Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nguồn vốn nước ngoài: Lực đỡ quan trọng của bất động sản

(TH&CL) Thực trạng “khát vốn” của cả chủ đầu tư lẫn người mua, chính là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường BĐS gặp khó trong suốt nhiều năm qua. Không ít giải pháp đã được đưa ra n

(TH&CL)Thực trạng “khát vốn” của cả chủ đầu tư lẫn người mua, chính là nguyên nhân chủ yếu khiến thị trường BĐS gặp khó trong suốt nhiều năm qua. Không ít giải pháp đã được đưa ra nhằm nỗ lực giải cứu, tuy nhiên, việc sẽ huy động vốn từ đâu để hồi phục nhanh thị trường BĐS - dường như vẫn còn là bài toán khó…

Tăng cường thu hút vốn ngoại

Trong năm 2013, Chính phủ đã đặc biệt quan tâm đến nguồn vốn cho thị trường BĐS. Theo một tài liệu công bố, vốn đăng ký FDI vào Việt Nam năm 2013 đạt 21,6 tỷ USD, vốn thực hiện đạt 11,5 tỷ USD, mức tăng trưởng GDP đạt 5,42%. Rất nhiều  chính sách về vốn được đưa ra như gói 30.000 tỷ đồng nhằm hỗ trợ người dân mua nhà và chủ đầu tư trong ngành BĐS hay gói 100.000 tỷ đồng cũng đang được xem xét. Bên cạnh đó, một số nhà đầu tư (NĐT) ngoại, đặc biệt là các NĐT đến từ khu vực châu Á, đang khá quan tâm đến các hoạt động M&A nhắm đến những dự án phát triển các khu dân cư.

Ngoài các yếu tố hỗ trợ về nguồn vốn, việc sửa đổi Luật Đất đai (có hiệu lực từ ngày 1/7 sắp tới) với các thay đổi hỗ trợ thủ tục hành chính - cũng có thể sẽ là một tác động làm tăng hấp dẫn dòng vốn ngoại vào thị trường BĐS Việt Nam.

Theo TS. Sử Ngọc Khương, Giám đốc Bộ phận đầu tư Savills Việt Nam, Savills nhận thấy các NĐT hiện đã và đang rất quyết liệt tìm kiếm các nguồn vốn, cũng như nguồn đầu tư vào thị trường BĐS thông qua các phương thức ngoại giao từ các hội nghị, hội thảo đầu tư tại Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc...

Cũng theo ông Khương, những nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đặc biệt là ở lĩnh vực BĐS có thể được coi là những lực đỡ đóng vai trò lớn trong việc hỗ trợ các dự án đầu tư BĐS tại Việt Nam, điển hình là vốn FDI.

NĐT nước ngoài vẫn… mê BĐS Việt

Mặc dù, các giá trị đầu tư từ nguồn vốn nước ngoài chưa được ổn định, song mối quan tâm của các NĐT nước ngoài vào BĐS Việt Nam dường như vẫn chưa hề hạ nhiệt. Bằng chứng, năm 2013, dòng vốn FDI vào Việt Nam đã lập kỷ lục 22 tỷ USD, trong đó giá trị đầu tư vào BĐS được đánh giá xếp thứ 3 trong các lĩnh vực được đầu tư khác. Việc tăng cường nguồn vốn này là một trong những tín hiệu tốt cho thị trường, thêm vào đó, cũng góp phần tăng cường sức mạnh về chất lượng cho thị trường giúp hấp dẫn các khách hàng, các chủ đầu tư chú ý hơn nữa đến tiềm năng BĐS tại Việt Nam.

Theo ghi nhận của Savills, mặc dù thị trường BĐS Việt Nam chưa thoát khỏi khó khăn, nhưng vẫn ghi nhận sự quan tâm lớn từ các NĐT nước ngoài. Đặc biệt, NĐT nước ngoài hiện đang dành sự quan tâm hơn đối với những dự án đã tạo ra dòng tiền ổn định như khu nghỉ dưỡng, tòa nhà văn phòng, trung tâm thương mại… Bởi lẽ, họ không muốn mất thời gian đầu tư quá lâu, thậm chí những rào cản về hành lang pháp lý, vướng mắc trong vấn đề giải phóng mặt bằng - nhiều khi sẽ đánh mất đi các cơ hội, gây thiệt hại cho chính những NĐT này.

“Với các hỗ trợ tích cực từ Chính phủ liên quan đến nguồn vốn đổ vào BĐS, cũng như việc mở rộng tham gia các hiệp định thương mại, Savills tin rằng, năm nay sẽ đón nhận nguồn FDI khả quan hơn, quy mô hơn năm 2013”, TS. Sử Ngọc Khương nhận định.

Dự báo về xu hướng hoạt động của thị trường BĐS Việt Nam trong năm nay, TS. Khương cho rằng, dù thị trường chuyển động chậm hay nhanh, các tác động khách quan sẽ tích cực hơn, hoặc vẫn chậm chạp tiêu cực, thì đối với các NĐT, có một quy luật không bao giờ cũ đó là bất kỳ phân khúc sản phẩm nào muốn phát triển được, đều phải căn cứ dựa trên cái nền chính yếu là mặt bằng thu nhập của khách hàng.

Tuyết Hoa

Tin mới

Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035
Hôm nay, các nước khối G7 sẽ ký thỏa thuận dừng sử dụng nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035

Reuters đưa tin, ngày 29/4, các bộ trưởng năng lượng thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển (G7) đã đạt được thỏa thuận về việc đóng cửa toàn bộ nhà máy nhiệt điện than vào năm 2035.

Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
Khẳng định vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế

49 năm sau Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2024), Việt Nam đã vượt qua mọi gian lao, thử thách, từ nước nghèo trở thành một trong những quốc gia thuộc nhóm các nước tăng trưởng cao trong khu vực.

Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp
Bắc Ninh: Hiệu quả trong chuyển đổi số quản lý, điều hành hoạt động các Khu công nghiệp

Chuyển đổi số (CĐS) trong quản lý, điều hành các hoạt động sản xuất, kinh doanh là yếu tố quan trọng để các Khu công nghiệp (KCN) Bắc Ninh nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư và hội nhập kinh tế quốc tế. Với 12 KCN đang hoạt động, diện tích đất công nghiệp đã cho thuê khoảng 2.507,94ha, tỷ lệ lấp đầy đạt 60,68 %.

Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần
Tổng thống Putin: Nguồn thu ngân sách 3 tháng đầu năm tăng hơn 1,5 lần

Nền kinh tế Nga đã cho thế giới thấy khả năng bền bỉ, trụ vững trước áp lực chưa từng có từ bên ngoài và tiếp tục tăng trưởng, trái ngược với những dự đoán là sẽ suy thoái, sụp đổ dưới áp lực lệnh trừng phạt của phương Tây.

Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024
Điểm tên hàng hóa xuất khẩu sang Hoa Kỳ trong 4 tháng đầu năm 2024

Theo công bố của Tổng cục Thống kê, Hoa Kỳ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2024. Điểm tên hàng hóa xuất sang Hoa Kỳ nhiều nhất trong 4 tháng qua.

Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức
Chính sách mới tháng 5 với cán bộ, công chức, viên chức

Nhiều chính sách mới về tiền lương, tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo quản lý cơ quan hành chính nhà nước... có hiệu lực từ tháng 5/2024.