Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều nhà đầu tư quốc tế gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam bằng việc tập trung mua lại các công ty đang hoạt động

Khảo sát mới đây của KPMG cho thấy, thời gian qua, thị trường liên tục chứng kiến xu hướng chuyển dịch dòng vốn M&A (sáp nhập và mua lại) từ các nhà đầu tư ngoại sang các nhà đầu tư nội. Thị trường M&A tại Việt Nam năm 2023 vẫn được đánh giá tích cực, với sự trỗi dậy của nhiều lĩnh vực mới.

Bà Bình Lê, Phó Chủ tịch Tiểu ban Tài chính bền vững, Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ tại Việt Nam - AmCham Việt Nam khẳng định, bất chấp những thách thức và bất ổn trên thế giới hiện nay như xung đột chính trị, khủng hoảng năng lượng, lạm phát, gián đoạn chuỗi cung ứng, các dấu hiệu suy thoái kinh tế…, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn cho M&A.

Ảnh internet
Nhiều nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm cơ hội gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam bằng việc tập trung mua lại các công ty đang hoạt động. Ảnh internet.

Ông Steven Brown, Giám đốc bán hàng Định chế Việt Nam (Mirae Asset Securities) đánh giá: “Quy mô các thương vụ M&A ngày càng lớn và các cơ hội giao dịch chưa bao giờ đa dạng như hiện nay. Điều này được thúc đẩy bởi sự phát triển kinh tế của Việt Nam và tăng trưởng GDP bình quân đầu người mạnh mẽ. Người Việt Nam cũng ngày càng trở nên mạnh mẽ, biết bảo vệ môi trường và năng lượng, độc lập về tài chính và có ý thức về sức khỏe. Theo đó, cơ hội M&A trong các lĩnh vực này đang tăng rất cao”.

Bên cạnh đó, ông Steven Brown cho biết, các nhà đầu tư Hàn Quốc sẵn sàng tham gia các khoản đầu tư lớn liên kết và hỗ trợ tiêu dùng nội địa tại Việt Nam, các dịch vụ tài chính, dược phẩm, y tế, sức khỏe hoặc đầu tư vào các doanh nghiệp xuất khẩu.

Còn với các nhà đầu tư Singapore, Việt Nam liên tục được đánh giá là một trong những thị trường quan trọng nhất. Tổng vốn đầu tư trực tiếp từ Singapore vào Việt Nam trong năm 2021 và nửa đầu năm 2022 lần lượt vượt 10,7 tỷ USD và 4,1 tỷ USD, giúp Singapore tiếp tục đứng trong top những nhà đầu tư nước ngoài hàng đầu tại Việt Nam. Các khoản đầu tư của Singapore tập trung vào lĩnh vực sản xuất, bất động sản, thương mại bán buôn và bán lẻ.

“Dựa trên các con số này, chúng tôi tin rằng, hoạt động đầu tư và M&A của Singapore tại Việt Nam vẫn diễn ra mạnh mẽ, bất chấp những khó khăn hiện tại và chưa rõ ràng”, ông Seck Yee Chung, Phó Chủ tịch Hiệp hội Thương mại Singapore tại Việt Nam nhận định.

Năm 2022, các thương vụ tiêu biểu nhất đến từ bất động sản, năng lượng tái tạo và tiêu dùng. Trong đó, năng lượng và tiện ích công cộng là một trong những ngành nhận được sự quan tâm đặc biệt từ nhà đầu tư. 10 tháng của năm 2022, ngành năng lượng và tiện ích công cộng có sự gia tăng vượt trội, số lượng giao dịch tăng gấp đôi, tổng giá trị giao dịch đạt 676 triệu USD, tăng gấp 5 lần so với năm 2021. Với xu hướng chuyển trọng tâm sang lĩnh vực năng lượng sạch, năng lượng và tiện ích công cộng đang có cơ hội lớn để thu hút dòng vốn đầu tư.

Nhiều nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm cơ hội gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam bằng việc tập trung mua lại các công ty đang hoạt động. Ảnh internet
Nhiều nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm cơ hội gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam bằng việc tập trung mua lại các công ty đang hoạt động. Ảnh internet.

Dự báo thị trường năm 2023, nhiều ý kiến cho rằng, tuy vẫn còn nhiều lo ngại về sự bất ổn kinh tế trong và ngoài nước, thị trường M&A năm 2023 vẫn chứa đựng nhiều cơ hội. Đáng chú ý, những xu hướng mới như “Go Green” (sống/kinh doanh xanh) cùng sự gia tăng của tầng lớp trung lưu sẽ mang lại nhiều khoản đầu tư hơn cho lĩnh vực năng lượng, cũng như những lĩnh vực phục vụ khách hàng bán lẻ tại Việt Nam.

Ở góc nhìn khác, ông Steven Brown chia sẻ, các lĩnh vực M&A “truyền thống” tại Việt Nam sẽ tiếp tục thu hút các tập đoàn hàng đầu Hàn Quốc.

“Chúng tôi nhận thấy, trong tương lai, các doanh nghiệp tiêu dùng và ẩm thực vẫn thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư; dịch vụ tài chính, tài chính tiêu dùng và ngân hàng cũng tương tự. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp Việt Nam đang hoạt động tốt trong lĩnh vực IoT, fintech, thương mại điện tử, trò chơi điện tử và blockchain ngày càng phổ biến. Nhiều công ty Hàn Quốc tham gia thành công trong các lĩnh vực này nhận thấy, họ có thể mở rộng quy mô kinh doanh tại Việt Nam và đang tích cực tìm kiếm các liên minh chiến lược, hoặc thảo luận cơ hội M&A với các đối tác Việt Nam”, ông Steven Brown thông tin.

Trong khi đó, ông Seck Yee Chung nêu cao vai trò của chuỗi cung ứng và hậu cần, nền kinh tế xanh và nền kinh tế kỹ thuật số đối với nhà đầu tư Singapore.

“Sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng toàn cầu đã nêu bật tầm quan trọng của chuỗi cung ứng và ngành logistics. Các doanh nghiệp Singapore sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam phát triển lĩnh vực logistics bằng cách cung cấp tư vấn, đào tạo nguồn nhân lực và các giải pháp kỹ thuật số”, ông Seck Yee Chung nói.

Ông Nguyễn Anh Khoa, Phó tổng giám đốc điều hành Quỹ Đầu tư năng lượng, VinaCapital: Việt Nam đã có những bước tiến rất nhanh, trở thành quốc gia hàng đầu về sản xuất điện tái tạo ở Đông Nam Á. Năng lượng tái tạo sẽ trở thành một phần quan trọng cơ cấu nguồn năng lượng của Việt Nam. Hiện nay, rất nhiều nhà đầu tư quốc tế đang tìm kiếm cơ hội gia tăng sự hiện diện ở Việt Nam, chủ yếu tập trung mua lại các công ty đang hoạt động. Trước đây, hầu hết giao dịch M&A diễn ra với các tài sản đơn lẻ, quy mô nhỏ và thường bán 100% cổ phần. Trong vòng 6 tháng tới, thị trường M&A được kỳ vọng sẽ sôi động và cạnh tranh hơn, có khả năng tạo ra nhiều điểm gia nhập hấp dẫn hơn".

Bà Khanh Nguyễn, Giám đốc Khối Phát triển kinh doanh, Gamuda Land (HCMC): Với doanh nghiệp bất động sản, quỹ đất là tiền đề cốt lõi và M&A là giải pháp chiến lược để mở rộng quỹ đất nhanh chóng nhất. Trong bối cảnh Chính phủ đang thực hiện các biện pháp kiểm soát tín dụng vào bất động sản, rà soát các doanh nghiệp kinh doanh không hiệu quả, rất nhiều cơ hội đang mở ra cho chủ đầu tư ngoại gia nhập thị trường hoặc mở rộng quy mô. Tuy nhiên, để thu hút doanh nghiệp nước ngoài, Việt Nam cần cập nhật, hoàn thiện hành lang pháp lý cho M&A, các quy định pháp luật về đầu tư - kinh doanh bất động sản (đấu giá, đấu thầu, cơ chế xác định giá đất…). Hy vọng, việc sửa đổi Luật Đất đai sẽ tạo động lực cho thị trường phát triển sôi nổi hơn.

Thạch Thảo (t/h)

Bài liên quan

Tin mới

Phiên giao dịch chứng khoán chiều 8/5 : Nhiều mã hồi phục, NVL bị đẩy về kịch sàn
Phiên giao dịch chứng khoán chiều 8/5 : Nhiều mã hồi phục, NVL bị đẩy về kịch sàn

Dù lực cầu lớn, nhưng lực bán quá mạnh khiến NVL không thể trụ vững, lao dốc về mức kịch sàn khi đóng cửa phiên chiều nay 8/5 với thanh khoản lớn nhất thị trường. Tuy nhiên, VN-Index lại có phiên thoát hiểm ở phút 90 nhờ dòng tiền hoạt động tích cực.

Sửa đổi thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”
Sửa đổi thủ tục xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân”

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Quyết định số 1302/QĐ-BGDĐT công bố thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung lĩnh vực Giáo dục và Đào tạo thuộc hệ thống giáo dục quốc dân gồm thủ tục Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo nhân dân” và Xét tặng danh hiệu “Nhà giáo ưu tú”.

Đã có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng
Đã có 3 đơn vị trúng thầu 3.400 lượng vàng

Ngân hàng Nhà nước vừa cho biết đã đấu thầu thành công 34 lô tương đương 3.400 lượng vàng với tổng số thành viên trúng thầu là 3 thành viên. Theo đó, giá trúng thầu cao nhất là 86,05 triệu đồng/lượng, giá trúng thầu thấp nhất là 86,05 triệu đồng/lượng. So với lần gọi thầu gần đây nhất, giá tham chiếu để tính giá trị đặt cọc tăng thêm 2,4 triệu đồng/lượng.

Thừa Thiên Huế tăng cường phối hợp chống buôn lậu, hàng giả
Thừa Thiên Huế tăng cường phối hợp chống buôn lậu, hàng giả

Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Thừa Thiên Huế vừa ban hành Kế hoạch phối hợp chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trên địa bàn năm 2024.

Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 10: TPBank thực thi phát triển bền vững
Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam - Bài 10: TPBank thực thi phát triển bền vững

Tại Hà Nội, Công ty CP Báo cáo đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) phối hợp với Báo điện tử VietNamNet, tổ chức Lễ công bố Top 500 DN lợi nhuận tốt nhất Việt Nam (PROFIT500). TH&CL giới thiệu đôi nét từng đơn vị trong danh sách này.

“Cửu đỉnh-Hoàng cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới
“Cửu đỉnh-Hoàng cung Huế” được ghi danh vào Danh mục Ký ức thế giới

Đại diện Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế cho biết, ngày 8/5/2024 tại Hội nghị Toàn thể lần thứ 10 của Ủy ban Chương trình Ký ức Thế giới Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO được tổ chức tại Mông Cổ, hồ sơ Những bản đúc nổi trên chín đỉnh đồng ở Hoàng Cung Huế (hay còn có tên gọi khác Cửu đỉnh – Hoàng Cung Huế) được vinh danh là “Di sản Tư liệu Thế giới”.