Các triệu chứng đau bụng kinh phổ biến ở phụ nữ

Cơn đau bụng khi đến kỳ kinh nguyệt ở nữ giới thường có các biểu hiện điển hình như đau âm ỉ hoặc quằn quại vùng bụng dưới, kèm theo cơn đau thắt lưng hoặc đùi. Ngoài ra, phụ nữ bị đau bụng kinh cũng có triệu chứng đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, nôn mửa hoặc buồn đi ngoài.

Trong một số trường hợp, cơn đau bụng đến tháng có biểu hiện dữ dội (đau tức ngực, tiêu chảy, căng đầu vú, đổ nhiều mồ hôi, táo bón, đau đầu hoặc chóng mặt) gây ảnh hưởng lớn đến chất lượng cuộc sống. Nếu những triệu chứng trên kéo dài không dứt, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo một căn bệnh phụ khoa nào đó.

Nguyên nhân gây đau bụng kinh

Đau bụng kinh được phân thành 2 nhóm nguyên nhân chính đó là:

Đau bụng kinh nguyên phát: Do tăng sản xuất chất hóa học prostaglandin làm tử cung co thắt. Nếu tử cung co bóp quá mạnh có thể chèn ép vào các mạch máu gần đó, cắt đứt nguồn cung cấp oxy cho cơ quan vùng chậu. Từ đó, gây ra cơn đau bụng kinh trong ngày “đèn đỏ”.

Đau bụng kinh thứ phát: Là kết quả của các vấn đề về cơ quan sinh sản như:

Lạc nội mạc tử cung: Tình trạng mô niêm mạc tử cung được tìm thấy bên ngoài tử cung gây sưng, sẹo và đau dữ dội vùng bụng dưới.

Adenomyosis: Tình trạng niêm mạc tử cung phát triển ở thành cơ tử cung. Điều này có thể khiến tử cung to hơn nhiều so với bình thường, kèm theo đó là hiện tượng chảy máu bất thường và đau vùng bụng dưới.

Bệnh viêm vùng chậu (PID): Là tình trạng nhiễm trùng do vi khuẩn bắt đầu từ tử cung và có thể lây lan sang các cơ quan sinh sản khác. PID có thể gây đau bụng kinh hoặc đau khi quan hệ tình dục.

Hẹp cổ tử cung: Cổ tử cung hoặc lỗ mở của tử cung hẹp cũng có thể là nguyên nhân gây đau bụng kinh.

Đau bụng kinh do mắc một số bệnh lý phụ khoa
Đau bụng kinh do mắc một số bệnh lý phụ khoa.

Hiện tượng đau bụng đến tháng ở phụ nữ cũng có thể bắt nguồn từ tình trạng suy giảm miễn dịch, khiến các gốc tự do tăng lên nhanh chóng và ảnh hưởng lớn đến chức năng tuần hoàn máu của cơ thể. Khi đó, khí huyết sẽ bị ứ trệ và lưu thông xuống vùng bụng dưới kém hơn bình thường. Thêm vào đó, những ngày hành kinh càng khiến chị em dễ thiếu máu hơn. Tất cả các yếu tố trên đã thúc đẩy sự xuất hiện của cơn đau bụng kinh và khiến phái nữ thường xuyên cảm thấy mệt mỏi mỗi khi đến kỳ.

Làm thế nào để giảm đau bụng kinh?

Để giảm đau bụng kinh, bạn có thể áp dụng một số biện pháp sau:

Sử dụng thuốc giảm đau ibuprofen ngay khi bắt đầu chảy máu. Ibuprofen thuộc nhóm thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs). Chúng làm giảm sản lượng prostaglandin, từ đó giúp giảm nhanh cơn đau bụng kinh. Nếu không dùng được NSAIDs, bạn có thể dùng loại thuốc giảm đau khác như acetaminophen. Tuy nhiên, các loại thuốc này có thể gây buồn nôn, đau đầu, viêm loét dạ dày,...

Đặt một miếng đệm nóng hoặc chai nước nóng trên lưng hoặc bụng dưới là một trong những cách giảm đau bụng kinh hiệu quả cho các nàng. Nhiệt độ giúp thư giãn cơ tử cung, điều hòa lượng prostaglandin, làm dịu dần cơn đau bụng dưới.

Uống nhiều nước mỗi ngày (2,5 lít) để cung cấp lượng chất lỏng cần thiết cho cơ thể, giúp khí huyết lưu thông và giảm cơn đau bụng dưới.

Nghỉ ngơi khi cần thiết, tránh thực phẩm có chứa caffeine, hút thuốc và uống rượu bia.

Xoa bóp lưng và bụng dưới với gừng là một cách giảm đau bụng đến tháng hữu hiệu. Bạn có thể sử dụng gừng tươi, cắt nhỏ và đem giã nát. Sau đó ngâm cùng với rượu và đắp lên vùng bụng dưới từ 5-7 phút mỗi ngày sẽ giúp giảm đau bụng kinh nhanh hơn.

Tập thể dục thường xuyên sẽ ít bị đau bụng kinh hơn. Do vậy, để giúp ngăn ngừa đau bụng kinh, chị em hãy tạo cho mình thói quen tập thể dục hàng ngày.

Chườm ấm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả
Chườm ấm giúp giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Sản phẩm thảo dược giúp “đẩy lùi” cơn đau bụng kinh ngày “đèn đỏ” hiệu quả

Ngoài những mẹo trên, nhiều chị em có xu hướng lựa chọn sản phẩm thảo dược để cải thiện tình trạng đau bụng kinh vừa an toàn lại hiệu quả. Nổi bật trong đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Phụ Lạc Cao EX. Sản phẩm chứa hoạt chất N-acetyl-L-cysteine kết hợp với nhiều thảo dược quý khác. Cụ thể:

Hợp chất N-acetyl-L-cysteine: N-acetyl-L-cysteine trong viên uống Phụ Lạc Cao EX được biết đến rộng rãi với vai trò là acid amin, có tác dụng thúc đẩy cơ thể sản xuất chất chống oxy hóa mạnh glutathione. Với cơ chế này, hoạt chất N-acetyl-L-cysteine giúp trung hòa các gốc tự do, duy trì chất oxy hoá ngoại sinh như vitamin E, C, điều hoà khí huyết, tăng cường hệ miễn dịch và giảm triệu chứng đau bụng kinh hiệu quả.

N-acetyl-L-cysteine giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả
N-acetyl-L-cysteine giúp hỗ trợ giảm đau bụng kinh hiệu quả.

Các vị thuốc khác: Trong viên uống Phụ Lạc Cao EX còn có sự góp mặt của một số loại thảo dược quý như đan sâm, hương phụ, đương quy, sài hồ bắc, nga truật. Đây đều là những dược liệu quý giúp bổ máu, mát gan nhuận khí, lưu thông khí huyết hữu hiệu. Với những công dụng vượt trội này, các loại thảo dược có trong sản phẩm giúp điều hoà tốt nội tiết tố, ổn định chu kỳ kinh nguyệt và giảm những cơn đau bụng khi đến tháng hiệu quả. 

Có thể nói, sự kết hợp giữa N-acetyl-L-cysteine cùng các loại thảo dược trên trong cùng viên uống Phụ Lạc Cao EX giúp chị em cải thiện đáng kể được tình trạng đau bụng kinh, rối loạn kinh nguyệt, đồng thời ức chế sự phát triển của các mô lạc nội mạc tử cung.

Cách giảm đau bụng đến tháng hiệu quả bằng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX
Cách giảm đau bụng đến tháng hiệu quả bằng sản phẩm Phụ Lạc Cao EX.

Những thông tin trên đã giúp bạn nắm được nguyên nhân và cách giảm đau bụng kinh đơn giản, hiệu nghiệm. Để tình trạng đau bụng kinh không còn làm phiền đến cuộc sống thường ngày, chị em hãy thực hiện lối sống lành mạnh và kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược hỗ trợ chứa N-acetyl-L-cysteine nhé!

Việt Kiều

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh!