Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp tăng khá cao

Một số địa phương có chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Bắc Giang tăng 17,8%; Phú Thọ tăng 16,1%; Nam Định tăng 14,1%; Kiên Giang tăng 13,2%; Hải Phòng tăng 13,2%; Hà Nam tăng 13%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang tăng 165,2%; Khánh Hòa tăng 115,2%; Thái Bình tăng 80%; Trà Vinh tăng 33,7%.

Trong bối cảnh nhiều khó khăn từ suy giảm kinh tế toàn cầu, đặc biệt là từ những tháng đầu năm đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất công nghiệp trong nước. Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất Việt Nam của S&P Global đạt 49,7 trong tháng Chín, giảm trở lại xuống dưới mốc 50 điểm sau khi đạt trên 50,5 điểm trong tháng 8, cho thấy các điều kiện kinh doanh của các nhà sản xuất Việt Nam suy giảm, mặc dù mức suy giảm là nhỏ. Chỉ số IIP tháng Chín tăng 0,1% so với tháng 8 và tăng 5,1% so với cùng kỳ. Nhờ những nỗ lực thường xuyên, kịp thời của Chính phủ nhằm tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong sản xuất kinh doanh để thúc đẩy sản xuất, phục hồi nền kinh tế nên tính chung 9 tháng, chỉ số sản xuất công nghiệp lần đầu tiên kể từ đầu năm đạt mức tăng trưởng dương (tăng 0,3%).

Chỉ số sản xuất 9 tháng năm 2023 của một số ngành trọng điểm thuộc ngành công nghiệp cấp II tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất sản phẩm thuốc lá tăng 9,6%; sản xuất sản phẩm từ cao su và plastic tăng 8,7%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,4%; sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất tăng 6,2%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 5,8%; khai thác, xử lý và cung cấp nước tăng 5,4%. Ở chiều ngược lại, chỉ số IIP của một số ngành giảm: Sản xuất phương tiện vận tải khác giảm 7,2%; sản xuất xe có động cơ giảm 5,2%; sản xuất máy móc, thiết bị chưa được phân vào đâu giảm 4%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 3,6%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy giảm 3,5%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác giảm 3,4%; chế biến gỗ và sản xuất sản phẩm từ gỗ, tre, nứa (trừ giường, tủ, bàn, ghế); sản xuất sản phẩm từ rơm, rạ và vật liệu tết bện giảm 3%. Riêng ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đã có sự phục hồi tích cực kể từ tháng 8/2023 sau 7 tháng liên tiếp sụt giảm.

Trong quý III/2023, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học đã có những dấu hiệu khởi sắc khi chỉ số IIP tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước (quý I giảm 5,4%; quý II giảm 3,6%); tính chung 9 tháng năm 2023 giảm 2,2%.

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Phân theo địa phương, chỉ số sản xuất công nghiệp 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 49 địa phương và giảm ở 14 địa phương.

Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Bắc Giang tăng 17,8%; Phú Thọ tăng 16,1%; Nam Định tăng 14,1%; Kiên Giang tăng 13,2%; Hải Phòng tăng 13,2%; Hà Nam tăng 13%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao: Hậu Giang tăng 165,2%; Khánh Hòa tăng 115,2%; Thái Bình tăng 80%; Trà Vinh tăng 33,7%.

Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm: Quảng Nam giảm 30,8%; Bắc Ninh giảm 13,9%; Vĩnh Long giảm 13,3%; Sóc Trăng giảm 6,6%; Lào Cai giảm 5,1%. Địa phương có chỉ số của ngành sản xuất và phân phối điện 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm: Sơn La giảm 25,8%; Hà Giang giảm 19,8%; Quảng Nam giảm 19,7%; Lai Châu giảm 18,5%; Điện Biên giảm 17,5%; Lào Cai giảm 12,2%. Địa phương có ngành khai khoáng 9 tháng năm 2023 so với cùng kỳ năm trước giảm: Vĩnh Long giảm 81,7%; Hà Giảng giảm 47%; Điện Biên giảm 8,4%.            

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực 9 tháng năm 2023 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 37,1%; phân hỗn hợp NPK tăng 18,6%; ti vi tăng 10,1%; thuốc lá điếu tăng 9,6%; sơn hóa học tăng 9,1%; vải dệt từ sợi nhân tạo tăng 8,3%; thép cán tăng 7,1%; sữa tươi tăng 6,9%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Ô tô giảm 19,3%; thép thanh, thép góc giảm 14,4%; điện thoại di động giảm 12,8%; xe máy giảm 8,4%; giày, dép da giảm 5,3%; xi măng giảm 4,3%; dầu thô khai thác giảm 3,7%; quần áo mặc thường giảm 3,6%.

Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 09/2023 tăng 1,7% so với tháng trước và tăng 5,6% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 09 tháng năm 2023, chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 0,6% so với cùng kỳ năm 2022 (cùng kỳ năm 2022 tăng 9,7%).

Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo ước tính tại thời điểm 30/9/2023 tăng 2,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 19,4% so với cùng thời điểm năm trước (cùng thời điểm năm trước tăng 13,4%). Tỷ lệ tồn kho toàn ngành chế biến, chế tạo bình quân 9 tháng năm 2023 là 85,3% (bình quân 09 tháng năm 2022 là 76,4%).

Số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/09/2023 tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 1,9% so với cùng thời điểm năm trước. Trong đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp ngành ngành chế biến, chế tạo tăng 0,9% so với cùng thời điểm tháng trước và giảm 2,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Minh Anh

Bài liên quan

Tin mới

Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?
Tám "vấn đề" pháp lý và dịch vụ công đã chi phối hoạt động khám chữa bệnh như thế nào?

Đại diện Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư, Cục C06, Bộ Công an đánh giá về việc thực hiện Đề án 06 của Bộ Y tế là còn tồn tại 2 vấn đề pháp lý và 6 vấn đề dịch vụ công.

Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt
Chủ tịch Tập đoàn Hà Đô muốn nghỉ việc càng sớm càng tốt

Tại Đại hội cổ đông sáng 27/4, ông Nguyễn Trọng Thông, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Hà Đô đề cập đến vấn đề chuyển giao bền vững doanh nghiệp, bởi hiện nay, ông Thông cũng đã hơn 70 tuổi. Ông cũng mong muốn các cổ đông ủng hộ vì có như vậy sẽ tốt cho các cổ đông hơn.

Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại Hà Nội
Chính thức khởi động cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam 2024 tại Hà Nội

Sáng nay, 27/4, tại Hà Nội, cuộc thi Hoa hậu Du lịch Việt Nam năm 2024 chính thức khởi động nhằm tìm kiếm gương mặt Đại sứ du lịch hội tụ nhan sắc, trí tuệ, tài năng và bản lĩnh, góp phần quảng bá đến bạn bè quốc tế hình ảnh một Việt Nam hiện đại, năng động và không ngừng phát triển cùng với những cảnh quan du lịch tuyệt đẹp được thiên nhiên ban tặng.

Chỉ có 3 hãng sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP
Chỉ có 3 hãng sản xuất trên dây chuyền đáp ứng tiêu chuẩn EU-GMP

Theo Thông tư, thuốc đưa vào danh mục thuốc có ít nhất 3 hãng trong nước sản xuất trên dây chuyền sản xuất thuốc đáp ứng nguyên tắc, tiêu chuẩn EU-GMP hoặc tương đương EU-GMP và đáp ứng tiêu chí kỹ thuật theo quy định của Bộ Y tế và về chất lượng, giá, khả năng cung cấp phải đáp ứng các nguyên tắc, tiêu chí.

Quảng Bình tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực “Hương quê”
Quảng Bình tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực “Hương quê”

UBND TP. Đồng Hới đã tổ chức khai mạc lễ hội ẩm thực “Hương quê” tại Quảng trường biển Bảo Ninh, TP. Đồng Hới.

23 trạm đo của cơ quan khí tượng ghi nhận nhiệt độ trên 40 độ C
23 trạm đo của cơ quan khí tượng ghi nhận nhiệt độ trên 40 độ C

Trong ngày đầu tiên kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, nắng nóng tiếp tục bao trùm cả nước. Lúc 13h trưa nay (27/4), có đến 23 trạm đo của cơ quan khí tượng cho kết quả nhiệt độ trên 40 độ C.