Ảnh minh họa
Ngày hội có sự tham gia của 10 tỉnh vùng Đông Bắc gồm: Bắc Kạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc và Thanh Hóa; 4 tỉnh đón nhận Bằng UNESCO gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Lào Cai, Vĩnh Phúc.
Lễ khai mạc sẽ diễn ra vào tối 19/9/2018 tại sân khấu nổi Quảng trường Hồ Chí Minh – Nhà hát tỉnh Vĩnh Phúc. được truyền hình trực tiếp trên sóng Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam và Đài PT-TH tỉnh Vĩnh Phúc.
Với chủ đề "Bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc vùng Đông Bắc trong thời kỳ đổi mới - hội nhập và phát triển bền vững đất nước", ngày hội sẽ diễn ra các hoạt động văn hóa, văn nghệ, triển lãm, du lịch, trong đó, tập trung vào các hoạt động: Trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống; liên hoan văn nghệ quần chúng; trình diễn trang phục truyền thống dân tộc; trưng bày triển lãm giới thiệu, quảng bá văn hóa đặc trưng các dân tộc; trưng bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc; hoạt động thể thao truyền thống và trò chơi dân gian dân tộc; triển lãm ảnh về du lịch với chủ đề “Nét đặc trưng văn hóa vùng Đông Bắc”; "Hội chợ du lịch, ẩm thực các tỉnh vùng Đông Bắc và phụ cận - Vĩnh Phúc 2018".
Cũng trong 3 ngày diễn ra sự kiện, Hội nghị sơ kết 5 năm thực hiện Quyết định số 4686 của Bộ VH-TT&DL về việc phê duyệt Đề án tổ chức định kỳ “Ngày hội giao lưu văn hóa, thể thao và du lịch vùng đồng bào các dân tộc thiểu số” theo khu vực và toàn quốc giai đoạn 2013 - 2020 sẽ được tổ chức vào chiều 19/9/2018 tại Trung tâm hội nghị tỉnh.
Long Trần