Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam – Chiến lược phát triển công nghệ thông tin

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vừa ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển Chính phủ số và bảo đảm an toàn thông tin mạng trong hoạt động của Ngân hàng Nhà nước năm 2022.

Mục đích tổng thể của kế hoạch nhằm hoàn thiện cơ sở pháp lý tạo môi ứng dụng toàn diện công nghệ thông tin, các công nghệ mới của cách mạng công nghiệp 4.0 vào hoạt động nghiệp vụ ngân hàng và từng bước chuẩn hóa hạ tầng công nghệ thông tin của ngành Ngân hàng.

Ngân hàng Nhà nước vừa mới ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh minh họa, nguồn internet
Ngân hàng Nhà nước vừa mới ban hành kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin. Ảnh minh họa, nguồn internet.

Một trong những mục tiêu nữa là hoàn thành cơ bản mô hình chính phủ điện tử tại Ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao hiệu quả điều hành của Ngân hàng Nhà nước, chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, dịch vụ công phù hợp với lộ trình xây dựng chính phủ điện tử hướng tới chính phủ số.

Nằm trong nhóm các mục tiêu cơ bản còn có việc xây dựng cách thức vận hành công việc trong hệ thống Ngân hàng Nhà nước dựa trên dữ liệu và công nghệ số; ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin theo chiều sâu cho toàn bộ các hoạt động nghiệp vụ Ngân hàng Nhà nước, trước mắt ưu tiên cho công tác thanh tra, giám sát; hoàn thiện nền tảng an ninh mạng, phát hiện và xử lý kịp thời các sự cố an ninh mạng.

Kế hoạch bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau: Hoàn thiện môi trường pháp lý về công nghệ thông tin; Phát triển hạ tầng công nghệ thông tin; Phát triển các nền tảng, hệ thống và dữ liệu; Duy trì và phát triển các ứng dụng, dịch vụ; Bảo đảm an toàn thông tin; Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin… với các giải pháp cụ thể như: Nhóm giải pháp hoàn thiện khung pháp lý về hoạt động công nghệ thông tin; Đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp; Phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp; Nghiên cứu, hợp tác và chuyển giao công nghệ; Củng cổ nguồn nhân lực công nghệ thông tin; Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế./.

Lê Pháp (T/h)

Bài liên quan

Tin mới

Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo
Trăn trở những tỉnh nghèo và sự nỗ lực vươn lên thoát nghèo

Dựa trên bảng xếp hạng của https://luathoangphi.vn/ thì, Việt Nam còn nhiều tỉnh nghèo. Tính theo tổng sản phẩm (GRDP) trên địa bàn của 63 tỉnh, thành phố đến năm 2022 (https://thuvienphapluat.vn/), 5 tỉnh thấp nhất lần lượt là Hà Giang, Kon Tum, Điện Biên, Lai Châu, Cao Bằng, Bắc Kạn.

Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng
Xử phạt vi phạm hành chính và tịch thu hàng hóa với số tiền hơn 950 triệu đồng

Thực hiện kế hoạch "Tháng hành động vì an toàn thực phẩm" và kế hoạch chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại địa bàn tỉnh Quảng Trị năm 2024, Đội QLTT số 1, Cục QLTT tỉnh Quảng Trị đã tăng cường xây dựng cơ sở, bắt giữ và xử lý có hiệu quả nhiều hàng hóa vi phạm.

Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần
Lãi sau thuế Helio Energy quý I/2024 tăng nhẹ nhưng vẫn gấp 4,3 lần

Dù doanh thu của CTCP Helio Energy (mã HIO) chỉ tăng nhẹ 4% so với cùng kỳ năm ngoái, nhưng lợi nhuận sau thuế lại tăng mạnh, chủ yếu do chi phí lãi vay giảm.

Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Thanh Hóa cải thiện sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Theo quy hoạch, đến năm 2030, toàn tỉnh có 115 cụm công nghiệp (CCN) với tổng diện tích 5.267,25ha. Đến nay, đã có 45 CCN được thành lập (có nhà đầu tư hạ tầng) với tổng diện tích hơn 1.633ha. Đầu năm 2024, những tín hiệu tích cực đã đến với một số CCN trên địa bàn, kỳ vọng cải thiện dần sự chậm trễ trong đầu tư hạ tầng CCN, tạo thuận lợi để các nhà đầu tư thứ cấp thuê đất phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp
Thanh Hóa đẩy mạnh chuyển đổi số trong sản xuất nông nghiệp

Hướng tới sản xuất nông nghiệp hiện đại, ngành nông nghiệp của tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số. Qua đó, người nông dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm nông nghiệp; đồng thời, góp phần mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc
Hà Nam thu giữ 700 kg thực phẩm không rõ nguồn gốc

Lực lượng chức năng tỉnh Hà Nam vừa tiến hành kiểm tra cơ sở kinh doanh thực phẩm đông lạnh trên địa bàn xã Bối Cầu, huyện Bình Lục, thu giữ 700 kg thịt lợn không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.