# tăng trưởng
Nhật báo Italy nhận định 'con hổ Châu Á mới' trong năm 2022 sẽ là Việt Nam
Nhật báo La Repubblica của Italy mới đây nhận định Việt Nam sẽ trở thành 'con hổ Châu Á mới' sau khi Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Việt Nam lên 7,2% trong năm nay.
Cả nước có 11 địa phương GRDP 09 tháng tăng trên 11%
Các thành viên Chính phủ, các địa phương thống nhất nhận định, trong điều kiện dịch bệnh được kiểm soát tốt, tình hình kinh tế-xã hội nước ta tiếp tục đà phục hồi, phát triển nhanh và mạnh, ấn tượng.
Việt Nam sẽ là nền kinh tế kỹ thuật số tăng trưởng mạnh nhất trong giai đoạn 2022 - 2025
Đó là thông tin trong báo cáo mới nhất của Google, Temasek và Bain & Company. Báo cáo hể hiện, nhóm 06 nền kinh tế kỹ thuật số hàng đầu của khu vực Đông Nam Á tăng trưởng nhanh hơn dự kiến trong năm 2022, ước tính đạt tổng giá trị trao đổi hàng hóa (GMV) 200 tỷ USD.
Vinamilk: Doanh thu Quý III/2022 ổn định, dòng tiền từ hoạt động kinh doanh cải thiện
Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk) công bố báo cáo tài chính Quý III/2022 với tổng doanh thu hợp nhất đạt 16.094 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt 2.363 tỷ đồng. Lũy kế 9 tháng, công ty hoàn thành lần lượt 70,2% và 69,1% kế hoạch năm.
Các hạn chế thương mại và trợ cấp không cân bằng đe dọa nghiêm trọng hệ thống thương mại toàn cầu
Tổng giám đốc Quỹ Tiền tệ Quốc tế - IMF Kristalina Georgieva cho hay, các hạn chế thương mại và trợ cấp không cân bằng đã khiến hệ thống thương mại toàn cầu đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Quốc hội thông qua Nghị quyết phát triển kinh tế-xã hội năm 2023 với 15 chỉ tiêu chủ yếu, tốc độ tăng trưởng khoảng 6,5%
Chiều 10/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ tư, Quốc hội khoá XV đã thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2023. Nghị quyết đã nêu rõ 15 chỉ tiêu chủ yếu của năm 2023. Trong đó, tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước - GDP khoảng 6,5%.
Bắc Ninh tổng sản phẩm năm 2022 ước tăng 8,75%
Tiếp nối đà phục hồi, phát triển cuối năm 2021, kinh tế năm 2022 của tỉnh Bắc Ninh tiếp tục khởi sắc và đạt được kết quả tích cực. Kinh tế tăng trưởng cao, vượt kế hoạch đề ra, tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) ước tăng 8,75% so với năm 2021.
Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô
Nhận định trên là của ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Còn phân tích của các chuyên gia khác như thế nào?
Nhiều nhà đầu tư quốc tế gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam bằng việc tập trung mua lại các công ty đang hoạt động
Khảo sát mới đây của KPMG cho thấy, thời gian qua, thị trường liên tục chứng kiến xu hướng chuyển dịch dòng vốn M&A (sáp nhập và mua lại) từ các nhà đầu tư ngoại sang các nhà đầu tư nội. Thị trường M&A tại Việt Nam năm 2023 vẫn được đánh giá tích cực, với sự trỗi dậy của nhiều lĩnh vực mới.
Thanh Hoá tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 48.820 tỷ đồng năm 2022
Năm 2022, Thanh Hoá tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh vượt dự toán và tăng mạnh so với cùng kỳ. Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 48.820 tỷ đồng, vượt 65% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ, đạt cao nhất từ trước đến nay.
Doanh nghiệp hiện nay đối mặt không chỉ vấn đề giá, nguồn vốn mà là vấn đề thị trường
Đó là nhận định của Tiến sỹ Vũ Đình Ánh. Tiến sỹ Ánh cho hay: Doanh nghiệp hiện nay đối mặt không chỉ vấn đề giá và nguồn vốn mà là vấn đề thị trường, làm ra không bán được cho ai.
Kinh tế tiếp tục ổn định vĩ mô, kiểm soát lạm phát và phục hồi tăng trưởng
11 tháng qua, kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng, bảo đảm các cân đối lớn như cân đối thu chi; xuất nhập khẩu duy trì đà tăng trưởng với xuất siêu hơn 10 tỷ USD; bảo đảm lương thực, thực phẩm; cơ bản bảo đảm đủ điện, xăng dầu cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng...
Kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 7,2%
Ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới - WB tại Việt Nam đã có những đánh giá về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và triển vọng của năm 2023. Theo ông Andrea Coppola, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 7,2% .
Tiềm năng phát triển của ngành thức ăn chăn nuôi trong năm 2023
Mặc dù năm 2022 gặp không ít khó khăn nhưng nhiều doanh nghiệp tỏ ra lạc quan và cho rằng ngành thức ăn chăn nuôi năm 2023 sẽ có triển vọng tốt hơn. Theo dự báo của Hiệp hội Chăn nuôi gia cầm Việt Nam, nhu cầu nguyên liệu thức ăn chăn nuôi của Việt Nam sẽ là khoảng 28-30 triệu tấn/năm trong 5 năm tới, trị giá 12-13 tỷ USD.
Thanh Hoá đang tạo sự phát triển bứt phá để kỷ niệm 1.000 năm danh xưng
Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vụt sáng trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đứng đầu cả nước, tổng thu ngân sách đạt kỷ lục mới cao nhất từ trước đến nay. Hướng tới mốc kỷ niệm 1.000 năm danh xưng Thanh Hóa, tỉnh đang tạo sự phát triển bứt phá, hướng đến mục tiêu sớm trở thành một cực tăng trưởng mới phát triển ở phía Bắc.
Chuyên gia Nga đánh giá tích cực về tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo đánh giá của các tổ chức quốc tế, cũng như các chuyên gia Nga, trong năm 2022, kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng hết sức ấn tượng, hơn 7%. Đây là tốc độ tăng trưởng khá cao so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới.
Ba động lực chính cho tăng trưởng kinh tế đạt 6,5% vào năm 2023
Tăng trưởng kinh tế năm 2023 được Quốc hội giao mục tiêu cho Chính phủ là 6,5%, lạm phát 4,5%, GDP bình quân đầu người khoảng 4.400 USD. Nhu cầu tiêu dùng của thị trường 100 triệu dân, đầu tư công, xuất khẩu... là động lực tăng trưởng chính của kinh tế.
Giá trị sản xuất công nghiệp của Thanh Hoá tăng trưởng ấn tượng
Năm 2022, sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đạt kết quả đột phá, đưa ngành Công nghiệp tăng trưởng ấn tượng. Tỷ trọng và chỉ số sản xuất nhóm ngành chế biến, chế tạo ngày càng tăng cao, năm 2022 đạt 117,22%, tăng 17,22% so với cùng kỳ.
Năm 2023 - năm bản lề phát triển kinh tế khẳng định vị thế Việt Nam
Năm 2023, năm bản lề thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội 05 năm giai đoạn 2021-2025. Đây cũng là năm Việt Nam khẳng định vị thế mới khi sẽ đạt ngưỡng 100 triệu dân và quy mô GDP cán mốc 10 triệu tỷ đồng.
Dự án đầu tư công quan trọng quốc gia, hạ tầng trọng điểm, sử dụng vốn ODA tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội sẽ được trú trọng trong năm 2023
Chính phủ sẽ triển khai các giải pháp mạnh mẽ, quyết liệt, sớm khắc phục các tồn tại, hạn chế để đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công ngay từ đầu năm 2023, đặc biệt là các dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án phát triển hạ tầng trọng điểm, dự án sử dụng vốn ODA có sức lan tỏa, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.