Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 7,2%

Ông Andrea Coppola, chuyên gia kinh tế trưởng Ngân hàng Thế giới - WB tại Việt Nam đã có những đánh giá về động lực tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong năm 2022 và triển vọng của năm 2023. Theo ông Andrea Coppola, nền kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 7,2% .

Ngân hàng Thế giới đánh giá, Việt Nam sẽ là nền kinh tế dẫn đầu khu vực Đông Á - Thái Bình Dương với mức tăng trưởng 7,2% trong năm 2022 và 6,7% trong năm 2023. Việt Nam đã ghi nhận kết quả kinh tế vĩ mô tốt trong năm 2022. Kết quả kinh tế tích cực của Việt Nam trong năm 2022 được thúc đẩy bởi nhiều yếu tố chính.

Ảnh minh họa internet
Ảnh minh họa internet.

Thứ nhất là xuất khẩu, vốn đã rất mạnh trong quá khứ, đã cho thấy khả năng phục hồi ngay cả trong giai đoạn khủng hoảng vì đại dịch COVID-19, với xuất khẩu sản phẩm chế biến, chế tạo là động lực tăng trưởng chính.

Thứ hai là nhu cầu trong nước. Tiêu dùng trong nước và doanh số bán lẻ là động lực tăng trưởng chính trong năm 2022. Điều này được thể hiện qua việc doanh số bán lẻ tháng 10/2022 ghi nhận mức tăng trưởng khoảng 17% so với cùng kỳ năm 2021. Ông Andrea Coppola phân tích: "Chúng tôi đánh giá nhu cầu trong nước của Việt Nam dự kiến sẽ chịu ảnh hưởng bởi lạm phát trong nước gia tăng thời gian tới, nhưng vẫn sẽ tiếp tục đóng góp tích cực vào triển vọng tăng trưởng kinh tế trong năm 2023".

Thứ ba, đầu tư đóng vai trò quan trọng đối với kinh tế Việt Nam. Trong giai đoạn tháng 1-11/2022, giải ngân vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đã tăng hơn 15% so với cùng kỳ năm 2021.

Dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2023 như thế nào? Ông Andrea Coppola cho hay: "Tôi cho rằng, kinh tế Việt Nam sẽ đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Dự báo của chúng tôi là nền kinh tế sẽ tăng trưởng chậm lại trong những tháng tới, do triển vọng kinh tế toàn cầu ảm đạm.

Trong năm 2023, kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với những "cơn gió ngược" mạnh ở cả bên ngoài và bên trong. Rủi ro bên ngoài bao gồm áp lực lạm phát toàn cầu dai dẳng, xu hướng các ngân hàng Trung ương tiếp tục thắt chặt tiền tệ và suy thoái kinh tế nghiêm trọng hơn dự kiến của các đối tác thương mại chính của Việt Nam, cũng như sự gián đoạn liên tục trong chuỗi giá trị toàn cầu.

Sự không chắc chắn và những rủi ro đang hiện hữu đối với kinh tế toàn cầu đã đặt các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam vào thế khó khi họ phải cân bằng giữa việc tiếp tục hỗ trợ chính sách để củng cố quá trình phục hồi và kiềm chế lạm phát cũng như các rủi ro tài chính mới nổi.

Ảnh internet
Kinh tế Việt Nam năm 2022 tăng trưởng 7,2%. Ảnh internet.

Đối với chính sách trong lĩnh vực tài chính, để giải quyết những thách thức về thanh khoản trong ngành ngân hàng, khi một số ngân hàng trở nên dễ bị tổn thương hơn và cần hỗ trợ, Ngân hàng Nhà nước có thể giúp khôi phục niềm tin thông qua việc hỗ trợ thanh khoản khẩn cấp, với điều kiện là các ngân hàng phải có kế hoạch khôi phục khả năng thanh khoản thỏa đáng, không phụ thuộc thường xuyên vào nguồn vốn vay từ ngân hàng Nhà nước.

Việc quản lý đầu tư công hiệu quả có ý nghĩa rất quan trọng đối với thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh lạm phát. Tuy nhiên, giải ngân vốn đầu tư công và vốn Hỗ trợ Phát triển Chính thức (ODA) của Việt Nam trong thời gian qua còn thấp. Nguyên nhân đằng sau những vấn đề này là gì và ông có đề xuất gì để giải quyết những vấn đề đó?

Trên thực tế, một số yếu kém về thực hiện đầu tư xây dựng cơ bản trong những năm qua đã hạn chế hiệu quả của chính sách tài khóa của Chính phủ và tác động của chính sách này đối với tăng trưởng kinh tế.

Chi tiêu công gặp nhiều khó khăn do những thách thức trong quá trình triển khai, bao gồm các vấn đề như thu hồi đất và tái định cư. Vấn đề này đặc biệt nghiêm trọng đối với các dự án sử dụng vốn ODA, mà việc thu hồi đất và tái định cư được thực hiện bằng nguồn vốn đối ứng thường bị dự toán thấp trong quá trình chuẩn bị dự án, dẫn đến không đủ vốn ở giai đoạn thực hiện.

Một vấn đề khác làm chậm tiến độ giải ngân các dự án đầu tư công là khâu chuẩn bị dự án còn yếu kém. Để tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư công, các cơ quan chức năng cần nâng cao chất lượng chuẩn bị dự án bằng cách đưa ra các ước tính chính xác hơn về chi phí và lợi ích, bao gồm cả chi phí giải quyết đất đai.

Nếu dự án được đánh giá là không khả thi sau khi phân tích chi tiết, các cơ quan chức năng nên đơn giản hóa thủ tục hành chính để cho phép điều chỉnh kịp thời.

Việt Nam đặt mục tiêu hiện thực hóa khát vọng trở thành nền kinh tế có thu nhập cao vào năm 2045. Theo ông, vai trò của cải cách thể chế đối với khát vọng này là gì?

GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã tăng gấp 5 lần trong ba thập kỷ qua, nhưng các thể chế của Việt Nam chưa thích ứng kịp với tốc độ tương tự. Trong bối cảnh đó, một loạt cải cách thể chế có thể giúp đất nước tránh bẫy thu nhập trung bình bằng cách nâng cao năng lực ứng phó với những thách thức mới và phức tạp trên toàn cầu cũng như trong nước.

Theo báo cáo đánh giá quốc gia gần đây của Nhóm Ngân hàng Thế giới với tiêu đề "Để Việt Nam tươi sắc đào xuân? Cải cách thể chế hướng tới thực thi hiệu quả", Việt Nam cần thực hiện 5 cải cách thể chế sau:

Thứ nhất, cần tạo nền tảng thể chế vững chắc cho từng ưu tiên phát triển, nhằm biến những ưu tiên phát triển đó thành hành động cụ thể. Thứ hai, đơn giản hóa thủ tục hành chính để nâng cao hiệu lực của chính quyền các cấp. Thứ ba, sử dụng các công cụ dựa trên thị trường để tạo động lực cho các bên liên quan thuộc khu vực công và khu vực tư. Thứ tư, thực thi hiệu quả các quy tắc và quy định để tăng cường động lực, niềm tin và sự công bằng. Cuối cùng, áp dụng các quy trình nhằm đảm bảo tính minh bạch và trách nhiệm giải trình cao hơn.

Khi áp dụng những cải cách thể chế này một cách có hệ thống hơn, Việt Nam sẽ có thể củng cố tầm nhìn về phát triển kinh tế, tăng cường năng lực thực hiện các chiến lược quốc gia và nâng cao năng lực tạo ra kết quả trong một số lĩnh vực then chốt để giúp đất nước đạt được các mục tiêu phát triển, chẳng hạn như tăng trưởng xanh, chuyển đổi kỹ thuật số, tài chính bao trùm, an sinh xã hội và nâng cấp cơ sở hạ tầng.

Hải Dương (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.
VPBank cùng chương trình Cặp lá yêu thương giúp các em nhỏ vùng cao có thêm cơ hội tới trường.

VPBank sẽ trích ra số tiền lên tới 1,8 tỷ đồng từ mỗi sổ tiết kiệm mở mới hoặc giao dịch trên VPBank NEO (thỏa mãn điều kiện) để đóng góp vào Quỹ Tấm lòng Việt, cùng chương trình Cặp lá yêu thương nối dài ước mơ tới trường cho các em nhỏ vùng cao.

Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt
Nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trong sản xuất trồng trọt

UBND TP. Hải Phòng vừa có chỉ đạo tại Văn bản 867/UBND–NN yêu cầu UBND các huyện, quận nghiêm cấm các tổ chức, cá nhân sử dụng điện dưới mọi hình thức để bẫy, bắt, diệt chuột trên địa bàn.

Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới
Bình Định: Huyện miền núi Vĩnh Thạnh có Chủ tịch mới

Chiều 2/5, tại Văn phòng UBND huyện Vĩnh Thạnh, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị công bố Quyết định của UBND tỉnh phê chuẩn kết quả bầu chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh nhiệm kỳ 2021 - 2026. Ông Tô Hiếu Trung, nguyên Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định được bầu giữ chức vụ Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh.

Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai
Khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại Đồng Nai

Cục An toàn thực phẩm đề nghị các cơ quan liên quan khẩn trương điều trị cho bệnh nhân và tổ chức điều tra xác định rõ nguyên nhân vụ việc nghi ngờ ngộ độc thực phẩm xảy ra tại cơ sở bánh mì trên địa bàn tỉnh Đồng Nai.

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5
Bình Liêu sẽ tổ chức hội thảo về hát Then vào ngày 9/5

UBND huyện Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh sẽ phối hợp với Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, Đại học Quốc gia Hà Nội, tổ chức Ngày hội di sản Then và Hội nghị “Giải pháp bảo tồn và phát huy di sản diễn xướng Then trong bối cảnh phát triển du lịch cộng đồng” trong 2 ngày (9 và 10/5).