Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Cửa hàng An Ú Store Hạ Long bán hàng giả, không nguồn gốc xuất xứ, không tem nhãn tiếng Việt

Có mặt tại thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh vào tháng 03/2021, An Ú Store được biết đến là hệ thống cửa hàng chuyên bán các sản phẩm cho mẹ bầu và em bé được người tiêu dùng ưa chuộng. Tuy nhiên, nơi đây đang tồn tại một lượng lớn hàng hoá không có tem nhãn nhập khẩu, không rõ nguồn gốc xuất xứ.

LTS: An Ú Store được giới thiệu là “Thiên Đường mua sắm cho mẹ và bé với đầy đủ sản phẩm như sữa, bỉm, vitamin, xe đẩy, quần áo... từ các thương hiệu nổi tiếng trên thế giới”. Thế nhưng, chất lượng của những sản phẩm, những thương hiệu nổi tiếng được bày bán ra sao? Và nơi đây có đúng là “thiên đường” uy tín như những lời quảng cáo hay không thì chúng ta cùng nhau tìm hiểu.

La liệt các sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, không có tem mác phụ

An Ú Store Hạ Long toạ lạc tại  LK29-30 Shophouse ngã 4 Loong Toong, phường Yết Kiêu, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh. Đây là một trong 7 cơ sở thuộc Hệ thống cửa hàng mẹ và bé của Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ An Ú có địa chỉ tại số 271 đường Nguyễn Gia Thiều, phường Tiền An, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh.

"Mục sở thị" cửa hàng An Ú Store Hạ Long, PV Thương hiệu & Công luận phát hiện số lượng lớn mặt hàng: Sữa, bột ăn dặm, bình sữa, đồ chơi trẻ em,… không rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm được bày bán một cách công khai tại cửa hàng.

Sản phẩm sữa Meji theo lời của nhân viên được “xách tay” từ Nhật Bản, không hề có thông tin đơn vị nhập khẩu
Sản phẩm sữa Meji theo lời của nhân viên được “xách tay” từ Nhật Bản, không hề có thông tin đơn vị nhập khẩu.
Sữa pha sẵn, sữa bột toàn chữ nước ngoài không có tem nhãn tiếng Việt
Sữa pha sẵn, sữa bột toàn chữ nước ngoài không có tem nhãn tiếng Việt.
Bột ăn dặm cho bé được nhân viên tư vấn là của Nga 100% chữ nước ngoài, nguời tiêu dùng liệu có hiểu được thành phần của sản phẩm này?
Bột ăn dặm cho bé được nhân viên bán hàng tư vấn là của Nga 100% chữ nước ngoài, nguời tiêu dùng liệu có hiểu được thành phần cũng như hướng dẫn sử dụng của sản phẩm này?

Tại Điều 10, Nghị định số 43/2017/NĐ-CP quy định nhãn hàng hóa bắt buộc phải thể hiện các nội dung về tên hàng hóa; tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa và xuất xứ hàng hóa.

 
Bình sữa và núm bình 100% chữ nước ngoài, không tem mác tiếng Việt, không đơn nhập khẩu và không đơn vị phân phối
Bình sữa và núm bình 100% chữ nước ngoài, không tem mác tiếng Việt, không đơn nhập khẩu và không đơn vị phân phối.

Theo Nghị định số 43/2017/NĐ-CP và Nghị định số 98/2020/NĐ-CP quy định về thông tin in trên nhãn phụ và quy định về tem nhãn hàng hóa nhập khẩu, quy định về xử phạt hành vi vi phạm trong buôn bán hàng hóa nhập lậu, hàng không rõ nguồn gốc, hàng trôi nổi, hàng có dấu hiệu làm nhái, làm giả có thể phạt tiền đến 200 triệu đồng tùy vào mức độ vi phạm đối với tổ chức, cá nhân kinh doanh.

Sản phẩm Cetaphil được cho là dầu tắm, gội đầu cho bé cũng toàn chữ nước ngoài
Sản phẩm Cetaphil được cho là dầu tắm, gội đầu cho bé cũng toàn chữ nước ngoài.
Theo lời nhân viên bán hàng, đây là đồ chơi cho trẻ em nhưng theo ghi nhận của PV thì trên đồ chơi không hề có nguồn gốc xuất xứ, thông tin vầ sản phẩm, 100% chỉ có chữ Trung Quốc
Theo lời nhân viên bán hàng, đây là đồ chơi cho trẻ em nhưng theo ghi nhận của PV thì trên đồ chơi không hề có nguồn gốc xuất xứ, thông tin về sản phẩm, 100% chỉ có chữ Trung Quốc.

Theo quy định, đồ chơi trẻ em phải có tên sản phẩm, trên bao bì phải in xuất xứ rõ ràng tên, địa chỉ nơi chịu trách nhiệm về chất lượng đồ chơi. Nếu sản xuất trong nước thì sản phẩm phải đề thông tin công ty sản xuất; Nếu là hàng nhập khẩu thì ghi thông tin nhà nhập khẩu.

Ngoài ra, trên bao bì cần ghi rõ lứa tuổi phù hợp với đồ chơi, hướng dẫn sử dụng, các cảnh báo đặc thù đối với loại đồ chơi đó và có dấu chứng nhận hợp quy (CR), các sản phẩm phải được in hoặc dán tem CR lên bao bì.

Tại cửa hàng An Ú Store Hạ Long, PV Thương hiệu & Công luận còn phát hiện sản phẩm khẩu trang dành cho trẻ em An Tâm được sản xuất và phân phối bởi Công ty TNHH MTV SX-TM Tân Vạn Phước. Tuy nhiên, tất cả các hộp khẩu trang 4 lớp An Tâm đều không có tem niêm phong. Người tiêu dùng đặt câu hỏi liệu đây có phải là khẩu trang 4 lớp dành cho trẻ em An Tâm của Công ty TNHH MTV SX-TM Tân Vạn Phước không hay là hàng giả nên không hề có tem niêm phong?

Thực phẩm chức năng 100% chữ nước ngoài bày bán tràn lan trên kệ

Ngoài các sản phẩm sữa, đồ ăn dặm, đồ chơi,… thì tại cửa hàng An Ú Store còn bày bán các loại thực phẩm chức năng (TPCN-PV) cho bé có xuất xứ ở nhiều nước trên thế giới nhưng không hề có tên đơn vị nhập khẩu cũng như đơn vị phân phối. Các sản phẩm được bày bán không có tem phụ bằng tiếng Việt hướng dẫn người dùng.

Theo lời nhân viên bán hàng đây là loại TPCN mỗi màu có một tác dụng: giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, chữa viêm họng,…
Theo lời nhân viên bán hàng đây là loại TPCN mỗi màu có một tác dụng, giúp bé ăn ngon, ngủ ngon, chữa viêm họng...TPCN còn "chữa được viêm họng", quả là "thần kỳ" phải không người tiêu dùng?
TPCN tăng cường đề kháng, cải thiện chức năng hệ miễn dịch dành cho trẻ em 100% chữ nước ngoài, không nhãn phụ
TPCN tăng cường đề kháng, cải thiện chức năng hệ miễn dịch dành cho trẻ em 100% chữ nước ngoài, không nhãn phụ.

Nhãn hiệu hàng hóa là một trong những dấu hiệu giúp người tiêu dùng có thể nhận biết được nguồn gốc xuất xứ và loại sản phẩm được bày bán, lưu hành trên thị trường. Do vậy, pháp luật cũng đã đưa ra những quy định rõ ràng về cách thức gắn nhãn mác sản phẩm đối với từng đối tượng cụ thể tại Nghị định 89/2006/NĐ-CP.

Theo đó, trường hợp không thể thể hiện tất cả nội dung bắt buộc trên nhãn thì các nội dung: Tên hàng hóa; Tên tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa; Định lượng; Ngày sản xuất; Hạn sử dụng; Xuất xứ hàng hóa... phải được ghi trên nhãn. Những nội dung bắt buộc khác phải được ghi trong tài liệu kèm theo và trên nhãn hàng hóa phải chỉ ra nơi ghi các nội dung đó.

Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa, những nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt (trừ một số quy định khác). Hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam mà trên nhãn chưa thể hiện hoặc thể hiện chưa đủ những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt thì phải có nhãn phụ thể hiện những nội dung bắt buộc bằng tiếng Việt và giữ nguyên nhãn gốc của hàng hóa. Nội dung ghi bằng tiếng Việt phải tương ứng với nội dung ghi trên nhãn gốc.

Siro hạ sốt cho bé Doliprane cũng tương tự, không có đơn vị nhập khẩu phân phối.
Siro hạ sốt cho bé Doliprane cũng tương tự, không có đơn vị nhập khẩu phân phối.

Theo quy định tại Thông tư số 26/2012/TT-BYT để có thể kinh doanh TPCN, cơ sở kinh doanh phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm và sản phẩm TPCN phải được cấp Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm theo quy định tại Nghị định số 38/2012/NĐ-CP và Thông tư 43/2014/TT-BYT.

Để kinh doanh TPCN thì tổ chức, cá nhân phải đăng ký thành lập doanh nghiệp hoặc hộ kinh doanh cá thể và đăng ký ngành nghề kinh doanh TPCN theo đúng quy định. Bên cạnh đó, sau khi đăng ký kinh doanh TPCN thì chủ cơ sở kinh doanh và người trực tiếp kinh doanh TPCN phải tham gia lớp tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm tại Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm, Sở Y tế để được cấp giấy chứng nhận tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thời gian vừa qua Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh đã cụ thể hóa trách nhiệm của từng ngành, từng địa phương và từng lĩnh vực quản lý về việc chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán, vận chuyển hàng giả, hàng cấm,… Thế nhưng, việc để hàng hoá “xách tay” không nhãn mác, không rõ nguồn gốc xuất xứ thậm chí nghi hàng giả được bày bán ngang nhiên tại một cửa hàng lớn nằm tại trung tâm thành phố Hạ Long như vậy khiến người tiêu dùng vô cùng bức xúc. Đề nghị Ban Chỉ đạo 389 tỉnh Quảng Ninh; Chi cục Quản lý thị trường; Chi cục Vệ sinh an toàn thực phẩm Sở Y tế; Cục Thuế cùng các cơ quan ban ngành liên quan vào cuộc điều tra làm rõ.

Chúng tôi tiếp tục chuyển đến bạn đọc thông tin mới nhất về vụ việc này.

Khánh Quyên

Bài liên quan

Tin mới

Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động
Bắc Giang tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động

Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang vừa ban hành Công văn số 2993 về việc triển khai thực hiện Chỉ thị số 31 ngày 19/3/2024 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) trong tình hình mới.

Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà
Dông lốc, mưa lớn tại Bắc Kạn làm sập gần 600 ngôi nhà

Đến 17h ngày 18/4, tỉnh Bắc Kạn ghi nhận 576 nhà bị tốc mái và sập, ước tổng thiệt hại đến thời điểm hiện tại khoảng 5 tỷ đồng.

Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng
Liên Hợp quốc thảo luận cấp cao về phát triển bền vững thông qua kết nối cơ sở hạ tầng

Tại Phiên họp, Đại sứ Đặng Hoàng Giang đề xuất cần tăng cường hợp tác và đoàn kết quốc tế, thông qua hỗ trợ về tài chính và kỹ thuật để thu hẹp khoảng cách về phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là với các nước đang phát triển.

Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm
Phát hiện công ty TNHH MTV Thương Nhung vi phạm quy định về an toàn thực phẩm

Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 1 phối hợp với Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bắc Giang kiểm tra đột xuất Công ty TNHH MTV Thương Nhung, tổ dân phố Minh Phượng, thị trấn Nham Biền, huyện Yên Dũng và phát hiện một số vi phạm trong lĩnh vực an toàn thực phẩm.

Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo
Liên bang Nga: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Giáo dục Đại học Liên bang Nga Konstantin Mogilevsky cho biết: Việt Nam là đối tác truyền thống trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Mỗi năm, Chính phủ Nga dành 1.000 suất học bổng cho sinh viên Việt Nam. Hiện tại, có khoảng 3.000 sinh viên Việt Nam đang học tập tại Nga, 70% trong số này đi theo diện học bổng của chính phủ 2 nước.

Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?
Có tiêu chuẩn kỹ thuật riêng đối với ô tô chở học sinh hay không?

Theo Bộ Giao thông vận tải, tiêu chuẩn quốc gia phương tiện giao thông đường bộ - ô tô quy định việc phân loại ô tô theo mục đích sử dụng đối với ô tô chở người, ô tô chở hàng, ô tô chuyên dùng, ô tô kéo rơ moóc, ô tô đầu kéo và ô tô chưa hoàn thiện.