Theo Bộ trưởng, 6 tháng đầu năm 2020, mặc dù đạt được kết quả khích lệ, tăng trưởng chung đạt 1,16%. 63 tỉnh thành đều có tăng trưởng, đặc biệt có tỉnh có tăng trưởng đột phá tới 11,4%, 1 loạt các tỉnh có tăng trưởng trên 7%.
Bên cạnh đó, 2 nhóm chỉ tiêu căn cốt trong bối cảnh hiện nay là lương thực thực phẩm đều hoàn thành vượt mức. Riêng lương thực đã đảm bảo cho nhà nước đủ cân đối lớn đủ dự phòng, người dân có lãi trên 40%, giá cả hợp lý, doanh nghiệp xuất khẩu có giá trị và khối lượng cao nhất so với những năm gần đây.
Riêng về xuất khẩu, 6 tháng đầu năm đạt 18 tỷ USD xuất khẩu nông sản, giảm 3,4% so với cùng kỳ, tuy giảm nhưng trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 này là rất trân trọng.
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường đã đưa ra những con số tích cực của ngành nông nghiệp Việt Nam
Về nông thôn mới, 6 tháng đầu năm đã đạt 58,3% kế hoạch trong khi năm nay kế hoạch là 59%, đảm bảo vượt mứuc.
6 tháng còn lại của năm 2020, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định mặc dù 6 tháng đầu năm đạt kết qủa nền tảng, nhưng 6 tháng cuối năm là thách thức lớn hơn vì đại dịch Covid-19 đã lây lan khắp quốc gia và chưa có hồi kết, do đó vấn đề thị trường rất khó khăn.
Thứ hai, nước ta đang bước vào mưa lũ rất phức tạp, được thể hiện ngay từ đầu năm diễn biến tình hình thời tiết khắc nghiệt.
Thứ ba là dịch bệnh trên các đối tượng cây trồng vật nuôi như tả lợn châu Phi, tại 1 số tỉnh bùng phát dịch trở lại.
Thứ tư là các loại dịch khác đang đe doạ như dịch G4 xảy ra trên lợn tại Trung Quốc. Việt Nam chúng ta cũng chưa bao giờ có đàn gia cầm lớn như hiện nay, đạt gần 600 triệu con, thách thức lớn cho ngành nông nghiệp trong vấn đề thị trường.
Trước tình hình đó, dưới chỉ đạo của Thủ tướng Chỉnh phủ, mặc dù rất nhiều khó khăn nhưng phải quyết tâm nhiều lần. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết tâm không thay đổi chỉ tiêu, kể cả tăng trưởng. Để làm được đề đó, cần tập trung cho khu vực sản xuất, từng vụ, từng lĩnh vực, rà soát phối kết hợp với các giải pháp tổng thể nhất để ứng phó kịp thời với mọi tình huống.
Bên cạnh đó, tổ chức khai thác tốt thị trường trong nước với 100 triệu dân, hiện nay hàng hoá nông sản nói riêng và hàng hoá của các doanh nghiệp Việt Nam đang được tiêu thụ tốt.
Ngoài ra, công tác ứng phó thiên tai hạn chế đến mức thấp nhất cũng đã được triển khai thực hiện đến các địa phương. Chúng tôi đã kiến nghị các tỉnh, thành phố triển khai tốt chỉ thị 42 của Ban Bi thư ngày 20/3 vừa qua, hiện đã có 45 tỉnh đã triển khai gửi kế hoạch hành động về. Do năm nay có mưa bão đặc biệt, nên cần có chương trình cụ thể, sát với thực tiễn.
Đồng thời, chú trọng tái cơ cấu ngành nông nghiệp, không chỉ gia tăng về sản xuất mà còn chú ý đến thích ứng với các biến động bằng giải pháp như nông nghiệp hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, thân thiện với môi trường.
Về vấn đề nông thôn mới, sẽ tập trung 2 nhóm, nhóm 60% đã hoàn thành chỉ tiêu về nông thôn mới thì sẽ chuyển sang giai đoạn mới cấp độ cao hơn, thúc đẩy 40% còn lại để sớm hoàn thành chỉ tiêu đồng bộ.
Trúc Mai