Ngày hội Na ở Chi Lăng, Lạng Sơn chắp cánh nâng cao giá trị thương hiệu - Hình 1

Cây na sinh được người dân Chi Lăng Lạng sơn trồng và phát triển từ lâu đời trên mảnh đất này. Song giống na được trồng ở đây là giống na bở rất khó trong việc bảo quả cũng như vận chuyển đi tiêu thụ ở những thị trường xa. Những thập niên 80 của thế kỷ trước, giống cây na dai của tỉnh Hà Tây cũ (nay là Hà Nội), được một số bà con nhân giống tại mảnh đất Chi Lăng.

Ngày hội Na ở Chi Lăng, Lạng Sơn chắp cánh nâng cao giá trị thương hiệu - Hình 2

Với đặc tính thổ nhưỡng là đất được hình thành do phong hoá từ đá vôi và điều kiện khí hậu tự nhiên phù hợp nên cây giống na mới sinh trưởng, phát triển rất tốt, năng suất và chất lượng cao.Người dân thấy được hiệu quả kinh tế từ giống na dai đã không ngừng mở rộng diện tích (đến nay diện tích toàn huyện lên tới 1.500 ha trong đó có hơn 100 ha na theo tiêu chuẩn VietGap và 5 ha theo tiêu chuẩn GlobalGap để hướng đến xuất khẩu sang các thị trường “khó tính” trên thế giới), tích luỹ, học hỏi kinh nghiệm, sáng tạo cách chăm sóc, bảo quản... nên na Chi Lăng quả to, chất lượng ngon đặc biệt có hàm lượng đường, chất dinh dưỡng cao, cùi dày, ít hạt, được người tiêu dùng ưa thích là thời gian cho thu hoạch dài hơn sản lượng na trái vụ tăng góp phần nâng cao giá trị hàng hoá.

Ngày hội Na ở Chi Lăng, Lạng Sơn chắp cánh nâng cao giá trị thương hiệu - Hình 3

Trên địa bàn huyện có nhiều những hộ trồng na có cả ngàn gốc na đã và đang  cho thu hoạch ổn định thu được hơn 200 - 500 triệu đồng/năm. Hiệu quả kinh tế từ na đã giúp nhiều xã, thị trấn của huyện Chi Lăng thay đổi diện mạo, đời sống người dân ngày một nâng cao. Với chủ trương tái cơ cấu nông nghiệp để thúc đẩy kinh tế - xã hội, huyện Chi Lăng đã xác định cây na là cây trọng điểm. Từ sản xuất thủ công, truyền thống cho sản lượng, năng suất thấp sang áp dụng khoa học kỹ thuật, sản xuất na an toàn, huyện Chi Lăng đã vận động, hỗ trợ nhân dân sản xuất na an toàn với gần 1.000 ha na đủ điều kiện để cấp giấy chứng nhận sản xuất na an toàn theo Thông tư 51/TT-BNNPTNT của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Sản lượng 15.000 tấn/vụ, tạo nguồn thu trên 300 tỷ đồng chưa tính các dịch vụ phụ trợ. Quả na hiện nay không chỉ là sản phẩm nông sản của địa phương mà dần trở thành hàng hoá được tiêu thụ tại các thị trường trong và ngoài nước.         

Ngay từ đầu năm 2017, huyện Chi Lăng đẩy mạnh quảng bá hình ảnh na trên các kênh thông tin đại chúng, xây dựng hình ảnh thương hiệu, bao bì, nhãn mác sản phẩm (Đã được đăng ký và bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá).

Đặc biệt, được sự quan tâm  chỉ đạo của tỉnh Uỷ UBND TỈNH huyện Chi Lăng phối hợp với các đơn vị thuộc sở Sở NNPTNT và các cơ quan liên quan  tổ chức ngày hội na Chi Lăng năm 2017 ngày 11, 12/8 tại xã Quang Lang, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn.

Tại buổi lễ  Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Lý Quang Vinh - Trưởng ban chỉ đạo tổ chức ngày hội na Chi Lăng phát biểu khai mạc nhằm tuyên truyền, quảng bá, giới thiệu đặc sản na và hình ảnh Lạng Sơn đến đông đảo nhân dân trong nước và quốc tế.

Thứ Trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng và chủ động của tỉnh trong việc tìm hướng đi mới cho phát triển nông nghiệp và khai thác thế mạnh địa phương và hy vọng trong thời gian tới Tỉnh sẽ tiếp tục quan tâm xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo về vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap. Không chỉ riêng  với mặt hàng nông sản na và nông sản của Lạng Sơn, ngày 12/8 Thứ trưởng đã tham dự và chứng kiến buổi lễ ký kế giữa các doanh nghiệp Việt - Trung tại Diễn đàn tiêu thụ dau, quả Việt Nam và Trung Quốc diễm ra tại Lạng Sơn.

 Phóng viên báo Thương hiệu và Công luận đã trực tiếp xuống vườn mẫu sau lễ khai mạc ngày hội na Chi Lăng. Hầu hết bà con rất phấn khởi khi thấy được những thành quả khi tham gia vào chương trình xây dựng vùng nguyên liệu đảm bảo về vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn VietGap, GlobalGap do phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Chi Lăng chủ trì.

Chương trình góp phần thúc đẩy ổn định đầu ra cho quả na, huyện đã tạo điều kiện hỗ trợ cho bà con về phân bón, kỹ thuật chăm sóc na đúng quy trình, đường bê tông, nông cụ phục vụ cho chăm sóc na....Bên cạnh đó, phòng nông nghiệp là cầu nối cho các doanh nghiệp tìm hiểu về vùng na, tiếp cận với người dân để hợp tác liên kết sản xuất theo chuỗi, bao tiêu sản phẩm. Đồng thời, phối hợp với các bộ, ngành trung ương và các cơ quan, tổ chức quốc tế tại Việt Nam tìm kiếm, liên kết mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước trên thế giới như: Nhật Bản, Úc và các nước châu Âu.

Trong không gian ngày hội ngoài na là nông sản chủ đạo được sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP; xây dựng các vườn mẫu là nơi để các đoàn tham quan, học tập...còn có trưng bày rất nhiều những sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng của địa phương như hoa hồi, măng chua Đồng Mỏ, mật ong rừng và đặc biệt là na Chi Lăng cùng nhiều ấn phẩm quảng cáo về du lịch tỉnh Lạng Sơn.

Qua ngày hội na Chi Lăng không chỉ góp phần quảng bá sâu, rộng thương hiệu na đến với quan khách và nhân dân đến dự ngày hội mà thông qua các phương tiện truyền thông rất nhiều du khách trực tiếp đến thăm quan và mua hàng mà liên hệ đến Phòng Nông nghiệp Chi Lăng để làm cầu nối đặt mua na từ các hộ tham gia dự án. Trong lễ khai hội cũng chứng kiến nhiều các hợp đồng được ký trong việc bao tiêu cho sản phẩm na Chi Lăng và các sản vật của Lạng Sơn. Từ hiệu quả quảng bá và bán hàng của ngày hội na, người dân Chi Lăng mong muốn các cơ quan chức năng, đơn vị tổ chức quan tâm, duy trì, phát huy và tổ chức nhiều thời gian hơn nữa để thương hiệu na Chi Lăng vươn tầm đến với các thị trường trong và ngoài nước.

Hoàng Thiệp