Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô

Nhận định trên là của ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ. Còn phân tích của các chuyên gia khác như thế nào?

Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) và Ngân hàng Thế giới (WB) đều lên tiếng cảnh báo nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu đang cận kề. Viễn cảnh kinh tế toàn cầu năm 2023, vì thế, càng trở nên u ám hơn. Kinh tế Việt Nam sẽ chịu tác động không nhỏ, bởi có độ mở lên tới 200%.

Câu hỏi đặt ra là làm sao để Việt Nam vượt thách thức và đạt được mục tiêu đề ra trong một năm mà ngay cả người đứng đầu Chính phủ cũng phải thừa nhận là “khó khăn, thách thức nhiều hơn thuận lợi”?

Ảnh internet
Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh internet.

“Thị trường nội địa gần 100 triệu dân sẽ là bệ đỡ vô cùng quan trọng cho các doanh nghiệp, ngay cả trong bối cảnh kinh tế thế giới rơi vào khủng hoảng, thị trường thế giới thu hẹp”, ông Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân nói và bày tỏ quan điểm rằng, ngay từ lúc này, cần phải tăng cường nguồn lực để doanh nghiệp giữ vững thị trường trong nước, đồng thời khai thác thế mạnh của các hiệp định thương mại nhằm mở rộng và đa dạng hóa thị trường xuất khẩu.

Trên thực tế, dù thách thức với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2023 là rất lớn, song dự báo của các tổ chức quốc tế đều cho rằng, mục tiêu tăng trưởng 6,5% là khả thi. Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương khẳng định điều này, sau khi chỉ ra một loạt động lực cho tăng trưởng kinh tế năm 2023, như khu vực dịch vụ, tiêu dùng nội địa phục hồi nhanh, xuất khẩu tăng trưởng tích cực, đầu tư công được dành một ngân khoản lớn. Thậm chí, có những dự báo, như của ADB, cho rằng, kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng cao hơn mục tiêu 6,5%.

Nhưng không chỉ là tăng trưởng, vấn đề lớn nhất đối với kinh tế Việt Nam hiện nay là ổn định kinh tế vĩ mô. “Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô”, ông Trần Hoàng Ngân, thành viên Tổ Tư vấn kinh tế của Thủ tướng nói.

Trong kế hoạch năm 2023, Chính phủ cũng nhất quán quan điểm điều hành là ưu tiên ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn của nền kinh tế.

Tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam phân tích: Ổn định vĩ mô không chỉ đơn thuần là lạm phát, mà còn rất nhiều vấn đề, như nợ xấu, sự biến động của các thị trường bất động sản, tài chính…

Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh internet
Năm 2023, ưu tiên hàng đầu không phải là tăng trưởng, mà phải giữ cho được ổn định kinh tế vĩ mô. Ảnh internet.

Nhìn trên khía cạnh này, rõ ràng, kinh tế Việt Nam đang đối mặt với những thách thức không nhỏ. Cú sốc thị trường trái phiếu, rồi sự biến động bất thường trên thị trường bất động sản, sự sụt giảm của thị trường chứng khoán, thậm chí cả những vấn đề đối với mặt hàng xăng dầu… là những vấn đề mà kinh tế Việt Nam đang phải đối mặt. Nền kinh tế như đang đi trên dây, với quá nhiều rủi ro.

Chuyên gia kinh tế Hoàng Văn Cường cũng lo lắng, sang năm 2023, khi thời hạn hỗ trợ các chính sách tài khóa kết thúc, các doanh nghiệp vừa phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính hiện tại, vừa phải trả nợ dần các khoản tiền được giãn, hoãn trong 02 năm qua. Cùng với đó, doanh nghiệp còn phải thanh toán các khoản nợ đến hạn phải trả.

“Trong bối cảnh kinh tế nếu rơi vào khủng hoảng, thị trường thu hẹp, nghĩa vụ tài chính nặng nề như trên sẽ đẩy nhanh doanh nghiệp đi đến bờ vực phá sản”, ông Cường nói và cho rằng, ngay từ bây giờ, phải chuẩn bị sẵn phương án hỗ trợ doanh nghiệp đối phó kịch bản xấu nhất khi xảy ra khủng hoảng kinh tế.

“Chính sách tài khóa ngược để hỗ trợ doanh nghiệp là giải pháp lựa chọn phù hợp trong bối cảnh hiện nay”, ông Cường nhấn mạnh.

Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh dự báo, lạm phát năm sau sẽ cao hơn năm nay. Do đó, việc đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô luôn là mục tiêu hàng đầu của Việt Nam. Đồng thời, TS. Ánh nhấn mạnh, sẽ không có chuyện hy sinh kiểm soát lạm phát để đổi lấy mục tiêu tăng trưởng.  

Ông Võ Trí Thành, nguyên Phó Viện trưởng CIEM nêu ý kiến, việc lựa chọn chính sách tiền tệ và tài khóa trong trạng thái kinh tế lạm phát cao, rủi ro vĩ mô lớn, sản xuất đình trệ, là rất phức tạp, khó khăn thách thức. Nhà hoạch định chính sách đứng trước cả hai nguy cơ: Lạm phát và suy thoái. Phần lớn các nước đã lựa chọn hy sinh tăng trưởng để kìm hãm lạm phát bằng các biện pháp thắt chặt, tăng lãi suất. Trong tình hình này, Việt Nam đã có lựa chọn khác, vừa thúc đẩy phục hồi, vừa ổn định kinh tế vĩ mô.

Nguyễn Vân Quỳnh (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Đầu tư Hải Phát nhận được đơn từ nhiệm của hàng loạt lãnh đạo
Đầu tư Hải Phát nhận được đơn từ nhiệm của hàng loạt lãnh đạo

Nhóm cổ đông lớn vừa bán ra 35,1 triệu cổ phiếu và đồng thời muốn rút người khỏi Hội đồng quản trị CTCP Đầu tư Hải Phát (mã HPX - sàn HOSE).

Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện năm 2024
Thủ tướng chủ trì họp Thường trực Chính phủ về đảm bảo cung ứng điện năm 2024

Sáng nay, 20/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về việc thực hiện các giải pháp đảm bảo cung ứng điện cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong thời gian cao điểm năm 2024 và các năm tiếp theo.

Bắt giữ đối tượng vận chuyển 2.000 viên ma túy
Bắt giữ đối tượng vận chuyển 2.000 viên ma túy

Cơ quan Công an tỉnh Nghệ An vừa phối hợp bắt giữ đối tượng Lô Thị Vân, sinh năm 1986, trú tại xã Giang Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An về hành vi vận chuyển trái phép chất ma túy, thu giữ 2.000 viên ma túy tổng hợp.

Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay
Ngành hàng không tìm cách "hạ nhiệt" vé máy bay

Trong bối cảnh thiếu hụt tàu bay hiện nay, ngành hàng không nói chung và các doanh nghiệp hàng không nội địa đang nỗ lực tìm cách giải bài toán tải cung ứng, cũng như giảm nhiệt giá vé máy bay, đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân trong khi dịp lễ 30/4 -1/5 và cao điểm Hè 2024 đang tới gần.

Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW
Huyện Hải Hậu tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 33-NQ/TW

Huyện ủy Hải Hậu, tỉnh Nam Định vừa tổ chức Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng, khoá XI về “Xây dựng và phát triển văn hoá, con người Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”.

Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5
Nam Định tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5

UBND tỉnh Nam Định vừa ban hành Công văn số 440/UBND-VP5 gửi: Ban An toàn giao thông tỉnh, các sở, ban, ngành của tỉnh, các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh, UBND các huyện, thành phố Nam Định, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Nam Định về việc bảo đảm trật tự, an toàn giao thông phục vụ nhu cầu đi lại của Nhân dân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và cao điểm du lịch hè 2024.