Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngành dệt may và những cơ hội, thách thức trong thời gian tới

Giải pháp cấp thiết trước mắt đối với các doanh nghiệp ngành dệt may là tiếp tục bám sát và phát triển thị trường, trong đó tập trung tìm cơ hội từ thị trường Mỹ; đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới…

Tại Hội nghị thảo luận phương hướng sản xuất, kinh doanh năm 2024 của Tập đoàn Dệt May Việt Nam (Vinatex), ông Cao Hữu Hiếu - Tổng giám đốc Vinatex cho biết, xu hướng thị trường quý IV/2023, có những chuyển biến tích cực khi FED không tăng lãi suất trong tháng 9 mà lùi xuống cuối năm, thị trường Mỹ và Trung Quốc phục hồi tốt, chỉ số quản trị mua hàng (PMI) của 2 thị trường này đều trên 50 điểm (cao hơn mức dự báo); lạm phát EU tháng 9 giảm 4,3% và tháng 9/2023, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng 4,6% so cùng kỳ ​2022.

Về thị trường xuất khẩu dệt may của Việt Nam, tháng 8/2023, đạt đỉnh 4,06 tỷ USD; đến tháng 9, tuy có giảm, nhưng xuất sang thị trường Mỹ và Trung Quốc tăng lần lượt 2% và 11% so cùng kỳ 2022; ngành khăn - gia dụng tiếp tục duy trì được lợi thế về giá nguyên liệu và thị trường đầu ra; ngành dệt - nhuộm không có nhiều thay đổi.

Ngành may, đa số đơn vị non tải trong quý IV/2023, nhưng có dấu hiệu khách hàng tăng cường trao đổi. ​Với ngành sợi, giá bông đưa vào sản xuất quý III và IV/2023 hiện đã tiệm cận giá thị trường và ở mức thấp hơn so 6 tháng đầu năm, giúp ngành sợi có hiệu quả hơn.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Ông Lê Tiến Trường - Chủ tịch HĐQT Vinatex nhấn mạnh, tổng thể thị trường 2024 có nhiều khả năng cải thiện nhu cầu hơn 2023, tuy nhiên mức độ cải thiện nhỏ; tổng cầu 2024, dự kiến vẫn thấp hơn 2022 từ 5 - 7%; xu thế giảm số lượng hàng hóa để chuẩn bị dần cho việc có khả năng áp dụng EPR (trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất); đơn giá có thể tăng hơn trên nền số lượng giảm và yêu cầu chất lượng, tiêu chuẩn phi tài chính khác cao lên; ngành sợi có thể có những diễn biến bất ngờ do áp dụng chính sách chặt chẽ hơn với sản phẩm có lao động cưỡng bức.

Chủ tịch HĐQT Vinatex nhận định, Việt Nam có những thuận lợi như xu thế điều chỉnh VND yếu đi để hỗ trợ xuất khẩu sau 1 năm giảm sút, lãi suất quay về mức trước dịch bệnh, các quốc gia cạnh tranh đã giảm mạnh đồng nội tệ 2 năm 2022, 2023 nên còn ít dư địa và chính sách miễn giảm thuế phí của Nhà nước có thể được kéo dài trong năm 2024.

Dự báo, những rủi ro trong năm 2024 như bất ổn chính trị, xung đột vũ trang ở các khu vực có nguy cơ lan rộng; chiến tranh có thể gây ra những biến động kinh tế không dự báo được; tín hiệu phục hồi bền vững ở cả Mỹ, EU, Nhật Bản đều chưa rõ ràng; thời gian áp dụng EPR và CBAM đến gần; nguồn gốc các loại nguyên liệu cho ngành may có thể có hàm lượng lao động cưỡng bức.

Ông Lê Tiến Trường cũng chỉ ra những cơ hội mới như dịch chuyển nguồn Sourcing sợi từ Trung Quốc, FDI tăng cường sản xuất vải ở Việt Nam từ sợi trong nước; các sản phẩm chuyên dụng, cao cấp, kể cả nguồn nguyên liệu cao cấp dự báo khả năng tăng trưởng theo thị trường chính như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và thị trường nội địa; về tăng trưởng theo nhóm hàng là sơ mi, quần âu, jacket, suite, hàng dệt kim; về giá gia công, giá làm hàng FOB và các yêu cầu mới, hành vi mới của khách hàng.

Chủ tịch Vinatex đưa ra 3 kịch bản dự báo kim ngạch xuất khẩu, kịch bản ngành sợi, may và đề nghị đơn vị xác định hướng xây dựng kế hoạch năm 2024 với ngành may tăng trưởng doanh thu từ 3 đến 5%, lợi nhuận từ 85 - 100% so 2023; ngành sợi xây dựng tăng 10% so 2023, do tỷ lệ huy động thiết bị tăng lên trên nền giá bông dự báo từ 2,5 - 2,6 USD/kg.

Để thực hiện kế hoạch sản xuất, các doanh nghiệp, đơn vị thuộc ngành may cần tiếp cận khách hàng với sản phẩm đặc thù mới, nâng cao năng suất lao động, linh hoạt bố trí sản xuất, cơ cấu lại hệ thống sản xuất, hạn chế mở rộng để tái cấu trúc sản xuất; ngành sợi dự báo tần suất cao hơn cho đơn vị, hợp lực tài chính, cải thiện chất lượng liên tục, phấn đấu tạo ra những sản phẩm khác biệt… Trong quá trình thực hiện, Tập đoàn sẽ tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp, đơn vị trực thuộc.

Theo lãnh đạo các đơn vị trong ngành, khó khăn sẽ còn kéo dài đến năm 2024, đòi hỏi doanh nghiệp phải cân nhắc thận trọng khi xây dựng kế hoạch sản xuất, kinh doanh năm. Giải pháp cấp thiết trước mắt là tiếp tục bám sát và phát triển thị trường, trong đó tập trung tìm cơ hội từ thị trường Mỹ; đổi mới phương thức quản trị; nâng cao năng suất, trình độ, kỷ luật lao động; mạnh dạn chuyển đổi và sản xuất những mặt hàng mới…

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5
Nhiều doanh nghiệp chốt trả cổ tức, tuần từ ngày 6 đến 10/5

Trên 3 sàn HoSE, HNX và UPCoM, có 28 doanh nghiệp chốt trả cổ tức cho cổ đông, các ngày trong tuần từ 6 đến 10/5.

Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ
Hà Tĩnh công bố các quyết định luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ

Sáng 4/5, Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã tổ chức lễ công bố quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc luân chuyển, điều động, bổ nhiệm cán bộ thuộc diện Ban Thường vụ Tỉnh ủy quản lý năm 2024.

Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?
Quảng Bình triển khai chiến lược gì để đạt mục tiêu xuất khẩu 220 triệu USD?

Với mục tiêu tăng cường vai trò của doanh nghiệp và thúc đẩy hình thành các chuỗi giá trị xuất khẩu quy mô lớn, tỉnh Quảng Bình đang hướng đến việc đạt mức xuất khẩu 220 triệu USD. Đây là một phần của nỗ lực chung để đẩy mạnh phát triển xuất khẩu hàng hóa trong khu vực.

Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc
Tạm giữ trên 3.000 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc

Đội QLTT số 1, Cục QLTT Long An phối hợp Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ – Công an huyện Đức Hòa kiểm tra cơ sở đang livestream bán hàng trực tuyến trên địa bàn huyện Đức Hòa, tạm giữ 3.015 sản phẩm quần áo không rõ nguồn gốc xuất xứ.

Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu
Loạt doanh nghiệp báo lãi nhờ đầu tư cổ phiếu

Trong khi hoạt động kinh doanh cốt lõi còn gặp khó khăn, nhiều doanh nghiệp "tay ngang" mang tiền đi đầu tư cổ phiếu và có được kết quả tích cực...

Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản
Điện Biên nỗ lực đưa điện về bản

Chương trình "Bừng sáng Điện Biên" với mục tiêu khai thác tối đa tiềm năng phát triển nguồn điện trên địa bàn đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đóng góp cho mục tiêu tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đồng thời phát triển lưới điện nông thôn đưa điện lưới quốc gia đến 100% số thôn bản với ít nhất 98% số hộ dân được sử dụng điện.