Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người dân lâm vào cảnh khó khăn vì giá mủ cao su giảm mạnh

Việc trồng cây cao su vốn là nguồn thu nhập chính của hàng ngàn hộ dân trên địa bàn các huyện Nam Đông, Phong Điền và thị xã Hương Trà (tỉnh Thừa Thiên - Huế). Thế nhưng, trong những năm gần đây, giá mủ cao su giảm đáng kể khiến nhiều hộ dân trên địa bàn lâm vào cảnh khó khăn.

Huyện Nam Đông vốn được xem là “thủ phủ” cao su, một trong những loại cây đã giúp người dân ở xã miền núi nơi đây xóa nghèo, vươn lên làm giàu.

Thế nhưng, trong những năm gần đây, giá mủ cao su giảm đáng kể khiến nhiều hộ dân trên địa bàn lâm vào cảnh khó khăn.

Huyện Nam Đông vốn được xem là “thủ phủ” cao su, một trong những loại cây đã giúp người dân ở xã miền núi nơi đây xóa nghèo, vươn lên làm giàu.

Người dân lâm vào cảnh khó khăn vì giá mủ cao su giảm mạnh - Hình 1

Dù đang là thời điểm cạo mủ cao su nhưng người dân vẫn khai thác dè chừng vì giá bán ra quá thấp

Dẫn chúng tôi đi thăm các vườn cao su, ông Phan Gia Điền - Chủ tịch UBND xã Hương Hòa, huyện Nam Đông cho biết, toàn xã có hơn 350ha cao su. Cây cao su đã giúp xã thoát khỏi Chương trình 135 với thu nhập bình quân từ cao su đạt 18 triệu đồng/người/năm. Có thời điểm, giá mủ cao su thô lên đến 50 ngàn đồng/kg.

Nhưng hiện loại cây này khiến nhiều hộ cũng không mặn mà vì giá bán không được cao như trước đây. Tính đến nay, trên địa bàn xã có hơn 10 ha cao su bị người dân chặt bỏ chuyển sang trồng cây cam.

Mặc dù đây là thời điểm thích hợp để người dân khai thác mủ nhưng tại các vườn cao su ở huyện miền núi Nam Đông lại vắng bóng người. Ông Hồ A Rực (ngụ thôn Ka Tư, xã Hương Phú) cho hay, vì giá mủ cao su quá thấp chỉ có 9.000 đồng/kg nên nhiều hộ bỏ bê, không cần khai thác.

Nếu thuê 2 đến 3 công lao động cạo mủ cũng mất khoảng 700 ngàn đồng, trong khi tiền mủ cạo ra chỉ bán chừng 300 ngàn đồng, đó là chưa kể tiền phân bón, công chăm sóc.

Không chỉ riêng các hộ trồng cao su tại xã Hương Phú lâm vào cảnh “bủa vây” nợ nần mà hàng ngàn hộ dân ở các xã: Thượng Quảng, Hương Hòa, thị trấn Khe Tre… cũng rơi vào cảnh khốn khó khi mủ cao su bán ra không được giá. Chị Hồ Thị Ôi (xã Hương Hòa) cho hay, gia đình chị cũng vay mượn ngân hàng để đầu tư trồng 2 ha cây cao su.

Sau 8 năm chăm sóc thì cây cũng đến thời điểm thu hoạch lấy mủ. Trước đây, trừ các khoản chi phí như công thuê người cạo mủ, phân bón… thì mỗi tháng cũng kiếm được 5-7 triệu đồng.

Nhưng bây giờ, giá bán mủ quá thấp, không đủ để trả tiền công thuê người cạo. “Bà con trồng cao su ở vùng này ai cũng lâm vào cảnh khó khăn khi giá bán mủ xuống quá thấp. Điều này làm cho nhiều hộ trồng cao su nản chí dẫn đến tình trạng khai thác cầm chừng, nhiều nơi còn giảm diện tích trồng cao su để chuyển sang một số giống khác”- chị Ôi tâm sự.

Ông Trần Quốc Phụng - Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho biết, trên địa bàn toàn huyện có khoảng 3.500 ha cao su.

Trước tình hình giá cao su giảm mạnh như hiện nay, chính quyền địa phương cũng đã cử cán bộ xuống từng địa bàn, trực tiếp động viên bà con nông dân không nên nóng vội, không được chặt bỏ cây cao su... và tiếp tục chăm bón chờ đến thời điểm tăng giá.

Đối với diện tích cao su đã già cỗi thì khuyến khích nông dân chuyển sang trồng cây cam. Cùng chung cảnh ngộ với nhiều hộ dân trồng cao su ở huyện Nam Đông, hàng ngàn hộ nông dân của huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà (Thừa Thiên - Huế) đời sống cũng lao đao khi cao su rớt giá thê thảm.

Theo Phòng Nông nghiệp huyện Phong Điền (tỉnh Thừa Thiên - Huế) hiện giá mủ tươi ở địa phương này dao động từ 8 - 10 ngàn đồng/kg. Trước tình trạng giá giảm trong thời gian dài, những hộ dân có thu nhập chính trông chờ vào mủ cao su thì vẫn duy trì việc cạo, số còn lại chỉ khai thác dè chừng.

Ông Hồ Vang- Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Thừa Thiên - Huế cho biết: Hiện, trên toàn địa bàn tỉnh có khoảng 9.100 ha cao su.

Trước tình trạng cao su có giá thấp, sau khi Bộ NN&PTNT chỉ đạo, Sở NN&PTNT tỉnh Thừa Thiên - Huế đã hướng dẫn, vận động người dân trồng cao su trên địa bàn tỉnh tiếp tục cố gắng chăm sóc vườn cao su; hạn chế tối đa việc chặt bỏ cao su để chuyển đổi sang mục đích khác.

Bảo Ngọc

Bài liên quan

Tin mới

Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương
Thông cáo báo chí Kỳ họp thứ 40 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương

Trong các ngày 23 và 24/4/2024, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã họp Kỳ thứ 40. Ông Trần Cẩm Tú, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương chủ trì Kỳ họp. Tại Kỳ họp này, Ủy ban Kiểm tra (UBKT) Trung ương đã xem xét, kết luận một số nội dung.

Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024
Các doanh nghiệp chung tay ủng hộ gần 25 tỷ đồng tổ chức Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024

Ngày 24/4, tại Trung tâm Hội nghị TP. Hải Phòng, Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị Vận động tài trợ cho Lễ hội Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2024. Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Sở, ban, ngành, địa phương và các doanh nghiệp tiêu biểu trên địa bàn thành phố.

Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng
Đồng chí Đỗ Thanh Bình giữ chức vụ Phó Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hải Phòng

Ngày 24/4, UBND TP. Hải Phòng tổ chức Hội nghị Công bố Quyết định của Chủ tịch UBND thành phố về công tác cán bộ tại Sở Văn hóa và Thể thao. Phó Chủ tịch UBND thành phố Lê Khắc Nam chủ trì Hội nghị, cùng dự có đại diện lãnh đạo các Sở, ngành đơn vị liên quan.

Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao
Đào tạo nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp bán dẫn là "đột phá của đột phá" trong đào tạo nhân lực chất lượng cao.

Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử
Lạng Sơn: Cần tiếp tục đẩy mạnh công tác kiểm tra, kiểm soát, xử lý vi phạm, phòng chống tác hại thuốc lá điện tử

Ngày 24/4, tại thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn, Đoàn khảo sát của Uỷ ban xã hội, Quốc hội khoá XV do đồng chí Đỗ Thị Lan, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Xã hội, Quốc hội Khoá XV làm trưởng đoàn làm việc với Sở Y tế và các sở, ngành có liên quan về tình hình phòng, chống tác hại của thuốc lá điện tử (TLĐT) và thuốc lá nung nóng trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.

Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do
Ngân hàng khuyến cáo không mua bán ngoại tệ tự do

Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh TP. HCM khuyến cáo người dân mua bán ngoại tệ tại các tổ chức tín dụng, không mua bán ngoại tệ tự do, trái với quy định pháp luật và tiềm ẩn nhiều rủi ro.