Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Người kế nhiệm Tổng thống Biden phải đối mặt với những vấn đề gì của nền kinh tế Mỹ?

Người kế nhiệm đảng Dân chủ sẽ phải đưa câu trả lời cho sự phục hồi kinh tế Mỹ như thế nào? Người này phải đối mặt với những vấn đề gì của nền kinh tế Mỹ?

Theo giới truyền thông, chuyên gia Mỹ, những lĩnh vực trong nền kinh tế mà ứng cử viên mới của đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt gồm:

Tỷ lệ thất nghiệp

Ngày 5/7, Cục Thống kê Lao động Mỹ báo cáo, nền kinh tế đã bổ sung thêm 206.000 việc làm trong tháng Sáu, giảm nhẹ so với con số 215.000 việc làm của tháng Năm.

Hiện tại, triển vọng kinh tế có vẻ hứa hẹn hơn một chút so với năm 2021 - khi ông Biden mới đảm nhận vị trí Tổng thống. (Nguồn: AP)
Hiện tại, triển vọng kinh tế có vẻ hứa hẹn hơn một chút so với năm 2021 - khi ông Biden mới đảm nhận vị trí Tổng thống. Nguồn AP.

Nền kinh tế vẫn mạnh mẽ về mặt lịch sử. Tháng Sáu đánh dấu tháng tăng trưởng việc làm thứ 42 liên tiếp của nền kinh tế - mức tăng trưởng việc làm dài thứ năm được ghi nhận.

Bên cạnh đó, trong tháng Sáu, tỷ lệ thất nghiệp tăng cao hơn một chút, tăng 0,1 điểm phần trăm lên 4,1%. Điều đó đánh dấu lần đầu tiên kể từ tháng 11/2021, tỷ lệ thất nghiệp ở mức trên 4% và cũng là tháng thứ ba liên tiếp tỷ lệ thất nghiệp tăng.

Cơ hội việc làm - mặc dù vẫn ở trên mức trước đại dịch - nhưng đã bị thu hẹp và người Mỹ vẫn thất nghiệp trong thời gian dài hơn.

Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy, thời gian thất nghiệp trung bình của người dân tại nền kinh tế lớn nhất thế giới đã tăng cao hơn - lên 9,8 tuần từ 8,9 tuần - và đạt mức cao chưa từng thấy kể từ tháng 1/2023.

Mặc dù các nhà kinh tế không quá lo lắng về tỷ lệ thất nghiệp hiện tại, nhưng những đợt gia tăng tiếp theo khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đang đến gần có thể gây ra một số lo ngại cho ứng cử viên mới của Đảng Dân chủ.

Lãi suất ở mức cao

Báo cáo việc làm tháng Sáu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cũng chỉ ra rằng, tăng trưởng tiền lương đang chậm lại, với thu nhập trung bình mỗi giờ tăng 0,3% trong tháng và chậm lại ở mức 3,9% hàng năm - mức thấp nhất trong ba năm.

kinh tế Mỹ, lạm phát Mỹ (Nguồn: ABC News)
Kinh tế Mỹ, lạm phát Mỹ. Nguồn ABC News.

Mức lương chậm lại có thể giúp tạo tiền đề cho Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) bắt đầu cắt giảm lãi suất - nếu việc này khiến lạm phát chậm hơn. Tăng trưởng tiền lương mạnh có thể gây áp lực lên giá cả. Tuy nhiên, các quan chức Fed cho biết, họ tập trung chủ yếu vào các thước đo lạm phát để dự đoán rằng, liệu lạm phát có được kiểm soát hay không.

Fed đã khởi động một chiến dịch tăng lãi suất mạnh mẽ vào tháng 3/2022, trong nỗ lực chống lại một cuộc suy thoái sắp xảy ra trong bối cảnh lạm phát hậu đại dịch gia tăng. Dù vậy, Fed vẫn do dự trong việc cắt giảm lãi suất.

Sau cuộc họp vào tháng Sáu, Fed tuyên bố sẽ giữ lãi suất cho vay chuẩn ở mức hiện tại, duy trì mức cao nhất trong 23 năm kể từ tháng 8 năm ngoái.

Lãi suất cao trong lịch sử đã gây áp lực lớn lên chi phí sinh hoạt của người Mỹ vì chúng ảnh hưởng đến mọi thứ, từ lãi suất thế chấp đến các khoản vay mua ô tô. Chi phí đi vay dự kiến ​​sẽ giảm vào cuối năm, nhưng có thể không nhiều.

Tỷ lệ lạm phát

Cùng với lãi suất, lạm phát cũng là mối quan tâm tài chính hàng đầu của người Mỹ trong suốt nhiệm kỳ của Tổng thống Biden. Áp lực của đại dịch Covid-19 lên chuỗi cung ứng toàn cầu đã đẩy giá cả hàng hóa ngày càng cao kể từ năm 2021.

Tính đến tháng Sáu, lạm phát hàng năm là 3%, giảm từ mức 3,3% trong tháng 5. Hồi tháng 6/2022, tỷ lệ lạm phát ở mức 9,1% - tỷ lệ hàng năm cao nhất trong hơn 40 năm.

Dữ liệu của Cục Thống kê Lao động Mỹ cho thấy, giá tiêu dùng đang tăng với tốc độ chậm nhất kể từ tháng 6/2023.

Tuy nhiên, cần thêm thời gian để những điểm dữ liệu này có tác động rõ rệt đến ví tiền của người tiêu dùng. Với nhiều hộ gia đình, chi phí cuộc sống vẫn cực kỳ đắt đỏ bởi họ đã phải đối mặt với giá cả hàng hóa cao liên tục trong ba năm qua.

So với tháng 2/2020, Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) nước này đang cao hơn 20%. Việc này ăn mòn thu nhập của nhiều người Mỹ. Trước đó, lạm phát ổn định ở mức dưới 3% (2016-2020).

Ảnh AP.
Ảnh AP.

Nhà kinh tế Bernard Yaros tại Oxford Economics nhận định: "Người dân không nhìn vào sự thay đổi của giá cả, mà chỉ biết giá một vỉ trứng bây giờ cao hơn 2 năm trước. Tôi cho rằng, đây là điều khiến đảng Cộng hòa gặp bất lợi, trên góc độ điều hành kinh tế".

Ngành sản xuất dần phục hồi

Là "lá cờ đầu" của chính quyền Tổng thống Biden, Đạo luật CHIPS và Khoa học đã được thông qua vào tháng 7/2022 để giúp các công ty đưa hoạt động sản xuất chip trở lại Mỹ, từ đó, giúp giảm chi phí và ngăn chặn sự gián đoạn chuỗi cung ứng.

Từng dẫn đầu về sản xuất chip bán dẫn, Mỹ đã mất vị thế khi các nước như Trung Quốc tăng cường sản xuất, buộc nhiều nhà sản xuất tại nền kinh tế lớn nhất thế giới phải nhập khẩu chip để sản xuất ô tô, điện thoại thông minh và thiết bị y tế.

Kể từ khi ban hành dự luật, chính quyền đã đổ hàng tỷ USD vào hoạt động nghiên cứu, phát triển và sản xuất tại các cơ sở trên khắp các bang như Arizona, Colorado, New Mexico, Oregon và Texas.

Hồi tháng 4/2023, Nhà Trắng công bố: “Các công ty đã công bố đầu tư hơn 825 tỷ USD vào sản xuất và năng lượng sạch ở Mỹ, kể từ khi Tổng thống nhậm chức, bao gồm cả lĩnh vực bán dẫn".

Cục Thống kê Lao động Mỹ cho rằng, việc làm trong ngành sản xuất trên khắp đất nước đã ổn định ở mức 13 triệu nhân viên, sau khi phục hồi sau đợt suy thoái mạnh liên quan đến đại dịch vào năm 2020. Và ứng cử viên mới của đảng Dân chủ có thể dựa vào Đạo luật CHIPS và Khoa học như một dấu hiệu cho thấy cam kết của đảng trong việc tăng cường việc làm trong nước.

Triển vọng kinh tế có vẻ hứa hẹn hơn một chút so với năm 2021 - khi ông Biden mới đảm nhận vị trí Tổng thống. Tuy nhiên, nền kinh tế vẫn còn khó khăn và ứng cử viên mới của Đảng Dân chủ sẽ phải đối mặt với bối cảnh bấp bênh trước cuộc bầu cử tháng 11 tới.

Nguồn CNN

Bài liên quan

Tin mới

Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ
Ngày đêm thi công khu tạm cư Làng Nủ

Những ngày này, các đơn vị đang tập trung máy móc, vật liệu và nhân lực, khẩn trương thi công không kể ngày đêm để hoàn thành khu tạm cư Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên; phấn đấu đến ngày 21/9, sẽ đưa một số hộ dân thôn Làng Nủ về nơi tạm cư...

Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan
Nhiều hoạt động an sinh xã hội được thực hiện tại huyện Văn Quan

Ngày 19/9, tại huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn, Công an tỉnh Lạng Sơn phối hợp với Huyện ủy, UBND huyện Văn Quan, Trung tâm Y tế thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và các cơ quan, tổ chức, cá nhân, nhà hảo tâm tổ chức nhiều hoạt động an sinh xã hội tại 2 xã Hữu Lễ và Tri Lễ của huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn.

Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác phòng tránh bão và hoàn lưu sau bão
Công an tỉnh Quảng Bình kiểm tra công tác phòng tránh bão và hoàn lưu sau bão

Các phó giám đốc Công an tỉnh Quảng Bình đã trực tiếp kiểm tra, chỉ đạo lực lượng công an triển khai các phương án phòng, tránh bão và hoàn lưu sau bão...

Tây Ninh: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, 1 cá nhân bị phạt 40 triệu đồng
Tây Ninh: Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu, 1 cá nhân bị phạt 40 triệu đồng

Đội số 4, Cục Quản lý thị trường tỉnh Tây Ninh thực hiện quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với 1 cá nhân có hành vi buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với số tiền xử phạt 40 triệu đồng.

Một công ty lớn Hàn Quốc đầu tư 100 triệu USD xây nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc
Một công ty lớn Hàn Quốc đầu tư 100 triệu USD xây nhà máy bán dẫn tại Vĩnh Phúc

Đó là Công ty CP Signetics (Signetics) - công ty thành viên của tập đoàn đa ngành lớn nhất Hàn Quốc Young Poong. Nhà máy bán dẫn sẽ xây dựng tại Khu Công nghiệp Bá Thiện với diện tích 5ha.

Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9
Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9

Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 20/9 về các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.