# doanh nghiệp nhà nước
Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước yếu kém, thua lỗ
Văn phòng Chính phủ vừa có Thông báo số 57/TB-VPCP kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về đề án “Cơ cấu lại doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty Nhà nước giai đoạn 2021-2025”.
Bộ trưởng Bộ Tài chính tìm giải pháp đẩy nhanh quá trình cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp
Thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp trong giai đoạn 2016 – 2020 theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ, số lượng DNNN đã giảm mạnh so với giai đoạn 2011-2015. Số lượng DNNN chỉ còn chiếm khoảng 0,08% tổng số DN đang hoạt động trong cả nước tính đến thời điểm 31/12/2020, nhưng các DNNN vẫn đang nắm giữ nhiều nguồn lực quan trọng của nền kinh tế.
Nghiên cứu sửa chính sách tiền lương của lao động doanh nghiệp Nhà nước
Đây là một trong những nội dung được nêu tại Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính phủ về tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động và huy động nguồn lực của doanh nghiệp Nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty trong phát triển kinh tế - xã hội.
Điểm tên những doanh nghiệp Nhà nước thua lỗ nghìn tỷ, đang bị kiểm soát đặc biệt?
Trong báo cáo gửi Quốc hội, Kiểm toán Nhà nước đã “điểm danh” một số khoản đầu tư của Tập đoàn, Tổng công ty đã liên kết, đầu tư dài hạn khác bị thua lỗ, mất vốn, không có khả năng thanh toán các khoản nợ đến hạn… Thậm chí, nhiều doanh nghiệp đã bị đưa vào diện kiểm sát đặc biệt như VNS: Công ty TNHH MTV Thép tấm lá Phú Mỹ- VNSteel, Công ty CP Gang thép Thái Nguyên,....
Cà Mau tăng cường quản lý đất đai đối với các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đã cổ phần hóa
Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đã có công văn chỉ đạo Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Cục Thuế tỉnh triển khai thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thường trực Tỉnh ủy tại Công văn số 765-CV/TU ngày 13/9/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác quản lý đất đai đối với các doanh nghiệp nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập đã cổ phần hóa.
Sửa luật để hoàn thiện thể chế về quản trị doanh nghiệp
Khung pháp lý về quản trị công ty trong doanh nghiệp nhà nước tại Việt Nam mặc dù đã hình thành nhưng rất cần tiếp tục hoàn thiện để nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước, đưa khối doanh nghiệp này đạt vị thế tương xứng với tiềm lực và mục tiêu đã đề ra. Trong đó, mục tiêu xây dựng chính sách là tăng cường công tác quản trị công ty tại doanh nghiệp nhà nước thay vì tập trung vào quản lý vốn nhà nước như hiện nay.
Nhiều thách thức với chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước
Sáng nay (26/7), tại Hà Nội, Báo Điện tử VOV phối hợp cùng các cơ quan liên quan tổ chức Hội thảo "Chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước: Cơ hội và thách thức". Tại hội thảo, những thách thức đối với chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhà nước được bàn luận, từ đó đưa ra các giải pháp tháo gỡ.
NHNN: Các NH trong hệ thống phối hợp với các NH khác để có thể đồng tài trợ
Theo Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Thị Hồng, các doanh nghiệp nhà nước đều có nhu cầu vay vốn rất lớn, do đó, Ngân hàng Nhà nước đã chỉ đạo các ngân hàng trong hệ thống, trên cơ sở khả năng cân đối vốn phối hợp với các ngân hàng khác để có thể đồng tài trợ. Doanh nghiệp nhà nước có nhu cầu vay vốn lớn, các ngân hàng có thể đồng tài trợ cho vay
Người quản lý doanh nghiệp nhà nước còn ít nhất 10 năm công tác mới được luân chuyển
Một trong các điều kiện, tiêu chuẩn luân chuyển người quản lý doanh nghiệp nhà nước, kiểm soát viên đó là phải còn thời gian công tác ít nhất 10 năm công tác, tính từ thời điểm luân chuyển; trong một số trường hợp đặc biệt, do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định...
Thủ tướng: 'Không để doanh nghiệp đến xin, đến kêu thì mới làm'
Đây là yêu cầu được Thủ tướng đặt ra với các bộ ngành tại cuộc gặp mặt đầu xuân các doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) tiêu biểu, diễn ra ngày 03/03.
Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước
Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.
Cần giải pháp mạnh mẽ để tăng tốc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước “giậm chân tại chỗ”
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước là một trong ba trụ cột của quá trình tái cơ cấu nền kinh tế, giúp huy động được nguồn vốn của người lao động và nhân dân giảm bớt được gánh nặng tài chính đè lên vai các cơ quan nhà nước. Trong năm 2023 và 7 tháng năm 2024, các đơn vị tiếp tục triển khai cổ phần hóa theo kế hoạch giai đoạn 2022-2025, song chưa có doanh nghiệp nào được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cổ phần hóa. Như vậy, việc cổ phần hóa doanh nghiệp vẫn “giậm chân tại chỗ”.
Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...