# quản lý xăng dầu
Xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ngoài Bộ Công Thương, hiện có 06 bộ, ngành cùng quản lý
Phát biểu tại phiên họp tổ, Kỳ họp thứ tư, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tình hình xăng dầu trong nước thời gian qua có những biến động: “Tôi thừa nhận trách nhiệm này. Tuy nhiên, xăng dầu là mặt hàng chiến lược, ngoài Bộ Công Thương, hiện có 06 bộ, ngành cùng quản lý".
Bộ Công Thương đề xuất giao Bộ Tài chính điều hành xăng dầu, vì sao Bộ Tài chính....từ chối
Trong bản Dự thảo sửa Nghị định 95 của Bộ Công Thương ngày 18/01/2023 đã đưa ra 03 đề xuất liên quan đến giao đầu mối phụ trách việc điều hành giá xăng dầu. Đề xuất đầu tiên liên quan đến việc giữ nguyên như các điều hành hiện nay. Đề xuất thứ hai là giao Bộ Tài chính toàn quyền điều hành xăng dầu và đề xuất thứ ba là giao Bộ Công Thương chịu trách nhiệm tổng thể về điều hành xăng dầu.
Bộ Tài chính - Công Thương cần giải trình rõ dấu hiệu những bất ổn về xăng dầu
Theo đại diện các doanh nghiệp, vấn đề chiết khấu của doanh nghiệp bán lẻ bị bóp nghẹt là nguồn cơn xảy ra những bất ổn của thị trường xăng dầu. Đó là nguyên nhân chính gây thua lỗ của doanh nghiệp, khiến họ không mặn mà kinh doanh, nhưng buộc phải bán trong mọi tình huống.
Chuyện quản lý, kinh doanh, phân phối xăng dầu "đùn đẩy" đến bao giờ?
Chuyên gia kinh tế, Tiến sỹ Vũ Đình Ánh cho biết: "Vấn đề lớn nhất của thị trường xăng dầu hiện nay là tạo ra sự đối đầu giữa đầu mối và phân phối - bán lẻ và cốt lõi vấn đề thời gian qua là xung đột lợi ích".
Bài 2: Bộ Công Thương đã buông lỏng quản lý và vi phạm trong hoạt động kinh doanh xăng dầu như thế nào?
Đầu năm 2024, Thanh tra Chính phủ ban hành kết luận số 15, kết luận thanh tra việc chấp hành chính sách, phát luật trong công tác quản lý Nhà nước về xăng dầu đối với Bộ Công Thương. Tại Kết luận số 15, Thanh tra Chính phủ đã chỉ ra hàng loạt những yếu kém, buông lỏng quản lý, vi phạm chính sách pháp luật trong hoạt động kinh doanh xăng dầu của Bộ Công Thương, những cá nhân, tập thể.