Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiệm kỳ 2020-2025: Phú Thọ xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm, 8 giải pháp tạo đột phá phát triển

Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đã nhấn mạnh vào khai thác tốt tiềm năng, lợi thế, giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ; tập trung thực hiện tốt khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để xây dựng Phú Thọ thành tỉnh phát triển hàng đầu của vùng Trung du và miền núi phía Bắc.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Công Thủy trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIXPhó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Phú Thọ Hoàng Công Thủy trình bày Báo cáo Chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII trình Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIX

Nhiệm kỳ 2015-2020, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Phú Thọ thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVIII đã đề ra. Đây là tiền đề quan trọng để Phú Thọ thực hiện các mục tiêu trong nhiệm kỳ 2020-2025, đặc biệt là gắn việc khai thác tiềm năng, lợi thế vào xây dựng phát triển toàn diện, bền vững.

Dự báo trong 5 năm tới, quá trình toàn cầu hóa và liên kết quốc tế vẫn là xu hướng chủ đạo, sẽ làm thay đổi mạnh mẽ mọi mặt của đời sống thế giới theo chiều hướng tích cực, nhất là ở những nền kinh tế đang phát triển. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và việc triển khai các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới vừa là thời cơ, vừa là thách thức. Kinh tế thế giới, khu vực dự báo duy trì đà tăng trưởng nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro; chiến tranh thương mại vừa là cơ hội, vừa là thách thức trong thu hút đầu tư; sự dịch chuyển chuỗi cung ứng trên toàn cầu và khu vực do tác động của đại dịch Covid-19 mở ra cơ hội mới. Trong nước, tình hình chính trị, xã hội, kinh tế vĩ mô ổn định, lạm phát được kiểm soát; môi trường kinh doanh được cải thiện, sức cạnh tranh của nền kinh tế tiếp tục được nâng lên và phát huy hiệu quả.

Tỉnh Phú Thọ có vị trí là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô Hà Nội, đầu mối trung chuyển, giao lưu kinh tế giữa các tỉnh vùng đồng bằng Bắc Bộ với các tỉnh miền núi phía Bắc; nằm trên hành lang kinh tế Côn Minh - Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng, gần sân bay quốc tế Nội Bài, cửa khẩu quốc tế Lào Cai... nên có nhiều điều kiện, cơ hội để tăng cường hợp tác, liên kết phát triển.

Kết cấu hạ tầng được đầu tư ngày càng đồng bộ, nhất là các công trình giao thông đối ngoại cơ bản được hoàn thiện góp phần cải thiện vị trí địa kinh tế; đất nông, lâm nghiệp có diện tích khá lớn; nguồn nhân lực dồi dào với đội ngũ lao động trẻ, trình độ, kỹ năng lao động ngày càng được nâng lên; các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ, đặc biệt với hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại được tôn vinh... góp phần tạo ra nhân tố thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Tuy nhiên, tình hình chính trị, kinh tế thế giới và khu vực diễn biến phức tạp; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt, sự ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 tới nền kinh tế có thể còn kéo dài; kinh tế thế giới tiềm ẩn nguy cơ khủng hoảng và suy thoái chu kỳ; tranh chấp lãnh thổ, chủ quyền biển, đảo trong khu vực và trên Biển Đông tiếp tục diễn ra phức tạp. Trong nước, chất lượng tăng trưởng kinh tế, hiệu quả và sức cạnh tranh còn thấp; hoạt động chống phá của các thế lực thù địch với nhiều thủ đoạn ngày càng tinh vi, phức tạp. Nguồn lực đầu tư của tỉnh còn hạn hẹp; sức cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm còn thấp; thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; biến đổi khí hậu, thiên tai, dịch bệnh diễn biến khó lường,... là những khó khăn, thách thức đối với sự phát triển; do vậy, Đảng bộ tỉnh cần có những định hướng chiến lược, chủ động, nắm bắt cơ hội và hạn chế những tác động bất lợi trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.

Trong nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định 6 nhiệm vụ trọng tâm:

Thứ nhất, tập trung thực hiện tốt khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh để thu hút nguồn lực xã hội, các thành phần kinh tế, nhất là khu vực kinh tế tư nhân cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng then chốt, các lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng lợi thế; đồng thời, tiếp tục thực hiện những nhiệm vụ then chốt về đẩy mạnh cải cách hành chính, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của một số ngành, lĩnh vực trọng điểm và tạo sự bình đẳng giữa các loại hình doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh, để tạo động lực mới thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững.  

Thứ hai, thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ cụ thể, giải pháp chủ yếu tạo chuyển biến rõ nét trong đổi mới mô hình tăng trưởng và cơ cấu lại nền kinh tế nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, ứng dụng công nghệ cao, gắn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm liên kết theo chuỗi, bền vững; phát triển công nghiệp hiện đại, sản phẩm có giá trị gia tăng cao, thân thiện môi trường; đa dạng các loại dịch vụ chất lượng cao; phát triển du lịch theo chiều sâu, từng bước trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.

Xây dựng cơ chế huy động nguồn lực, đa dạng hóa hình thức đầu tư hạ tầng khu, cụm công nghiệp, hạ tầng du lịch trọng điểm, giao thông, năng lượng, thông tin truyền thông, cấp thoát nước và xử lý chất thải, các dự án, công trình quan trọng tạo sự lan tỏa, có tính kết nối liên vùng; phát triển đô thị tại thành phố, thị xã và trung tâm các huyện. Tập trung phát triển các thành phần kinh tế, trọng tâm là phát triển doanh nghiệp tư nhân, phát triển hệ sinh thái khởi nghiệp, nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, kinh tế hộ và phát triển liên kết trong sản xuất. Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên, khoáng sản và kiểm soát chặt chẽ môi trường.

Thứ ba, phát triển, nâng cao chất lượng các hoạt động trong lĩnh vực y tế, giáo dục và đào tạo; bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá vùng Đất Tổ, nhất là hai di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương” và “Hát Xoan Phú Thọ”; bảo đảm an sinh xã hội, quan tâm thực hiện các giải pháp giảm nghèo bền vững; nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Đẩy mạnh xã hội hoá trong các lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hoá, thể thao. Chú trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học công nghệ; đào tạo có trọng điểm nguồn nhân lực trình độ, kỹ thuật cao theo yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Thứ tư, đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở đảng; ngăn chặn đẩy lùi tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá” trong nội bộ; nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và công tác dân vận của Đảng. Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức, tích cực đi sâu, bám sát cơ sở trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.

Thứ năm, nâng cao chất lượng, hiệu quả điều hành của chính quyền các cấp. Phát huy vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, địa phương; tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong thi hành công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ công chức có phẩm chất, năng lực, tinh thần tận tụy, trách nhiệm để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ. Đẩy mạnh cải cách hành chính, trong đó tập trung hiện đại hóa nền hành chính gắn với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và nâng cao chất lượng phục vụ, mức độ hài lòng của người dân, doanh nghiệp.

Thứ sáu, củng cố tiềm lực quốc phòng, an ninh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc; giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác nội chính, cải cách tư pháp, phòng, chống tham nhũng, lãng phí; tiếp tục đẩy mạnh công tác đối ngoại.

Đảng bộ tỉnh Phú Thọ xác định 8 giải pháp tạo đột phá phát triển:

Thứ nhất,  xây dựng, bổ sung các cơ chế, chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi cho sản xuất kinh doanh và phát triển kinh tế, xã hội . Tập trung xây dựng, hoàn thiện, triển khai có hiệu quả Quy hoạch tỉnh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; triển khai quy hoạch các vùng, phát triển các ngành, lĩnh vực, liên kết giữa các địa phương trong tỉnh và trong vùng để phát huy, khai thác các tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Nghiên cứu cụ thể hóa các chính sách, quy định của pháp thứ hai, Tập trung thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh, quan tâm phát triển các thành phần kinh tế; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là cơ sở hạ tầng then chốt, các ngành, lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững

Thứ hai, tập trung thực hiện cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh, quan tâm phát triển các thành phần kinh tế; huy động tối đa các nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là cơ sở hạ tầng then chốt, các ngành, lĩnh vực, địa bàn có tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển nhanh và bền vững. Tập trung thực hiện khâu đột phá về cải thiện mạnh mẽ môi trường đầu tư và kinh doanh.

Thứ ba,  đổi mới mô hình tăng trưởng, tăng tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ; tập trung phát triển các ngành, lĩnh vực và nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế. Phát triển công nghiệp có trọng điểm, công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, các ngành, sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Thứ tư, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo; ứng dụng khoa học và công nghệ; xây dựng và phát huy giá trị văn hóa vùng Đất Tổ; phát triển sự nghiệp thể dục thể thao, nâng cao chất lượng thông tin và văn học nghệ thuật. Tập trung phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nhất là nguồn nhân lực phục vụ cho các ngành ưu tiên phát triển của tỉnh, ứng dụng các thành quả của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, phát triển khoa học công nghệ.

Thứ năm, nâng cao chất lượng công tác y tế; giải quyết tốt các vấn đề lao động, việc làm và bảo đảm an sinh xã hội. Triển khai đồng bộ các giải pháp nâng cao chất lượng khám chữa bệnh; thực hiện tốt công tác dân số, gia đình và trẻ em.

Thứ sáu, tăng cường xây dựng tiềm lực quốc phòng, giữ vững an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội; ngăn chặn, xử lý kịp thời hoạt động chống phá của các thế lực thù địch; tiếp tục đẩy mạnh cải cách tư pháp, tích cực phòng ngừa và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí.

Tiếp tục quán triệt, triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng và Nhà nước về nhiệm vụ quân sự, quốc phòng; xây dựng khu vực phòng thủ tỉnh, huyện ngày càng vững chắc. Nghiên cứu điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, đầu tư xây dựng các thao trường huấn luyện, thế trận quân sự trong khu vực phòng thủ; tăng cường tiềm lực quốc phòng, an ninh phù hợp với điều kiện phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Đổi mới nội dung, phương pháp huấn luyện, luyện tập, diễn tập và công tác giáo dục bồi dưỡng kiến thức quốc phòng, an ninh cho các đối tượng; thực hiện tốt chính sách hậu phương quân đội. Xây dựng lực lượng vũ trang trong sạch, vững mạnh có chất lượng tổng hợp và trình độ sẵn sàng chiến đấu cao; xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên vững mạnh, rộng khắp, thực sự là lực lượng nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng ở cơ sở.

Thứ bảy, tăng cường xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tiếp tục thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng gắn với Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh. Đẩy mạnh công tác đấu tranh phòng, chống suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, chống tham nhũng, lãng phí, nói không đi đôi với làm. Thực hiện tốt quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo các cấp, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị trong rèn luyện đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối công tác.

Đổi mới mạnh mẽ nội dung, hình thức, phương pháp công tác chính trị, tư tưởng theo phương châm "nhanh nhạy, hiệu quả, thuyết phục" với những biện pháp, cách làm cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tiễn của tỉnh.

Thứ tám, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện có hiệu quả công tác đối ngoại. Tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Đoàn đại biểu Quốc hội và hội đồng nhân dân các cấp. Kết hợp hài hòa giữa nguyên tắc đại diện theo cơ cấu và tiêu chuẩn chất lượng ứng cử viên trong lãnh đạo, tổ chức bầu cử để đảm bảo năng lực, chất lượng, tính tiêu biểu của đại biểu đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Phát huy những kết quả và thành tựu đã đạt được trong nhiệm kỳ qua, Đại hội Đảng bộ tỉnh Phú Thọ lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 kêu gọi cán bộ, đảng viên và nhân dân các dân tộc trong tỉnh tăng cường đoàn kết, năng động, sáng tạo, nắm bắt thời cơ, vượt qua thách thức; đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững, xây dựng Phú Thọ trở thành tỉnh giàu đẹp, văn minh và hiện đại.

Các chỉ tiêu chủ yếu nhiệm kỳ 2020-2025: Tốc độ tăng trưởng kinh tế tăng bình quân 7,5%/năm trở lên; tổng sản phẩm bình quân đầu người đến năm 2025 đạt trên 65 triệu đồng; cơ cấu kinh tế năm 2025, công nghiệp-xây dựng 40,5%; dịch vụ 41,5%; nông-lâm nghiệp- thủy sản 18%; tổng vốn đầu tư toàn xã hội đạt trên 160 nghìn tỷ đồng; tổng thu NSNN năm 2025 đạt trên 10 nghìn tỷ đồng; tỷ lệ lao động nông nghiệp đến năm 2015 dưới 45%; tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân hang năm giảm 0,4%; đến 2025 số đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, hoàn thành NTM đạt 45% trở lên; 65% số xã đạt chuẩn NTM, trong đó kiểu mẫu nâng cao đạt 20% trở lên…

Hoan Nguyễn

Bài liên quan

Tin mới

Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh
Quảng Ninh: Tìm thấy thi thể nạn nhân thứ 3 trong vụ lật thuyền trên sông Chanh

Vào khoảng 14h50’ ngày 26/4, tại khu vực sông Rừng, cách  Miếu Vua Bà (phường Yên Giang) khoảng 600 m đến 700 m, tổ công tác tìm kiếm của phường Nam Hòa, TX Quảng Yên, đã phát hiện, vớt được một thi thể nữ mặc áo mưa màu xanh, chân đeo ủng. Vị trí tìm thấy cách khoảng 10 km so với vị trí lật thuyền.

Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024
Khai mạc Hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024

Chiều 26/4, tại Cung Quy hoạch, hội chợ và triển lãm tỉnh Quảng Ninh đã diễn ra lễ khai mạc hội chợ OCOP Quảng Ninh – Hè 2024.

Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"
Quỹ Hy vọng tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ"

NDO - Tại Văn phòng Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam, ông Trương Gia Bình, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn FPT, Ủy viên Hội đồng quản lý Quỹ Hy vọng, cùng ông Olivier Brochet, Đại sứ Đặc mệnh toàn quyền Cộng hòa Pháp tại Việt Nam ký kết thỏa thuận tài trợ Dự án “Hành trình tham quan lịch sử Chiến dịch Điện Biên Phủ".

Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”
Trung tâm Văn hoá TP. Hải Phòng tổ chức chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui”

Ngày 26/4, Trung tâm Văn hóa TP. Hải Phòng tổ chức Chương trình nghệ thuật “Đất nước trọn niềm vui” chào mừng kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng Miền Nam thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024).

Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa
Huế- Thành lập Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa

Ngày 26/4, Hội Cựu Công an Nhân dân phường Thuận Hòa đã tổ chức Đại hội lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2024- 2026, với 46 hội viên.

Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Nghị định về chuyển nhượng quyền thu phí sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ

Chính phủ ban hành Nghị định số 44/2024/NĐ-CP quy định việc quản lý, sử dụng và khai thác tài sản kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.