Thông tin từ Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho thấy, kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ năm 2023 đạt 13,4 tỷ USD, giảm 16,2% so với năm 2022. Đây là năm đầu tiên thế mạnh Việt đứng Top 5 thế giới, ghi nhận tăng tưởng âm sau khi duy trì đà tăng suốt 2 thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu từ con số 219 triệu USD năm 2000 tăng lên 15,8 tỷ USD vào năm 2022.
Tháng 1 đầu năm nay, thị trường phục hồi tốt, mặt hàng nào xuất khẩu cũng tăng đột biến. Trong đó, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ thu về 1,49 tỷ USD, tăng 72,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Trong lĩnh vực nông nghiệp, gỗ và sản phẩm gỗ cũng là mặt hàng duy nhất có kim ngạch xuất khẩu vượt mốc 1 tỷ USD chỉ trong 1 tháng và chiếm 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp.
Hiện, Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc là 4 thị trường xuất khẩu chính của ngành hàng gỗ Việt. Trong năm 2023, các thị trường này chiếm 85% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành hàng này của nước ta.
Kim ngạch xuất khẩu của ngành gỗ cho thấy, tín hiệu phục hồi từ những tháng cuối năm 2023. Tuy nhiên, trước những khó khăn của thị trường khi xung đột giữa các quốc gia diễn biến phức tạp, kéo dài làm ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Năm 2024, khách hàng từ các thị trường truyền thống vẫn duy trì và thậm chí tăng đơn hàng so với năm cũ. Tính đến nay, doanh nghiệp đã lấp đầy đơn hàng xuất khẩu trong 6 tháng đầu năm. Điểm sáng tích cực nhất là mới đây, doanh nghiệp trúng gói thầu xuất khẩu gạo sang Indonesia với hơn 60.000 tấn gạo trong tổng số 500.000 tấn.
Theo tính toán từ hiệp hội gạo, năm nay, Việt Nam hoàn toàn có thể xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo mà vẫn đảm bảo an ninh lương thực.
Bên cạnh mặt hàng gạo là mặt hàng sầu riêng. Dự báo, kim ngạch xuất khẩu sầu riêng đông lạnh năm 2024 sẽ tăng thêm 30%.
Các loại trái cây đặc sản khác như xoài, chuối, thanh long, dừa tươi... cũng đón nhận tin vui khi có nhiều đơn hàng ngay trong tháng đầu năm mới để lên đường đi Trung Quốc, Hoa Kỳ, Australia...
Minh Anh