Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nghẹn ngào tâm tư nhà giáo “cắm đảo”

Sáng nay, tại trụ sở Bộ GD&ĐT, các thầy cô giáo được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2016” được trực tiếp bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình trong công tác giáo dục với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Những chia sẻ của thầy cô giảng dạy tại huyện đảo, xã đảo đã khiến hàng trăm người xúc động, nghẹn ngào.

THCL - Sáng nay, tại trụ sở Bộ GD&ĐT, các thầy cô giáo được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2016” được trực tiếp bày tỏ tâm tư nguyện vọng của mình trong công tác giáo dục với Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Những chia sẻ của thầy cô giảng dạy tại huyện đảo, xã đảo đã khiến hàng trăm người xúc động, nghẹn ngào.

Nghẹn ngào tâm tư nhà giáo “cắm đảo” - Hình 1

 Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ chúc mừng các thầy cô giáo đạt được những thành tích xuất sắc

“Lực bất tòng tâm”

Chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” - do Trung ương Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ GD&ĐT, Tập đoàn Thiên Long tổ chức nhằm tri ân những cống hiến của các thầy giáo, cô giáo trong sự nghiệp “trồng người” và nhân dịp Kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm.

Sau 2 tháng kể từ khi phát động chương trình, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam đã nhận được hồ sơ của 42 giáo viên tiêu biểu -do phòng GD&ĐT các huyện đảo, các đơn vị hành chính có xã đảo hiệp thương với hội liên hiệp Thanh niên Việt Nam các tỉnh, thành phố giới thiệu.

Nằm trong khuôn khổ chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2016”, ngày 13/11, các thầy cô giáo đang công tác tại các xã đảo, huyện đảo đã có buổi gặp mặt, chia sẻ với lãnh đạo Bộ GD&ĐT. Phát biểu tại buổi gặp mặt giáo viên tiêu biểu xuất sắc đang công tác tại các huyện đảo, xã đảo, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ đã chúc mừng các thầy cô giáo đạt được những thành tích xuất sắc trong giảng dạy và nhấn mạnh, đây chính là tấm gương ở vùng đất khó để học sinh noi theo.

“Hôm nay, tôi dành thời gian để lắng nghe tâm tư, trao đổi của các thầy cô. Chúng ta tâm sự những điều thật nhất, những vấn đề rất đời thường, rất thật, người thật việc thật. Sau khi lắng nghe, Bộ sẽ có những quyết sách hợp lý tạo điều kiện cho các thầy cô yên tâm công tác”, Bộ trưởng Xuân Nhạ nói.

Là một trong 42 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô năm 2016”, cô giáo Hoàng Thị Hiếu đã có gần 10 năm công tác tại Trường Mầm non Hoa Phong Ba (đảo Cồn Cỏ, Quảng Trị), chia sẻ: “Rời ghế nhà trường, mang ấp ủ thời sinh viên tươi đẹp có thể “gieo chữ” cho các con, tôi đã đến công tác tại đảo Cồn Cỏ. Thời gian đầu mới ra đảo, tôi rất nhớ gia đình và đã khóc nhiều. Nhiều lúc, tôi thấy hoang mang, lo sợ vì sức tàn phá của những cơn bão. Ở đảo, chỉ nghe sóng vỗ rì rào, cơ sở vật chất còn hạn chế, thiếu thốn nhiều nhưng khi nghĩ đến các con, không chỉ tôi mà tất cả các giáo viên ở  đây vẫn luôn kiên cường bám trụ và hoàn thành tốt công việc của một nhà giáo”.

Trường Mầm non Hoa Phong Ba cơ sở hạ tầng, vật chất còn rất khó khăn, cô Hiếu mong muốn trường được đầu tư nhiều về cơ sở vật chất, y tế dự phòng... để học sinh nơi đây có thể học tập trong môi trường tốt nhất, phát triển toàn diện.

Cô Nguyễn Thị Bích Thủy (Kiên Giang) bộc bạch chuyện nghề: Tôi đã có 29 năm công tác tại xã đảo. Ngày đầu tiên ra đảo là năm 1987, các phương tiện liên lạc đều hạn chế, nước và điện rất hiếm, dân cư thưa thớt, phụ huynh muốn con em đi biển, chứ không muốn con em đến trường, đời sống người dân còn gặp khó khăn. Các em thường xuyên bỏ học, mỗi lần đi dạy, giáo viên cũng phải 3 - 4 tiếng đồng hồ đi đường dốc núi cao.

“Tôi chỉ mong muốn các em trên xã đảo được quan tâm nhiều hơn, nhất là được tiếp cận những công nghệ hiện đại:  Phòng dạy ngoại ngữ, máy chiếu… để các em bắt kịp với các em học sinh trên đất liền”, cô Bích Thủy bảy tỏ.

Thầy Đoàn Văn Kiều (Sơn Hải, Tiền Giang) mong muốn: Bộ GD&ĐT quan tâm hơn nữa đến các chế độ của giáo viên và học sinh. Bản thân tôi cũng đã từng hướng dẫn học sinh đạt giải 3 nghiên cứu khoa học cấp quốc gia. Tuy nhiên, ở xã đảo, học sinh chỉ học hết lớp 9, nhiều em học sinh giỏi và khá nhưng nhà nghèo nên đành nghỉ học. Các thầy cô rất buồn, nhưng lực bất tòng tâm. Tôi mong muốn có những chế độ cho những học sinh khá, giỏi để tiếp tục được học trong đất liền.

Thầy Lê Xuân Quyết (Trường Sa) chia sẻ: "Bản thân tôi là giáo viên trẻ, từ tình yêu nghề, yêu biển đảo nên tình nguyện ra đảo Trường Sa công tác. Tôi không thể quên được những trận say sóng, nhưng vẫn muốn được dạy trò ngoài đảo. Có điều tôi rất trăn trở đó là việc học sinh ở đây mới được ưu tiên về bảo hiểm, còn lại những chính sách khác chưa được ưu tiên, nhất là chế độ giảm học phí, hỗ trợ kinh phí học tập. Điều này, Bộ nên xem xét và sớm có những chính sách tạo điều kiện cho học sinh vùng đảo đến trường.

Nghẹn ngào tâm tư nhà giáo “cắm đảo” - Hình 2

Chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô 2016" có sự tham gia của 37/42 giáo viên

Đặc biệt, trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô 2016”, câu chuyện của em Nguyễn Hà Bảo Châu (huyện đảo Trường Sa) khiến người tham gia ấn tượng, xúc động và nghẹn ngào. Bảo Châu kể: “Em đang ngủ thì mơ thấy đi vào tiệm mua bánh mỳ, còn chưa kịp ăn thì mẹ đánh thức dậy. Em tiếc rằng đang mơ chưa kịp ăn thì tỉnh dậy mất. Khi em kể giấc mơ cho mẹ nghe, mẹ em thương em cứ áy náy mãi, rồi nói rằng nếu biết con đang ăn thì mẹ sẽ không đánh thức con”. 

Câu chuyện của Bảo Châu đã khiến rất nhiều người xúc động. TS.  Võ Văn Thành Nghĩa, Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Long nhấn mạnh: “Những doanh nghiệp như chúng tôi - sẽ nỗ lực nhằm hiện thực hóa giấc mơ về ổ bánh mỳ đó của các em học sinh vùng khó khăn. Tương lai, để làm tốt hơn chương trình này, rất cần sự chung tay của nhiều doanh nghiệp khác đóng góp vào sự nghiệp giáo dục”.

Bộ sẽ có biện pháp cụ thể...

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ lắng nghe tâm tư, ghi nhận đề xuất của các thầy cô và nhấn mạnh: “Những câu chuyện của các thầy cô rất cảm động. Chúng tôi đánh giá cao việc cho các cháu vùng khó khăn được đến trường đầy đủ. Đầu tư về giáo dục rất quan trọng, đặc biệt với học sinh xã đảo cần có những đầu tư tại chỗ để các cháu không thất học. Biện pháp có tính gốc rễ nhất đó là làm sao cho các cháu được học và phải thoát nghèo. Muốn thoát nghèo thì phải học, học để biết chữ để biết được cách thoát nghèo như thế nào!”.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra các giải pháp cụ thể giải quyết đề xuất, tâm tư nguyện vọng của các thầy cô “cắm đảo”.

Về nhóm vấn đề liên quan đến điều kiện trường lớp, gần đây đã có sự đầu tư vượt bậc nhưng chưa đồng bộ. Tới đây, Bộ GD&ĐT sẽ chỉ đạo các sở, các nhà tài trợ để có nhiều nguồn đầu tư chất lượng.

Về nhóm ý kiến liên quan đến học sinh có hoàn cảnh khó khăn không có điều kiện học tiếp: Đây là vấn đề quan trọng. Bởi những "hạt giống" có năng lực tốt được tiếp tục học là lợi ích kép. Chính đây sẽ là những người sau này đóng góp cho quê hương mình, sẽ có những đầu tư cho học sinh thế hệ sau trên quê hương. Bộ sẽ xem xét đầu tư, gây quỹ học bổng và đề nghị một số trường đại học, cao đẳng tạo điều kiện miễn học phí cho các cháu. Đồng thời, kêu gọi các doanh nghiệp hỗ trợ học bổng để các cháu yên tâm học tập, tạo hạt giống cho xã hội.

Về nhóm vấn đề liên quan đến giáo viên: Tất cả các thầy cô phải là tấm gương sáng cho học sinh. Tới đây, Bộ trưởng đề nghị Cục Nhà giáo và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục sẽ làm việc với các sở GD&ĐT, cần có những biện pháp cụ thể hỗ trợ thiết thực để các thầy cô tiếp cận với điều kiện giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học, ưu tiên những thầy cô tại các huyện đảo. Sau đó, Bộ sẽ chỉ đạo thực hiện các dự án tập trung tại vùng khó khăn, đầu tư để nâng cao chất lượng giáo dục hơn nữa.

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh, trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT, Trung ương Đoàn, Trung ương Hội sẽ làm việc với nhau kỹ hơn để có hiệu quả cao và thiết thực hơn.

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học
Hà Nội triển khai thí điểm học bạ số cấp Tiểu học

Thí điểm học bạ số được áp dụng với các khối lớp 1, 2, 3 và 4 năm học 2023-2024 tại 100% các trường tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội.

Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quảng Bình hào khí 420 năm”
Tỉnh Đoàn tổ chức cuộc thi trực tuyến “Quảng Bình hào khí 420 năm”

Cuộc thi được triển khai trong 03 buổi phát trực tiếp (livestream) ứng với 03 chủ đề: “Danh xưng Quảng Bình”, “Quảng Bình - vang mãi hào khỉ” và “Quảng Bình - khát vọng vươn lên”.

Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024
Nam Định: Hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024

Ngày 26/4, tỉnh Nam Định tổ chức hội nghị triển khai Kế hoạch hưởng ứng Giải Búa liềm vàng toàn quốc lần thứ IX - năm 2024. Ông Lê Quốc Chỉnh - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Trưởng ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh chủ trì hội nghị. Cùng tham dự có các đồng chí Ủy viên Ban TVTU; lãnh đạo HĐND - UBND tỉnh; thành viên Ban Chỉ đạo Giải Búa liềm vàng tỉnh; lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể của tỉnh, các huyện và thành phố Nam Định.

Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang
Khánh Hòa bắn pháo hoa 3 ngày cuối tuần tại VinWonders Nha Trang

Ngày 25/4/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (VHTTDL) đã có văn bản số 1731/BVHTTDL- VHCS gửi UBND tỉnh Khánh Hòa, trả lời đề nghị của tỉnh về việc xin chủ trương bắn pháo hoa nổ tầm thấp và tầm cao tại địa phương.

Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...
Nghỉ lễ 30/4-1/5: Tập trung xử lý vi phạm nồng độ cồn, chạy quá tốc độ, quá khổ quá tải,...

Trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 01/5/2024, Cảnh sát giao thông thành phố Hà Nội sẽ tập trung kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn, ma tuý; chở hàng quá tải trọng, quá khổ giới hạn; điều khiển xe chạy không đúng tốc độ quy định,...

ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   
ĐHĐCĐ Kienlongbank: Mục tiêu cao, kết quả khiêm tốn   

Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank - Mã: KLB) đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2024 vào sáng 26/4. Theo đó, nhà băng này đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế lên 800 tỷ đồng, dự kiến sẽ không chia cổ tức trong năm 2024.