Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương trong DNNN

Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội đang dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, trong đó đề xuất quy định quản lý lao động, xây dựng thang lương, bảng lương...

Quản lý lao động

Doanh nghiệp thực hiện tuyển và sử dụng lao động phù hợp với tổ chức lao động, tổ chức sản xuất, yêu cầu, nhiệm vụ sản xuất, kinh doanh, bảo đảm công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, nội quy, quy chế và Điều lệ của doanh nghiệp. 

Hằng năm, doanh nghiệp phải xây dựng kế hoạch lao động, báo cáo Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị, Chủ tịch công ty phê duyệt làm cơ sở để tuyển và sử dụng lao động; thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách đối với người lao động theo quy định của pháp luật lao động.

Đối với doanh nghiệp tuyển lao động vượt quá nhu cầu sử dụng dẫn đến người lao động không đủ việc làm hoặc không có việc làm, phải chấm dứt hợp đồng lao động, làm tăng chi phí của doanh nghiệp thì tùy theo hậu quả, Tổng giám đốc, Giám đốc, Thành viên hội đồng phải chịu trách nhiệm trước cơ quan đại diện chủ sở hữu và đây là một nội dung để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của Tổng giám đốc, Giám đốc và Thành viên hội đồng.

Xây dựng thang lương, bảng lương

Căn cứ vào cơ cấu tổ chức quản lý, tổ chức lao động và tổ chức sản xuất, doanh nghiệp xây dựng, ban hành thang lương, bảng lương, phụ cấp lương đối với người lao động, bảng lương đối với Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách làm cơ sở để xếp lương, thỏa thuận tiền lương trong hợp đồng lao động, thực hiện chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động.

Các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải bảo đảm tổng tiền lương của người lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách tính theo các mức lương trong thang lương, bảng lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác (nếu có) không vượt quá tổng tiền lương kế hoạch tương ứng của người lao động, Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách, trong đó mức tiền lương của Tổng giám đốc, Giám đốc không vượt quá mức tiền lương quy định tại điểm b khoản 1 Điều 16 Nghị định này.

Khi xây dựng mới hoặc sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, phụ cấp lương, doanh nghiệp phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, tổ chức đối thoại tại nơi làm việc theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành, báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu cho ý kiến đối với thang lương, bảng lương, phụ cấp lương của người lao động, chấp thuận đối với bảng lương của Ban điều hành, Thành viên hội đồng, Kiểm soát viên chuyên trách và công khai tại doanh nghiệp trước khi thực hiện.

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh:

Nghị định này quy định về quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước, bao gồm:

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định tại khoản 2 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại khoản 3 Điều 88 Luật Doanh nghiệp.

 

Điểm b khoản 1 Điều 16 - Dự thảo Nghị định quản lý lao động, tiền lương, thù lao, tiền thưởng trong doanh nghiệp nhà nước:

  1. b) Tiền lương, tiền thưởng của Ban điều hành được trả theo vị trí chức danh và kết quả sản xuất, kinh doanh, trong đó tiền lương, tiền thưởng của Tổng giám đốc, Giám đốc (trừ trường hợp được thuê làm việc theo hợp đồng lao động) phải bảo đảm: mức tiền lương tối đa không quá 10 lần so với mức tiền lương bình quân của người lao động; mức tiền thưởng tối đa không vượt quá số tháng tiền lương thực hiện được trích lập trong quỹ khen thưởng, phúc lợi của doanh nghiệp theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này, nhân với tỷ lệ (%) giữa quỹ tiền thưởng và tổng quỹ khen thưởng, phúc lợi theo quy định tại khoản 3 Điều 14 Nghị định này.

T. Hương (Nguồn: https://xaydungchinhsach.chinhphu.vn/)

Bài liên quan

Tin mới

Thanh Hóa ban hành công điện tập trung ứng phó với bão số 4 và mưa lũ
Thanh Hóa ban hành công điện tập trung ứng phó với bão số 4 và mưa lũ

Chiều 19/9, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa có Công điện số 22 gửi Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Giám đốc Công an tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Giám đốc các sở, ban, ngành, đơn vị cấp tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị liên quan về việc tập trung ứng phó với bão số 4 và mưa lũ.

Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh gặp mặt Đoàn Đại biểu thiếu nhi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”
Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ninh gặp mặt Đoàn Đại biểu thiếu nhi tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em”

Chiều 19/9, Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh tổ chức gặp mặt, động viên, chia sẻ kinh nghiệm cho Đoàn Đại biểu thiếu nhi tỉnh Quảng Ninh tham dự phiên họp giả định “Quốc hội trẻ em” lần thứ II, năm 2024.

Hà Nội: Bánh trung thu “đại hạ giá” xuống phố
Hà Nội: Bánh trung thu “đại hạ giá” xuống phố

Hôm nay đã là 17/8 lâm lịch, qua rằm trung thu được 2 ngày. Khi những quầy bánh trung thu của các công ty như: Kinh Đô, Thu Hương, Hữu Nghị... được tháo dỡ là lúc đến thời của bánh trung thu “đại hạ giá”.

Tiết lộ lý do FGF bất ngờ xuất hiện tại Gumball 3000
Tiết lộ lý do FGF bất ngờ xuất hiện tại Gumball 3000

Dịch vụ và dàn xe điện VinFast của FGF được các Gumballers dành nhiều lời khen và đánh giá tích cực là “bảo chứng” cho uy tín của công ty thuê xe được tỷ phú Phạm Nhật Vượng thành lập.

Thấy gì từ vị trí siêu kết nối của phân khu The Victoria
Thấy gì từ vị trí siêu kết nối của phân khu The Victoria

Là phân khu hưởng trọn lợi thế siêu kết nối của đại đô thị, cùng vị trí đắc địa khi nằm tách biệt với các dự án khác, The Victoria trở thành giao điểm kết nối giữa nhịp sống sôi động và yên bình để trở thành một điểm nhấn khác biệt của Vinhome Smart City.

“Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030”
“Bình Dương sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương vào năm 2030”

Đó là lời phát biểu của ông Phạm Trọng Nhân, Giám đốc Sở Kế hoạch Đầu tư tỉnh Bình Dương tại buổi họp báo thông tin Lễ Công bố Quy hoạch hoạch tỉnh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.