hoạch đầu tư công năm 2023 đối với 10 công trình và dự án trên địa bàn tỉnh.
Lào Cai nằm trong nhóm các tỉnh, thành có tỷ lệ giải ngân cao của cả nước
Trong 4 tháng đầu năm 2024, tỉnh Lào Cai đã giải ngân đạt 1.504 tỷ đồng, bằng 25% Kế hoạch được giao
Nam Định: Bước chuyển mình từ nông nghiệp sang công nghiệp
Nam Định đang chuyển mình từ một tỉnh nông nghiệp sang tỉnh công nghiệp với tốc độ tăng trưởng kinh tế hằng năm đạt hơn 10%, quy mô công nghiệp lớn gấp hai lần so với năm 2020. Nam Định phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp phát triển bền vững.
Nghệ An đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công
Sáng nay (8/5), UBND tỉnh Nghệ An đã tổ chức hội nghị giao ban quy mô toàn tỉnh về đẩy mạnh giải ngân kế hoạch vốn đầu tư công, chương trình phục hồi kinh tế - xã hội và 3 chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024.
Thái Nguyên tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công
Để tăng cường hơn nữa công tác quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư công, nâng cao hiệu quả, chất lượng của dự án đầu tư nhằm tiếp tục thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên chỉ đạo tăng cường công tác quản lý nhà nước về đầu tư công; bồi thường, giải phóng mặt bằng; đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình xây dựng.
Tăng trưởng kinh tế năm 2024: Đầu tư công, thu hút FDI, chính sách tài khóa
Trong Báo cáo đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam 2024-2025, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) nhận định: Các biện pháp tài khóa hỗ trợ tăng trưởng và đầu tư công vẫn là những giải pháp chính sách then chốt để kích thích tăng trưởng, hỗ trợ nền kinh tế.
Cần tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công ở Quảng Ninh
Vốn đầu tư công là nguồn lực, động lực cho tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, tỷ lệ giải ngân nguồn vốn đầu tư công năm 2024 của tỉnh hiện tương đối chậm so với kế hoạch đã đề ra, làm ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế, giảm hiệu quả của nguồn vốn đầu tư công.
Nhiều dự án đầu tư công ở Nghệ An chậm giải ngân
Nguồn tin từ Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Nghệ An, tính đến ngày 30/4/2024, trên địa bàn tỉnh vẫn còn 13 cơ quan, đơn vị chưa thực hiện giải ngân vốn đầu tư công. Cụ thể, có 72 dự án nguồn đầu tư công tập trung và 356 dự án nguồn chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân.
Bệnh viện Ung bướu Nghệ An giai đoạn 2 dự kiến hoạt động trong năm 2025
Chiều ngày 15/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng đã kiểm tra thực tế tiến độ dự án Bệnh viện Ung bướu Nghệ An giai đoạn 2. Các nhà thầu cam kết đẩy nhanh tiến độ để dự án có thể hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2025, phục vụ nhu cầu khám chữa bệnh của người dân.
Chính phủ có lộ trình phù hợp điều chỉnh giá các hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quản lý
Chính phủ sẽ làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống và thúc đẩy các động lực tăng trưởng mới; Tiếp tục thực hiện chính sách miễn, giảm lãi suất, giãn, hoãn, cơ cấu lại nợ và miễn, giảm, gia hạn thuế, phí, lệ phí, tiền thuê đất để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh.