Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành dệt may cần “đi thăng bằng trên dây”

Theo Giám đốc điều hành Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Cao Hữu Hiếu: Ngành dệt may chưa nên hướng tới mục tiêu phải nội địa hóa tối đa bằng mọi giá, cần phải “đi thăng bằng trên dây” - phát triển bền vững.

Không nên đầu tư dàn trải

Hiệp định Đối tác Toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là một động lực phù hợp cho ngành dệt may Việt Nam phát triển sản xuất nguyên phụ liệu.

Ông Hiếu nhận định: Thực tế số lượng nhập khẩu từ các nước trong khối CPTPP, chỉ chiếm tỷ lệ khoảng 14,5% trong tổng số xuất khẩu của toàn ngành năm 2018. Bài toán hàng đầu đối với ngành dệt may từ khi CPTPP có hiệu lực là lợi thế về nhân công giá rẻ không còn nên phải tiến hành nội địa hóa để mang lại lợi nhuận. Đây là việc làm khó và muốn làm phải “có thực mới vực được đạo”.

Ngành dệt may cần “đi thăng bằng trên dây”Ngành dệt may cần “đi thăng bằng trên dây”

“Dệt may Việt Nam chưa thể đầu tư nhanh và mạnh vào khâu dệt, nhuộm hoàn tất, marketing, phân phối - những khâu mang lại lợi nhuận cao, bởi đòi hỏi tỷ suất đầu tư rất lớn. Đồng thời, nguồn lực về tài chính, nhân sự, thị trường của Việt Nam đều chưa đủ để đầu tư sản xuất toàn bộ nguyên liệu cho khu vực CPTPP. Do đó, phải tính toán việc đầu tư nội địa hóa như thế nào để phù hợp với quy mô sản xuất”, ông Hiếu nói.

Ông Hiếu cũng nêu vấn đề: Quy mô sản xuất vải của Việt Nam đạt khoảng 2 tỷ mét/năm. Trong khi quy mô sản xuất của Trung Quốc gần 90 tỷ mét vào năm 2017.

Để đáp ứng quy tắc xuất xứ, giả thiết Việt Nam tăng quy mô sản xuất lên 8 tỷ mét/năm, cũng mới chỉ bằng 8% quy mô sản xuất của Trung Quốc. Lúc này, giá vải sản xuất ra sẽ có giá cao hơn ít nhất 30% so với giá vải của Trung Quốc, liệu các nước khu vực CPTPP có chấp nhận lựa chọn vải Việt Nam?

Đáng chú ý, với 8 tỷ mét vải là các loại vải khác nhau, phải chia ra sản xuất ở 100 nhà máy, gây khó khăn, tăng chi phí cung ứng, khiến giá thành càng khó cạnh tranh với vải Trung Quốc; việc quản trị chuỗi cung ứng cũng phức tạp hơn khi phải dàn sản xuất dù lượng hàng nhỏ.

 “Điểm nghẽn” chi phí R&D

Năm 2016, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) đưa ra dự báo, 85% lao động trong ngành dệt may của Việt Nam sẽ bị máy móc công nghệ của cuộc CMCN 4.0 thay thế. Thực tế, nhận diện tác động sau 3 năm và các bước đi để tiếp cận công nghiệp 4.0 với ngành dệt may, trong vòng 10 năm tới, 85% lao động dệt may bị ảnh hưởng là chưa có khả năng xảy ra. Việc tăng năng suất và tự động hóa các khâu khó trong sản xuất, chỉ làm giảm nhu cầu về lao động giản đơn trong ngành may khoảng 15%, giảm ở khâu trải vải (trải bằng máy, cắt bằng lazer, định vị trên máy tính), đóng gói tự động. Tuy nhiên, công nhân trên chuyền may chưa giảm.

Theo một khảo sát mới đây của Vinatex, nếu xét trên thang điểm 5 về độ sẵn sàng và mức độ công nghệ phù hợp nhất với CMCN 4.0 thì, các DN dệt may Việt Nam được khảo sát hiện chỉ ở mức điểm trung bình 2.59/5 điểm của khảo sát, trong đó nhóm ngành sợi có mức độ hiện đại hóa cao nhất 3.02, ngành may 2.85, ngành dệt đang ở mức thấp nhất với 2.05 điểm.

Điểm nghẽn khó nhất của các DN dệt may Việt Nam là chi phí cho hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) rất thấp, gần như không có do tỷ suất lợi nhuận thấp, tích lũy quy mô còn nhỏ và phải xuất phát từ chính sách của Chính phủ.

Theo đó, giải pháp quan trọng đầu tiên để phát triển nhanh, bền vững ngành dệt may là trong Quy hoạch tổng thể phát triển công nghiệp của Việt Nam đến năm 2030, Chính phủ cần xác định rõ ngành dệt may sẽ phát triển đến quy mô nào? Trong Chiến lược phát triển cho ngành công nghiệp dệt may, cần phân tích kỹ chính sách của các quốc gia cạnh tranh để có chính sách phù hợp. Bên cạnh đó, đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, cắt giảm các điều kiện kinh doanh không phù hợp; có chính sách khuyến khích đổi mới công nghệ để tiết kiệm năng lượng, bảo vệ môi trường…

Hoan Nguyễn

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.