Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Thanh Hoá đang tạo sự phát triển bứt phá để kỷ niệm 1.000 năm danh xưng

Năm 2022, tỉnh Thanh Hóa vụt sáng trở thành địa phương có mức tăng trưởng kinh tế thuộc nhóm đứng đầu cả nước, tổng thu ngân sách đạt kỷ lục mới cao nhất từ trước đến nay. Hướng tới mốc kỷ niệm 1.000 năm danh xưng Thanh Hóa, tỉnh đang tạo sự phát triển bứt phá, hướng đến mục tiêu sớm trở thành một cực tăng trưởng mới phát triển ở phía Bắc.

Cơ sở sản xuất nước mắm Bà Hoan tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa.
Cơ sở sản xuất nước mắm Bà Hoan tại xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hoá.

Tổng thu ngân sách Nhà nước đạt mức kỷ lục

Điểm sáng của Thanh Hóa trong năm nay là kinh tế tăng trưởng cao nằm trong nhóm 07 tỉnh, thành phố có tốc độ tăng trưởng cao của cả nước; tốc độ tăng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 12,51%, vượt mục tiêu kế hoạch.

Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh ước đạt 48.820 tỷ đồng, vượt 65% dự toán, tăng 20% so với cùng kỳ, đạt cao nhất từ trước đến nay, lần đầu vào lọt top 8 tỉnh thành về thu ngân sách lớn nhất cả nước. Trong đó, thu nội địa ước đạt 30.150 tỷ đồng, vượt 62% dự toán và tăng 6% so với cùng kỳ; có 12/13 lĩnh vực thu vượt dự toán. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội ước đạt 138.919 tỷ đồng, bằng 95,8% kế hoạch, tăng 0,9% so với cùng kỳ.

Đã thu hút được 59 dự án đầu tư trực tiếp với tổng số vốn đầu tư đăng ký 4.833 tỷ đồng và 50,2 triệu USD; điều chỉnh tăng vốn cho 07 dự án, với số vốn tăng 32,7 triệu USD.

Sản xuất công nghiệp của tỉnh tiếp tục duy trì đà tăng trưởng cao, chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) ước tăng 16,31% so với cùng kỳ; hầu hết các sản phẩm công nghiệp truyền thống, chủ yếu vẫn duy trì đà phát triển ổn định.

Các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp được triển khai tích cực, kịp thời, hiệu quả. Đến nay, có 3.157 doanh nghiệp mới gia nhập thị trường, vượt 5,2% kế hoạch, tăng 13% so với cùng kỳ, đứng thứ 6 cả nước.

Các điểm du lịch trong tỉnh đã hoạt động trở lại sau ảnh hưởng của đại dịch Covid-19, khách tham quan, du lịch tại các điểm du lịch và hoạt động lưu trú, ăn uống tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Năm 2022 tỉnh Thanh Hóa đã đón hơn 10 triệu du khách, doanh thu từ du lịch ước đạt 20.000 tỷ đồng. Doanh thu dịch vụ lưu trú và ăn uống ước đạt 12.748 tỷ đồng, gấp 2,1 lần cùng kỳ. 

Tại phiên họp thường kỳ tháng 09/2022, ông Nguyễn Trọng Trang, Chánh văn phòng UBND tỉnh Thanh Hóa cho biết: Tỉnh Thanh Hóa đang hướng tới mức thu ngân sách cao nhất từ trước tới nay và sẽ sớm gia nhập nhóm các tỉnh, thành phố thu ngân sách 50.000 tỷ đồng.

Những kết quả đạt được nêu trên tiếp tục nhân lên niềm tự hào, củng cố niềm tin, tạo ra khí thế mới, động lực mới đưa Thanh Hóa lên tầm cao mới.

Mới đây, trong buổi làm việc của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc với Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa vào ngày 29/08. Đánh giá về những thành quả mà Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đạt được trong thời gian qua, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng: Kết quả mà tỉnh Thanh Hóa đạt được trong thời gian qua là sự nỗ lực, phấn đấu không ngừng của toàn Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa.

Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh Thanh Hóa đang kế thừa và phát huy tốt kết quả để vun đắp, xây dựng Thanh Hóa có bước phát triển nhanh hơn, mạnh mẽ; đang là điểm đến của các tập đoàn kinh tế lớn, các nhà đầu tư lớn, tạo cho tỉnh có nhiều xung lực mới, làn sóng mới, vận hội mới trong phát triển kinh tế - xã hội.

Gian hàng bán các nông sản đặc trưng huyện miền núi Bá Thước tại Phiên chợ Vùng cao
Gian hàng bán các nông sản đặc trưng huyện miền núi Bá Thước tại Phiên chợ Vùng cao.

Huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển trong năm 2023

Năm 2023, tỉnh Thanh Hóa đề ra mục tiêu tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đạt 11% trở lên. Cùng với đó là giải quyết dứt điểm những vướng mắc để đẩy nhanh tiến độ triển khai thực hiện các dự án quy mô lớn đã được chấp thuận chủ trương đầu tư và thu hút các dự án đầu tư mới.

Tập trung khắc phục điểm nghẽn về thể chế, mặt bằng, kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp; cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư kinh doanh, huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển. 

Đồng thời, đẩy mạnh hoạt động khoa học công nghệ và chuyển đổi số; nâng cao chất lượng các hoạt động văn hóa - xã hội, thực hiện tốt công tác giảm nghèo, nâng cao đời sống cho Nhân dân. Quản lý khai thác, sử dụng hiệu quả, bền vững tài nguyên; tăng cường bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, ứng phó hiệu quả với biến đổi khí hậu. 

Các cấp chính quyền, sở, ngành, địa phương sẽ tập trung triển khai thực hiện hiệu quả Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040...; các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hóa theo Nghị quyết số 37/2021/QH15 của Quốc hội khóa XV và các cơ chế, chính sách của tỉnh đã ban hành, tạo động lực mới cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tại hội nghị Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá được tổ chức để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm 2022; cho ý kiến vào mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp năm 2023, ông Đỗ Trọng Hưng -Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh: Trước những tác động của tình hình thế giới, khu vực, việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ năm 2023 là rất lớn, nhiều việc phát sinh, vì vậy, cần nâng cao trách nhiệm, tâm huyết, chủ động, sáng tạo của cấp ủy đảng, chính quyền, cơ quan, đơn vị, cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức toàn tâm, toàn ý với công việc, tập trung cao độ để vượt qua những khó khăn, thách thức ở phía trước.

njjjkk
Tỉnh Thanh Hóa đang hướng đến mục tiêu trở thành một cực tăng trưởng mới phát triển ở phía Bắc.

Tạo sự phát triển bứt phá để kỷ niệm 1.000 năm danh xưng

Cùng với lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, tỉnh Thanh Hóa luôn có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, là địa danh có truyền thống lịch sử, văn hóa hào hùng, có những đóng góp to lớn mang dấu ấn lịch sử trong công cuộc đấu tranh vĩ đại của dân tộc.

Hướng tới mốc kỷ niệm 1.000 năm danh xưng Thanh Hóa, trong buổi làm việc với Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đề nghị Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân tỉnh, sau 07 năm tới, vào thời điểm năm 2029, phải có sự bứt phá toàn diện, từ việc tăng nhanh quy mô nền kinh tế, tạo những tiến bộ vượt trội về an sinh xã hội, về văn hóa và môi trường chăm lo cuộc sống vật chất lẫn tinh thần cho nhân dân, để Thanh Hóa thực hiện được ước vọng của các bậc tiên liệt và mong muốn của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đưa Thanh Hóa trở thành tỉnh kiểu mẫu.

Ủng hộ mạnh mẽ mục tiêu đưa Thanh Hóa trở thành một cực tăng trưởng mới cùng với Hà Nội, Hải Phòng và Quảng Ninh tạo thành tứ giác phát triển ở phía Bắc, Chủ tịch nước đề nghị tỉnh nỗ lực tận dụng tốt các cơ chế đặc thù được Trung ương chấp thuận để bứt phá. Trong đó có Nghị quyết 58 của Bộ chính trị, Nghị quyết 37 của Quốc hội.

nnnnnn
Thanh Hoá đang có sự bứt phá toàn diện, từ việc tăng nhanh quy mô nền kinh tế, tạo những tiến bộ vượt trội

Hiện, Thanh Hóa đang triển khai thực hiện nhiều nhiệm vụ, giải pháp quan trọng nhằm phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế, cơ hội nổi trội và khác biệt của mình. Thời gian tới, Thanh Hoá sẽ chú trọng tập trung hoàn thiện Quy hoạch tỉnh Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quy hoạch chung đô thị Thanh Hóa đến năm 2040, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.  

Ưu tiên các nguồn lực để phát triển 03 trụ cột tăng trưởng, gồm: Công nghiệp chế biến, chế tạo; Nông nghiệp; Dịch vụ du lịch; 04 vùng kinh tế động lực, là Khu kinh tế Nghi Sơn, thành phố Thanh Hóa - thành phố Sầm Sơn, Lam Sơn - Sao Vàng và Bỉm Sơn - Thạch Thành; 05 vùng liên huyện và 06 hành lang kinh tế nhằm tạo ra không gian, dư địa mới cho tỉnh phát triển, đồng thời tạo thuận lợi để mở rộng liên kết, hợp tác phát triển với các tỉnh nội vùng và liên vùng. Xây dựng, hoàn thiện hệ thống đô thị theo hướng xanh, thông minh, sinh thái, thích ứng hiệu quả với biến đổi khí hậu, hướng tới nâng tầm chất lượng cuộc sống người dân.

Lê Nam- Hoài Thu

 

Bài liên quan

Tin mới

Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa Ẩm thực Việt
Bánh mì chấm sữa đặc - Tự hào văn hóa Ẩm thực Việt

Bánh mì chấm sữa đặc Ông Thọ, món ăn gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ một lần nữa lại gây thương nhớ và trở thành món ăn “tạo cơn sốt” tại Lễ hội bánh mì 2024 được tổ chức lần 2 tại Tp.HCM vừa qua.

Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”
Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”

Ngày 18/05/2024, tại Nhà hát Đó- thành phố Nha Trang, dưới sự chỉ đạo của Bộ Xây dựng và UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo Xây dựng đã tổ chức Diễn đàn “Khơi thông dòng chảy Bất động sản Du lịch Nghỉ dưỡng”.

Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Tiếp tục đi ngang, tuần qua giá xuất khẩu khởi sắc
Giá lúa gạo hôm nay 19/5: Tiếp tục đi ngang, tuần qua giá xuất khẩu khởi sắc

Ghi nhận giá lúa gạo hôm nay (19/5) tiếp tục đi ngang. Trong tuần qua giá lúa biến động trái chiều, giá gạo xu hướng giảm.

Anh Le Soeurn: Tấm gương sáng tại KLH Snuol
Anh Le Soeurn: Tấm gương sáng tại KLH Snuol

Trên mảnh đất Campuchia đầy nắng gió, anh Le Soeurn, công nhân người Campuchia vẫn luôn nỗ lực không ngừng, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, trở thành tấm gương sáng cho đồng nghiệp noi theo.

Chủ động phun trừ rầy lứa 3 trên lúa Xuân
Chủ động phun trừ rầy lứa 3 trên lúa Xuân

Giai đoạn này, lúa Xuân trên địa bàn tỉnh Nam Định bắt đầu trỗ bông. Tuy nhiên, một số sâu bệnh gây hại, đặc biệt là rầy lứa 3 xuất hiện với mật độ cao, quy mô phân bố ở diện rộng, do đó bà con nông dân cần chủ động phòng, trừ kịp thời.

Những trường hợp nào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị thu hồi
Những trường hợp nào giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sẽ bị thu hồi

Luật Đất đai 2024, quy định 6 trường hợp Nhà nước thu hồi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn liền với đất (sổ đỏ) cấp cho người dân.