Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Xử lý vướng mắc trong chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại doanh nghiệp nhà nước

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang lấy ý kiến góp ý với dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg về Tiêu chí phân loại doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn nhà nước thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn 2021-2025.

Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết, Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg đã được Thủ tướng Chính phủ ban hành đến nay được hơn hai năm. Tổng hợp tình hình thực hiện cho thấy, việc ban hành Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg đã góp phần đẩy nhanh quá trình thực hiện sắp xếp lại khối DNNN giai đoạn 2021- 2025 theo đúng chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, một số Bộ, địa phương còn gặp phải một số vướng mắc, lúng túng cần nghiên cứu, đề xuất các giải pháp tháo gỡ, cụ thể như sau:

Khoản 3 Điều 4 Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định: "3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu có trách nhiệm triển khai thực hiện Kế hoạch sắp xếp lại doanh nghiệp giai đoạn 2021-2025 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định bằng văn bản cá biệt đối với các trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này". Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện một số cơ quan có ý kiến chưa rõ đối tượng các doanh nghiệp, cơ quan đại diện chủ sở hữu cần báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này, chỉ bao gồm các doanh nghiệp cấp 1 hay cả các doanh nghiệp cấp 2 là công ty con của công ty mẹ do cơ quan chủ sở hữu quyết định thành lập và giao quản lý.

Nhằm đẩy mạnh phân cấp, trao quyền hơn cho cơ quan đại diện chủ sở hữu và thống nhất cách hiểu, quy trình áp dụng nội dung quy định này thì cần thiết nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo hướng:

Nêu rõ từng đối tượng doanh nghiệp mà cơ quan đại diện chủ sở hữu báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định trong trường hợp không thực hiện được theo Quyết định này. Cụ thể bao gồm: DNNN, doanh nghiệp có vốn nhà nước, doanh nghiệp có vốn góp của Công ty mẹ.

Nêu rõ thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, cơ quan đại diện chủ sở hữu trong việc xem xét, quyết định việc không thực hiện sắp xếp được theo Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg.

Bên cạnh đó, điểm b khoản 1 Điều 5 Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg quy định: "Công ty mẹ quyết định nắm giữ trên 50% vốn điều lệ đối với các doanh nghiệp...". Trong thực tế triển khai, cụm từ "quyết định" khiến một số cơ quan, doanh nghiệp hiểu là thẩm quyền thuộc Công ty mẹ là chưa phù hợp với quy định.

Do đó, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề xuất cần sửa đổi, bổ sung chuẩn xác lại nội dung này trong Quyết định sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg đảm bảo có cách hiểu thống nhất trong quá trình thực hiện.

Đồng thời dự thảo Quyết định cũng dự kiến bổ sung quy định đối với trường hợp sắp xếp các doanh nghiệp cấp 2 có vốn góp của Công ty mẹ nắm giữ từ dưới 50% vốn điều lệ trở xuống để các cơ quan có căn cứ triển khai thực hiện thống nhất.

Căn cứ các nội dung nêu trên, để xử lý các vướng mắc trong quá trình thực hiện Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg, đẩy nhanh tiến độ thực hiện chuyển đổi sở hữu, sắp xếp lại, thoái vốn giai đoạn đến hết năm 2025, việc sửa đổi, bổ sung Quyết định số 22/2021/QĐ-TTg là cần thiết, phù hợp với quy định pháp luật và đáp ứng yêu cầu thực tiễn đặt ra.

Mời bạn đọc xem toàn văn dự thảo và góp ý tại đây.

Theo Chinhphu.vn

Bài liên quan

Tin mới

Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam
Chiến thắng Điện Biên Phủ: Sáng ngời bản lĩnh và trí tuệ Việt Nam

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ - cách đây 70 năm - giáng một đòn chí mạng vào các nước phương Tây, cũng như nỗ lực duy trì thuộc địa Đông Dương của Pháp. Lần đầu tiên, quân đội của một nước thuộc địa nhỏ bé tại châu Á - đã đánh bại quân đội một cường quốc tại châu Âu, tạo ra một cơn địa chấn chính trị, làm rung chuyển toàn thế giới…

Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV
Thông cáo Báo chí về kết quả Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV

Chiều 2/5/2024, Kỳ họp bất thường lần thứ 7, Quốc hội khóa XV đã diễn ra tại Nhà Quốc hội, Thủ đô Hà Nội để thực hiện các nội dung quan trọng.

Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ
Bảo đảm nguồn điện phục vụ cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Công ty Điện lực Thanh Hóa đã xây dựng phương án cụ thể bảo đảm nguồn điện phục vụ tổ chức Cầu truyền hình trực tiếp Lễ kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954 – 7/5/2024) tại Quảng trường Lam Sơn, TP Thanh Hóa.

Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội
Ông Trần Thanh Mẫn được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội

Tại kỳ họp bất thường thứ 7, ông Trần Thanh Mẫn, Phó Chủ tịch thường trực Quốc hội, được phân công điều hành hoạt động của Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội thay ông Vương Đình Huệ vừa miễn nhiệm.

Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ
Thanh Hóa: Tăng tốc để đường dây 500kV mạch 3 về đích đúng tiến độ

Thanh Hóa cam kết, chậm nhất đến ngày 30/5 sẽ đảm bảo mặt bằng sạch 100% khoảng néo để đủ điều kiện đóng điện, đưa công trình đường dây 500kV mạch 3 đoạn từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) vận hành trước ngày 30/6/2024 như chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024
Thanh Hóa đánh giá, phân hạng các sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024

Chiều 2/5, ông Lê Đức Giang, Tỉnh uỷ viên, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh đợt 1 năm 2024. Cùng tham dự có các thành viên Tổ giúp việc Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, đại diện các địa phương và chủ thể sản xuất.