Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhật và Hàn Quốc đang tạo khiên đỡ tuyệt vời cho Kim Jong-un

Nhật và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các vụ thử tên lửa đạn đạo và vũ khí của Triều Tiên. Nhưn

THCL - Nhật và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các vụ thử tên lửa đạn đạo và vũ khí của Triều Tiên. Nhưng điều không ngờ, càng quyết liệt với Bình Nhưỡng, càng quyết tâm triệt hạ Kim Jong-un bao nhiêu, Tokyo và Seoul càng bảo đảm an toàn cho nhà lãnh đạo trẻ này và chính sách Songun (quân đội trước nhất).

Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un thăm một đơn vị quân đội Triều Tiên - Nguồn: Internet

Nhật và Hàn Quốc đã lên tiếng phản đối mạnh mẽ các vụ thử tên lửa đạn đạo và vũ khí trong chương trình phát triển kỹ thuật hạt nhân của Triều Tiên. Thậm chí Seoul còn có hẳn một kế hoạch ám sát nhà lãnh đạo trẻ Triều Tiên Kim Jong-un

Động thái cứng rắn từ đất nước mặt trời mọc và xứ sở kim chi khiến dư luận tin rằng Bình Nhưỡng và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un sẽ bị trả đũa đích đáng.

Tuy nhiên, những đe dọa từ Tokyo và Seoul chưa gây nguy hại cho xứ Bắc Hàn, ngược lại, càng quyết liệt với Bình Nhưỡng, càng quyết tâm triệt hạ Kim Jong-un, Tokyo và Seoul càng bảo đảm an toàn cho Kim Jong-un và chính sách Songun đã được nghị quyết Đại hội lần thứ 7 đảng Lao động Triều Tiên thông qua.

Biểu tượng chính sách Songun của Triều Tiên - Ảnh: Luckystamps.com

Có lẽ nhận diện được hiệu ứng đó nên nhà lãnh đạo trẻ càng quyết tâm hơn trong hành động. Bình Nhưỡng sẽ tiếp tục thúc đẩy chương trình phát triển kỹ thuật hạt nhân chừng nào mục đích của chiến lược “Xa Trung gần Mỹ” của Kim Jong-un chưa đạt được kết quả.

Tokyo bị khắc chế bởi hiến pháp hòa bình và Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật

Việc bảo đảm nước Nhật mãi yên bình thông qua hiến pháp hòa bình cho đất nước mặt trời mọc được xem là lằn ranh, là ngưỡng giới hạn mà Washington đặt ra cho Tokyo thời hậu Chiến tranh thế giới thứ 2. Ngay việc Nhật hoàng thoái vị, Tokyo cũng không thể tự quyết.

Và để có thêm sức nặng, Washington đã thiết kế Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật (được ký kết năm 1960). Bằng hiệp ước đó, quyền bảo trợ của nước Mỹ cho an ninh tại xứ sở hoa anh đào đã được luật hóa.

Hàng chục thập niên qua, Mỹ đã kiềm chế và giám sát nước Nhật với hai công cụ pháp lý quan trọng đó. Đặc biệt, đến năm 1970 Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật được điều chỉnh lại với giá trị hiệu lực là vĩnh viễn.

Chính có được sự bảo trợ của Washington về an ninh đã giúp cho chính quyền Tokyo có điều kiện tập trung mọi nguồn lực của đất nước thời hậu chiến vào phát triển kinh tế và tạo ra “thần kỳ Nhật Bản” trong lịch sử nhân loại, khiến cả thế giới phải ngưỡng mộ.

Quy mô kinh tế nước Nhật đã có lúc vươn lên vị trí thứ 2 thế giới chỉ sau Mỹ và là đối thủ thách thức Mỹ. Song với Washington, Nhật chỉ có thể tồn tại là cường quốc kinh tế chứ không thể là siêu cường quân sự. Điều 9 hiến pháp hòa bình đã thể hiện rõ ý nghĩa đó.

Bao nhiêu năm qua,  nước Nhật đã thể hiện đúng vị thế và vai trò của một đồng minh chiến lược của Mỹ. Khi Thủ tướng Shinzo Abe tái cử lần 2, với mong muốn tạo ra diện mạo mới cho nước Nhật, ông có ý định điều chỉnh đôi chỗ trên “cái áo” đã được Mỹ đóng ni cho Nhật.

Thủ tướng Abe mong muốn tu chính hiến pháp hòa bình nhằm giúp Tokyo độc lập hơn, tăng cường sức mạnh cho quân đội, qua đó thay đổi vị thế của Nhật trên trường quốc tế. Điều đó không khác gì thách thức mà Tokyo gửi tới người bạn lớn ở bờ bên kia Thái Bình Dương.

Những bước đi của Tokyo được lý giải bởi nguyên nhân bị đe dọa từ sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Quốc đại lục và hành động “ngông cuồng” của Bắc Hàn. Sự nguy hại càng được nhận diện ở mức độ cao thì việc củng cố sức mạnh quân sự của Tokyo cũng tăng lên tương ứng.

Tuy nhiên, với Washington thì hành động của Tokyo sẽ phôi thai nguy cơ phá vỡ Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật. Bởi lẽ, xử lý mọi đe dọa đối với nước Nhật đều thuộc trách nhiệm của Mỹ. Do vậy, Abe đang đưa Tokyo đối mặt với nguy hiểm từ Mỹ.

Sự khắc chế của Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật luôn là mối đe dọa với bất cứ hành động trỗi dậy nào của Tokyo. Lên án hay chỉ trích Bình Nhưỡng là toàn quyền của Tokyo, song chuẩn bị hành động tấn công kẻ thù lại khiến Nhật gặp nguy hiểm từ đồng minh chiến lược Mỹ.

Một em bé Hàn Quốc đứng ở khu phi quân sự nhìn sang CHDCND Triều Tiên - Ảnh: Getty Images

Seoul bị khắc chế vì thỏa thuận ngừng bắn và Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn

Có thể thấy thỏa thuận đình chiến tạm thời cho chiến tranh Triều Tiên là công cụ quan trọng bảo đảm cho chiến lược của Mỹ tại vùng Đông Á. Duy trì tình trạng chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên là một tính toán có lợi nhiều đường cho Washington.

Tình trạng đó bảo đảm cho sức mạnh Mỹ và lợi ích Mỹ sẽ luôn hiện diện tại khu vực chiến lược này. Các đối thủ đều có nguy cơ phải trả giá khi việc kích hoạt một cuộc tấn công không tuyên bố có thể xảy ra bất cứ lúc nào từ bán đảo Triều Tiên đang trong tình trạng chiến tranh.

Bên cạnh đó, duy trì tình trạnh chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên còn nhằm bảo đảm cho quân đội Mỹ hiện diện tại khu vực không giới hạn về thời gian, không xác định về thời điểm. Điều đó giúp Washington có thể dùng vũ lực kiểm soát chặt chẽ khu vực theo ý muốn.

Để hợp pháp hóa điều đó, Washington và Seoul đã ký kết Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn năm 1954. Cho dù bảo đảm an ninh cho Hàn Quốc là sự phối hợp giữa lực lượng quân sự của hai bên, song trách nhiệm gần như hoàn toàn thuộc về Mỹ.

Công việc nhận diện và đánh giá nguy cơ hay kế hoạch tập trận chung và hợp đồng tác chiến Mỹ-Hàn đều do Washington lên kế hoạch và đạo diễn. Trang bị vũ khí cho quân đội Hàn Quốc gần như thuộc độc quyền của Washington.

Đặc biệt, cũng như Hiệp ước An ninh Mỹ-Nhật, Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn cũng được thiết kế điều khoản cho phép một lực lượng quân đội Mỹ túc trực trên đất nước Hàn Quốc (hiện nay khoảng 27.000 quân).

Có thể nhận diện, sức mạnh Mỹ bao gồm cả khí tài và lực lượng đang hiện diện trên đất nước Hàn Quốc luôn là sự khắc chế với mọi hành động của Seoul được xem là vượt quá giới hạn của Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn.

Trong trường hợp Seoul muốn kết thúc Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn thì nhiều điều khoản của thỏa thuận đình chiến tạm thời có thể được kích hoạt bởi hành động ngay tức khắc và kết quả chắc chắn sẽ là một hiệp ước an ninh mới được Washington chìa ra cho Seoul với nhiều bất lợi.

Có thể thấy rằng, dù tôn trọng quyền tự quyết của Hàn Quốc, song Washington đã tạo ra những công cụ hữu hiệu giới hạn quyền tự quyết ấy của đồng minh, mà thỏa thuận đình chiến tạm thời cho chiến tranh Triều Tiên được xem là công cụ quan trọng nhất.

Tuy nhiên, cũng như Tokyo, Seoul đã tận dụng sự ổn định có được từ công việc bảo đảm an ninh của Mỹ để tập trung phát triển kinh tế. Hàn Quốc có quy mô kinh tế lớn thứ 12 trên toàn cầu vào năm 2014, theo IMF, có ảnh hưởng rất lớn từ Hiệp ước Phòng thủ chung Mỹ-Hàn.

Thủ tướng Shinzo Abe và Tổng thống Park Geun-hye đã giúp quan hệ Nhật - Hàn thân thiết hơn và đồng thuận hơn trong phản ứng với hành động của Bình Nhưỡng, song đều không thể vượt qua sự khắc chế từ Washington - Ảnh: Korean Herald

Tác động của cạnh tranh nước lớn đối với Nhật và Hàn Quốc

Khi Bình Nhưỡng phóng thử hạt nhân hay tên lửa đạn đạo đe dọa hòa bình và an ninh tại khu vực Đông Bắc Á, Tokyo và Seoul luôn có ý kiến với Bắc Kinh và tham khảo ý kiến với Washington, trước và sau khi có phản ứng chính thức về hành động của CHDCND Triều Tiên.

Như vậy, cả Tokyo và Seoul đều xem Mỹ và Trung Quốc mới là nhân tố quyết định đến an ninh của họ. Điều đó cho thấy, lợi ích dân tộc và chủ quyền quốc gia của Triều Tiên, Hàn Quốc và Nhật luôn nằm trong ván cờ chính trị của Washington và Bắc kinh.

Hiểu nôm na là quyền lợi của ba quốc gia Đông Bắc Á bị ảnh hưởng bởi cạnh tranh nước lớn giữa Trung Quốc và Mỹ. Tuy nhiên, cho đến lúc này có thể nhận diện chỉ Triều Tiên mới bị ảnh hưởng bởi chính sách ngoại giao nước lớn Trung-Mỹ mà thôi.

Còn lại, đối với Nhật và Hàn Quốc thì bằng hiến pháp hòa bình, thỏa thuận đình chiến tạm thời và các hiệp ước an ninh với đồng minh, Washington đã miễn nhiễm sự tác động của cạnh tranh trong ngoại giao nước lớn với hai quốc gia này.

Lợi ích của Nhật và Hàn Quốc hoàn toàn nằm trong sự bảo trợ của Mỹ. Mọi kích hoạt nguy hiểm từ đối phương với hai đồng minh này đều nhận được đáp trả trước hết từ Mỹ. Mọi phương hại đến an ninh của Nhật và Hàn Quốc đều được bảo đảm bằng sức mạnh Mỹ.

Do vậy, Bắc Kinh, thậm chí là Bình Nhưỡng muốn vượt qua hàng rào đó đều gặp phải sức mạnh Mỹ và đều phải gặp Mỹ. Điều đó kiến cho Tokyo và Seoul không thể dựa vào nguy cơ bởi cạnh tranh nước lớn để có hành động phòng vệ vượt quá quy ước với Mỹ.

Với hành động bảo đảm lợi ích cho đồng minh, Washington đã kiểm soát lợi ích của Hàn Quốc và Nhật. Hàng rào mà Washington bao quanh Nhật, Hàn là những công cụ hữu hiệu bảo đảm sự miễn nhiễm của cạnh tranh nước lớn đối với hai đồng minh chiến lược này.

Do đó, những động thái nhằm tăng cường sức mạnh cho quân đội của Nhật  và Hàn Quốc đều có thể bị xem là chống lại chính sách an ninh chung của Mỹ hơn là hướng tới kẻ thù của họ. Hành động thái quá có thể làm hại chính Hàn Quốc và Nhật chứ không phải Triều Tiên.

Có thể thấy rằng, hiến pháp hòa bình cho Nhật thời hậu chiến  và thỏa thuận đình chiến tạm thời cho chiến tranh Triều Tiên đều là những cây gậy của Washington nhằm kiểm soát hữu hiệu các đồng minh vùng Đông Bắc Á này.

Kim Jong-un tận dụng chính sách của Mỹ cho mục đích chiến lược của mình

Khi Washington tạo ra những công cụ miễn nhiễm sự ảnh hưởng bởi cạnh tranh nước lớn đối với Nhật và Hàn Quốc khiến cho “hòn tên mũi đạn” chĩa về Bình Nhưỡng đều bị bật ngược trở lại, gây nguy hại cho chính Seoul và Tokyo.

Nhà lãnh đạo Kim Jong-un trong một vụ thử tên lửa từ tàu ngầm - Ảnh: Yonhap

Nhật và Hàn Quốc càng phản ứng mạnh mẽ bao nhiêu thì sức bật ngược trở lại càng lớn bấy nhiêu. Washington dựa vào sức bật đó để lượng hóa mức độ nguy hại từ sự trỗi dậy của Tokyo và Seoul, còn Bình Nhưỡng thì trở thành “ngư ông đắc lợi” trong trường hợp này.

Kim Jong-un càng “ngông cuồng”, Tokyo và Seoul càng phản ứng mạnh, điều đó đồng nghĩa sự nguy hại từ xứ sở hoa anh đào và xứ kim chi với Mỹ càng lớn. Với tiềm lực của Nhật và Hàn Quốc thì đe dọa từ sự trỗi dậy của Tokyo và Seoul nguy hại hơn nhiều từ Bình Nhưỡng.

Kim Jong-un càng tăng cường chính sách Songun thì càng giúp Mỹ lượng hóa chính xác hơn sự nguy hại từ các đồng minh Nhật và Hàn Quốc. Song song đó, Kim Jong-un càng phát triển kỹ thuật hạt nhân thì càng khiến Bình Nhưỡng ngày một vượt xa tầm kiểm soát của Bắc Kinh.

Đó chính là mục đích chiến lược “Xa Trung gần Mỹ’ của nhà lãnh đạo trẻ xứ Bắc Hàn. Thế là, thay vì trừng phạt hay hy vọng trừng phạt được Bình Nhưỡng, hành động của Seoul và Tokyo lại bảo đảm cho chương trình hạt nhân của Kim Jong-un có điều kiện phát triển.

Điều đó chẳng khác nào Seoul và Tokyo đang tạo ra một tấm khiên đỡ tuyệt vời trước “hòn tên mũi đạn” đang chĩa vào Bình Nhưỡng. Do vậy, kế hoạch của Seoul ám sát Kim Jong-un rất khó thành công. Mỹ có thể ngăn hành động của Seoul bất cứ lúc nào, ngay cả khi “ngón tay đã đặt lên cò súng”.

Tóm lại, việc Nhật và Hàn Quốc có những động thái trước đe dọa từ sự trỗi dậy ngày càng mạnh mẽ từ Trung Quốc và hành động ngang ngược của Triều Tiên chỉ là những phản ứng được kiểm soát và có giới hạn bởi những công cụ của Washington.

Có thể thấy, để Kim Jong-un “tự tung tự tác” phát triển kỹ thuật hạt nhân hay chưa buộc Bình Nhưỡng ngồi vào bàn đàm phán đều có ý đồ của Washington. Bởi lẽ, thái độ ngông nghênh của Kim Jong-un không nguy hại bằng sự trỗi dậy của các đồng minh chiến lược Nhật và Hàn Quốc.

Ngọc Việt - Motthegioi

Tin mới

Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng
Bình Định phấn đấu thu ngân sách Nhà nước năm 2024 đạt 15.000 tỷ đồng

Ngày 4/5, tại TP. Quy Nhơn, tỉnh Bình Định diễn ra Hội nghị Sơ kết công tác thu, chi ngân sách Nhà nước (NSNN) quý I và triển khai nhiệm vụ 9 tháng cuối năm 2024 trên địa bàn tỉnh. Hội nghị xác định: Phấn đấu hoàn thành và vượt dự toán thu NSNN được HĐND tỉnh giao là 15.000 tỷ đồng.

Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm
Triển khai cấp bách các biện pháp phòng ngừa ngộ độc thực phẩm

UBND TP. Hải Phòng ban hành Văn bản số 1021/UBND-VX yêu cầu lãnh đạo các sở, ngành; Chủ tịch UBND các quận, huyện trên địa bàn thành phố tăng cường thực hiện trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm (ATTP); Chủ tịch UBND các cấp - Trưởng ban Chỉ đạo liên ngành về ATTP chịu trách nhiệm về đảm bảo ATTP trên địa bàn.

Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm
Hậu Giang nâng cảnh báo nguy cơ cháy rừng lên cấp cực kỳ nguy hiểm

Ban Chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Hậu Giang vừa có văn bản thông báo quyết định nâng cấp cảnh báo cháy rừng từ cấp IV (cấp nguy hiểm) lên cấp V (cấp cực kỳ nguy hiểm)...

Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024
Công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024

Ngày 4/5, Liên đoàn bóng đá Thanh Hóa tổ chức công bố Giải bóng đá 7 người tỉnh Thanh Hóa - Cúp doanh nhân trẻ lần thứ nhất năm 2024.

Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?
Những khó khăn, vướng mắc khi thực hiện ở một số Nghị định về Luật PPP?

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 35/2021/NĐ-CP ngày 29/3/2021 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư (PPP); trình Chính phủ trong tháng 9/2024.

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp
Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt doanh nghiệp

Ủy ban Chứng khoán xử phạt hàng loạt các doanh nghiệp vì công bố thông tin không đúng thời hạn, vi phạm quy định về giao dịch với cổ đông, người quản lý doanh nghiệp và người có liên quan, không báo cáo khi sở hữu từ 5% trở lên số cổ phiếu có quyền biểu quyết của một công ty đại chúng.