Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Ngập tràn trái cây độc hại: Người tiêu dùng sa vào ma trận

Nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần sau hơn 10 năm và hàng

(THCL) _ Nhập siêu từ Trung Quốc đã tăng gấp 100 lần sau hơn 10 năm và hàng hóa nước này không ngừng ồ ạt chảy vào thị trường Việt Nam, thôi thì thượng vàng hạ cám. Chỉ riêng trái cây, tính trung bình, mỗi ngày có khoảng 1.000 tấn được nhập về Việt Nam.

Trung Quốc bọc túi tẩm thuốc sâu cho táo ngay từ trái cây

“Chỉ tên” hoa quả cực độc

Táo được trồng bằng công nghệ bọc túi tẩm thuốc sâu độc hại. Chất bột trong các bọc nhựa chính là thiram (một loại thuốc diệt nấm độc hại) và melarsoprol (hợp chất hữu cơ độc hại chứa arsen). Quả có màu sắc đẹp, vỏ bóng, ăn giòn, sử dụng chất bảo quản được bọc trong lưới xốp, khi bóc lưới xốp ra thấy rất nhiều hạt trắng mịn đọng trên vỏ quả đó là do hóa chất bảo quản vỏ bị bay hơi.

Đào xanh, sau khi thu hoạch sẽ được ngâm vào từng thùng lớn (bao gồm nước và rượu, phèn chua, mỳ chính…), có thế biến xanh thành chín, chua thành ngọt và trọng lượng có thể tăng gấp đôi. Phèn chua có chứa nhôm, vô cùng độc hại, ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển trí thông minh của trẻ em.

Lê mã đẹp, chứa dư lượng Endosulfan - một loại chất độc hại thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn cầu. Thuốc trừ sâu Endosulfan có tính độc cao và có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc gây ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người, gây vô sinh.

Cam rất bóng dù vỏ xanh hay vỏ vàng, được ngâm nhiều lần bởi dầu hỏa và phẩm màu. Những độc tố này ngấm qua vỏ cam sẽ là hung thủ gây ra vô số bệnh tật (có thể gây chết người) khi ăn phải những sản phẩm này.

Xoài to, chín mọng, màu vàng bắt mắt, phần lớn được làm chín siêu tốc chỉ trong vài tiếng đồng hồ bằng đất đèn và thúc chín bằng các loại thuốc chứa độc tố nguy hiểm khác.

Nho (thường đựng trong thùng lạnh), quả to tròn, màu tím nhạt, có lớp phấn trắng đục; ruột có nhiều hạt, mềm, ăn thấy vị chua. Nho nhiễm hóa chất cao hơn 3-5 lần tiêu chuẩn.

Dưa hấu bán trên thị trường loại vỏ vàng, ruột cũng màu vàng, bị tiêm nước đường hóa học vào trong ruột nên khi bổ ra sau vài tiếng, ruột sẽ bị mềm nhũn.

Hồng rất dễ nát nên hàng nhập lậu thường được tẩm nhiều hóa chất bảo quản; vỏ rất đẹp, màu vỏ đỏ đậm do bị bôi phẩm màu…

TS. Võ Mai, Phó chủ tịch Hội Làm vườn Việt Nam, nguyên Cục phó Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) nhận định: “Có đến 30% mẫu kiểm nghiệm trái cây Trung Quốc có dư lượng thuốc trừ sâu là khá nghiêm trọng”.

Càng ngày, mức độ nhiễm độc trong trái cây Trung Quốc càng nguy hại - báo động hơn, gây ảnh hưởng lớn tới sức khỏe người dân.

Người Việt: Tự hại chính mình

Việt Nam “hoa trái bốn mùa” và nhất là đồng bằng sông Cửu Long, từng được mệnh danh “vựa cây trái”, tiếc rằng người tiêu dùng ngoài Bắc không được hưởng thụ nhiều.

Nghịch cảnh ở chỗ, hoa quả Việt Nam xuất khẩu sang các nước, trong đó có Trung Quốc, hằng năm không phải là ít, nhưng chúng ta lại nhập hoa quả từ Trung Quốc (trong đó có cả hoa quả của Việt Nam được “quay trở lại”) nhiễm vô số hóa chất, độc hại? Như thế, chính người Việt tự hại người Việt - diễn ra nhiều năm qua!

Việc nhận biết, cũng như hạn chế tới mức tối đa mua hoa quả Trung Quốc có chứa chất độc hại - là điều không hề khó. Vấn đề ở chỗ, nhận thức cũng như hành vi - hành động của người tiêu dùng tới đâu?

Trách người tiêu dùng đã đành; mặt khác lên án gian thương, những đối tượng buôn bán vô đạo đức, chỉ vì lợi nhuận, lợi ích trước mắt, mù quáng mà hủy hoại đồng loại, hằng ngày hằng giờ khiến người tiêu dùng bất an, lo âu cho sức khỏe, tính mạng, cả trước mắt và lâu dài. Nhưng còn có điều khiến cả cộng đồng - xã hội bức xúc đó là trong khi hàng chục ban, ngành, cơ quan chức năng, cùng các địa phương nhận nhiệm vụ “phối kết hợp” thực hiện theo nội dung Thông tư 13; thì hàng hóa Trung Quốc nói chung, hoa quả Trung Quốc nói riêng, phần lớn chứa hóa chất, độc hại, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người - vẫn không ngừng tuôn chảy vào Việt Nam?

Thông tư 13: Những kẽ hở

Kẽ hở bởi những bất cập tồn tại, có liên quan tới Thông tư 13/2010/TT-BNNPTNT của Bộ NN&PTNT. Dư luận lên tiếng: Phải chăng, chính Thông tư 13 đang “tiếp tay” cho thực phẩm độc Trung Quốc, dễ dàng tiêu thụ tại Việt Nam?

Nho Trung Quốc nhiễm hóa chất cao hơn 3-5 lần tiêu chuẩn

Việc lấy mẫu kiểm nghiệm ATTP rau củ quả tại cửa khẩu được cho rằng thực hiện theo đúng Thông tư 13, đúng quy định của pháp luật Việt Nam. Ông Nguyễn Xuân Hồng, Cục trưởng Cục Bảo vệ thực vật (Bộ NN&PTNT) - đơn vị được giao nhiệm vụ kiểm định chất lượng ATTP nhập khẩu vào Việt Nam cũng khẳng định: “Đó là quy định hoàn toàn đúng, theo thông lệ quốc tế!”.

Tuy nhiên, theo quy định tại điều 14 của thông tư này, thì phương thức kiểm tra, lấy mẫu thông thường được áp dụng theo cách: “Thực hiện lấy mẫu kiểm nghiệm lô hàng kiểm tra theo tần suất tối đa đến 10% tùy theo mức độ rủi ro của hàng hóa”. Ngoài ra, thông tư nêu rõ “việc lấy mẫu kiểm nghiệm được thực hiện bất kỳ trong số các lô hàng kiểm tra nhập khẩu” và “lô hàng kiểm tra được phép làm thủ tục thông quan không phải chờ kết quả kiểm nghiệm chỉ tiêu ATTP”.

Theo đó, khi hàng Trung Quốc được nhập về Việt Nam chờ thông quan tại các cửa khẩu, cơ quan kiểm định chỉ việc lấy mẫu ngẫu nhiên vài kg rồi mang đi kiểm định và ngay lập tức, xe hàng sẽ được làm thủ tục thông quan, dù chưa biết kết quả lô hàng đó có an toàn hay không.

Đây chính là những kẽ hở, lỗ hổng lớn trong khâu kiểm nghiệm hàng hóa nhập khẩu tại biên giới Việt - Trung, nguyên nhân chính khiến mỗi ngày có hàng trăm tấn hoa quả độc Trung Quốc tràn vào, đầu độc người dân Việt Nam.

Hưởng ứng cuộc vận động nhưng…

Nhiều người cho hay, từ lâu đã tránh xa, không mua hoa quả Trung Quốc. Suy nghĩ được như vậy nên hễ đến chơi thăm nhà ai, tuyệt nhiên họ không mua hoa quả cho biếu. Cũng có những người thẳng thừng bằng cách thông tin cho người thân, bạn bè rằng “nhà tôi không ai ăn hoa quả (vì toàn đồ Trung Quốc), đến chơi chớ có mua”…

Do nhận thức của người tiêu dùng càng ngày càng tiến bộ hơn, nhất là có suy nghĩ “không ăn không sao, ăn vào thêm mắc bệnh” nên dứt khoát không mua hoa quả Trung Quốc. Vì thế, thời gian qua, tại nhiều chợ ở Hà Nội, hoa quả Trung Quốc ế ẩm…

Mục đích cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” nhằm “Phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực, tự cường, tự tôn dân tộc, xây dựng văn hóa tiêu dùng của người Việt Nam và sản xuất ra nhiều hàng Việt Nam có chất lượng, sức cạnh tranh cao, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước và xuất khẩu”.

Một tín hiệu đáng mừng là kết quả điều tra xã hội học gần đây của Ban Tuyên giáo Trung ương cho thấy: 59% số người tiêu dùng luôn “tự xác định khi mua hàng hóa sẽ ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; 38% “khuyên người thân trong gia đình, bạn bè, người quen biết nên mua hàng Việt Nam”; 36% cho rằng “trước đây có thói quen mua hàng có nguồn gốc xuất xứ ở nước ngoài, nay đã dừng mua (hoặc ít mua hơn), thay bằng mua hàng Việt Nam”…

Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” vẫn tiếp tục được tuyên truyền rộng khắp, góp phần tạo ra những chuyển biến tích cực về nhận thức đối với người tiêu dùng. Song ở đây còn có những điều khiến người viết bài này băn khoăn: Hàng Việt đã thực sự phong phú chưa? Liệu đến bao giờ, người Việt Nam thỏa sức mua hàng Việt Nam?

Câu trả lời dành cho các cơ quan ban, ngành chức năng, các nhà chức trách và doanh nghiệp

Xuân Phong

Tin mới

Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!
Khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024: Biển hát khúc tình ca!

Tối 29/4, tại Quảng trường Khu Du lịch biển Hải Tiến, UBND huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức khai mạc Lễ hội du lịch biển Hải Tiến năm 2024 với chủ đề “Hải Tiến - Biển hát khúc tình ca”.

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng
Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế 21,7 tỷ đồng

Quý I/2024, KIDO báo lãi sau thuế đạt 21,7 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm trước lỗ tới 150,6 tỷ đồng.

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi
Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi

Kon Tum thu hút có chọn lọc các dự án chăn nuôi, trong đó chú trọng các dự án chăn nuôi theo quy trình khép kín từ khâu sản xuất con giống tới chế biến phân phối sản phẩm ra thị trường.

Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng
Việt Nam thu hút gần 9,27 tỷ USD đầu tư nước ngoài trong 4 tháng

Tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký vào Việt Nam từ đầu năm đến ngày 20/4 đạt gần 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so với cùng kỳ năm trước; vốn thực hiện ước đạt 6,28 tỷ USD, tăng 7,4%.

Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam
Vụ kiện lịch sử vì nạn nhân chất độc da cam Việt Nam

Tôi chiến đấu không chỉ cho bản thân mà cho tất cả các nạn nhân chất độc da cam ở Việt Nam và cả ở nước khác', bà Trần Tố Nga chia sẻ trước Phiên tranh tụng tại Tòa phúc thẩm Paris, ngày 7/5.

Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD
Bốn tháng đầu năm 2024: Có 5 mặt hàng xuất khẩu trên 5 tỷ USD

Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, tính chung 4 tháng đầu năm 2024, tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu hàng hóa đạt 238,88 tỷ USD, tăng 15,2% so với cùng kỳ. Xuất khẩu tăng 15%; nhập khẩu tăng 15,4%, có 21 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD.