Vừa qua, Bộ Công an đã đưa ra kết luận điều tra liên quan đến một số tập đoàn lớn thao túng thị trường chứng khoán, lừa đảo nhà đầu tư thông qua mua trái phiếu doanh nghiệp và thâu tóm ngân hàng để chiếm đoạt tài sản thông qua các công ty sân sau qua các hợp đồng vay vốn…
Bên cạnh đó, hiện nay, một hiện tượng đang diễn ra khá phổ biến đó là nhiều doanh nghiệp đăng tải các thông tin quảng cáo về các ứng dụng công nghệ gửi tiền linh hoạt với lãi suất hấp dẫn. Các doanh nghiệp này câu kéo người dân dùng ứng dụng và đầu tư với số tiền chỉ từ vài chục nghìn đồng. Trên các nền tảng ứng dụng này thì người dùng (hay còn được gọi là nhà đầu tư) được cam kết với mức lãi hấp dẫn, có thể thanh toán tiền, có thể rút tiền một cách linh hoạt…
Sự đa dạng của các mô hình huy động vốn nêu trên khiến nhiều nhà đầu tư rơi vào tình trạng ngậm trái đắng khi không thể lấy được tiền của mình đã đầu tư, thậm chí có nguy cơ mất trắng. Qua thực tế có thể thấy, những nhà đầu tư này thường là những nhà đầu tư nhỏ lẻ, thậm chí thuộc nhóm yếu thế.
Hiện nay, mâu thuẫn lợi ích giữa các nhà đầu tư (cán bộ, công chức nghỉ hưu, người hưởng lương từ ngân sách, thương bệnh binh, người khuyết tật) với nhiều doanh nghiệp lớn diễn ra hết sức phức tạp. Dẫn đến, các nhà đầu tư bức xúc, tụ tập biểu tình, tại các trụ sở cơ quan Nhà nước.
Chuyên gia đã trao đổi về những quy định của pháp luật liên quan đến các vấn đề bảo vệ nhà đầu tư nhỏ lẻ, yếu thế, để người bị hại không tham gia tụ tập đám đông tại trụ sở các cơ quan hành chính Nhà nước. Đồng thời, các chuyên gia pháp lý cũng đã tư vấn, giải pháp những câu hỏi để giúp người bị hại thực hiện đúng quy trình, quy định của pháp luật trong việc bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình.
PV