Cơ quan Trung ương của Hiệp hội Chống hàng giả & Bảo vệ thương hiệu Việt Nam
  • Click để copy

Nhiều loại sữa vẫn không phải là sữa

Hiện dã có 488 mặt hàng sữa thực hiệ xác định giá tối đa bán buôn và bán lẻ th

Hiện dã có 488 mặt hàng sữa thực hiệ xác định giá tối đa bán buôn và bán lẻ theo đúng chủ trương áp dụng biện pháp bình ổn giá. Giá bán những mặt hàng này cũng đã giảm khoảng từ 0,3 đến 26,37%. Tuy nhiên, vẫn còn một số vướng mắc trong việc áp giá trần đối với một số sản phẩm vẫn chưa xác định là sữa…

Cơ quan quản lý giá cho biết, sau thời hạn quy định áp giá trần, công bố công khai giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa trên cổng thông tin điện tử của Bộ Tài chính và Sở Tài chính các địa phương, giá các sản phẩm sữa dành cho trẻ em  dưới 6 tuổi hiện đã giảm khoảng từ 0,3 đến 26,37% so thời điểm trước đó. Trong đó, năm DN chiếm thị phần lớn (khoảng 90%) đã xác định giá bán buôn tối đa, đăng ký giá với cơ quan quản lý đối với 176 mặt hàng, mức giá bán buôn giảm từ 6,7% đến 26%.

Các Sở Tài chính có DN sản xuất và nhập khâu sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi đóng trụ sở như TP.HCM, Hà Nội, Bình Dương… đều đã công bố giá bán buôn tối đa, giá bán lẻ tối đa đối với các sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi của các DN này. Đây cũng sẽ là cơ sở để Sở Tài chính các tỉnh, thành phố khác rà soát, giám sát việc các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi xác định giá bán lẻ tối đa và đăng ký giá bán lẻ đến người tiêu dùng. Đối với các tỉnh, thành phố chỉ có các nhà phân phối, đại lý (có hoặc không có quyền quyết định giá) của các nhà sản xuất, nhập khẩu sản phẩm sữa, Sở Tài chính các tỉnh, thành phố đã và đang tiếp tục thực hiện theo chỉ đạo của UBND tỉnh và quy định của Bộ Tài chính về việc công bố giá bán lẻ tối đa, giá đăng ký bán lẻ và thành lập đoàn kiểm tra việc thực hiện giá bán lẻ của các tổ chức, cá nhân kinh doanh trên địa bàn, đồng thời phối hợp với các cơ quan chức năng liên quan như hải quan, thuế, cơ quan quản lý giá tại địa phương kiểm tra, kiểm soát việc xác định giá tối đa, đăng ký giá, thực hiện niêm yết giá và thực hiện giá bán lẻ tại địa phương. Song song với đó, cơ quan quản lý giá cũng sẽ tiếp tục phối hợp cơ quan quản lý thị trường của Bộ Công thương và UBND các tỉnh, thành phố kiểm tra, kiểm soát giá bán các mặt hàng sữa bình ổn giá.

Ngay sau khi quy định áp giá trần với mặt hàng sữa dành cho trẻ dưới 6 tuổi chính thức có hiệu lực, Bộ Tài chính đã liên tiếp có đoàn thanh tra ở một số thành phố lớn như Hà Nội và TP. HCM để kiểm tra việc đăng ký, niêm yết giá bán những mặt hàng này. Theo báo cáo của các địa phương, mức giá bán lẻ trên thị trường hiện không thay đổi so thời điểm báo cáo ngày 30/6/2014. Hiện nay, các Sở Tài chính đang tiếp tục triển khai tập huấn, hướng dẫn UBND cấp quận, huyện thực hiện bình ổn giá. Tuy nhiên, vẫn còn một số đơn vị đăng ký giá chưa đầy đủ và chưa thực hiện đăng ký giá. Các Sở Tài chính đã nhắc nhở và đôn đốc các đơn vị này nghiêm túc thực hiện niêm yết giá theo quy định.

Cục trưởng Quản lý giá (Bộ Tài chính) Nguyễn Anh Tuấn cho biết, qua báo cáo mới nhất ngày 25/7, Cục Quản lý giá đã nắm bắt được có 488 mặt hàng sữa thực hiện xác định giá tối đa bán buôn và bán lẻ theo đúng chủ trương. Tuy nhiên, đây là lần đầu thực hiện việc áp giá trần với mặt hàng sữa trong phạm vi rộng và trong thời gian nhất định nên khối lượng công việc là rất lớn. Trong thời gian đầu, DN vẫn còn lúng túng trong việc xác định giá bán buôn và giá bán lẻ ra thị trường. Ngoài ra, việc bán lẻ thường được thực hiện qua nhiều khâu trung gian, nên nhiều cửa hàng vẫn chưa biết cách xác định giá cụ thể ra sao.

Ngoài ra, qua kiểm tra thực hiện, hiện vẫn tồn tại hai loại sản phẩm là mặt hàng sữa và những sản phẩm khác có tên gọi như bổ sung vi chất. Đây là điều cần phân định rõ để tránh gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng. Đặc biệt, chỉ khi sản phẩm gọi là sữa thì cơ quan chức năng mới có thể thực hiện bình ổn giá. Với vấn đề này, Bộ Tài chính đã gửi tới Bộ Y tế mẫu của 30 dòng sản phẩm để phân loại nhưng mới được trả lời khoảng 12 sản phẩm gọi là sữa. Số sản phẩm còn lại không được gọi là sữa nên rất khó để thực hiện bình ổn giá.

Bởi vậy, theo ông Nguyễn Anh Tuấn, một trong những giải pháp quan trọng nhất thời gian tới là rà soát lại những mặt hàng này. Cần chuẩn hóa tên gọi  để việc quản lý giá được thực hiện đúng quy định. Với sự hỗ trợ của Bộ Y tế, tin rằng công tác bình ổn giá sẽ được thực hiện tốt.

Quy định bình ổn giá với mặt hàng sữa dành cho trẻ em dưới 6 tuổi sẽ được thực hiện trong thời gian một năm, sau đó Cục Quản lý giá sẽ có đánh giá tổng kết báo cáo Chính phủ. Thời điểm đó, nếu thị trường diễn biến tốt thì có thể tính tới gỡ việc áp giá trần, còn nếu thị trường vẫn xấu thì cơ quan chức năng sẽ kiến nghị Chính phủ gia hạn thêm thời gian bình ổn giá…

Cục An toàn vệ sinh thực phẩm (Bộ Y tế) đã xác nhận 12/30 sản phẩm thuộc đối tượng điều chỉnh của Thông tư 30/2013/TT-BYT, gốm: 6 dòng sản phẩm dinh dưỡng công thức và thực phẩm bổ sung vi chất dinh dưỡng Optimum (step 1; step 2; step 3 và step 4, loại 400g và 900g) của Công ty CP Sữa Việt Nam (Vinamilk); 4 sản phẩm của Công ty TNHH MTV Xuất nhập khẩu Kim yến, đơn vị chuyên nhập khẩu độc quyền nguyên hộp từ Pháp các sản phẩm thương hiệu Modilac dành cho trẻ dưới 4 tuổi; hai sản phẩm được nhập khẩu bởi Công ty CP Traphaco, và Công ty CP Đầu tư Nam Dương phân phối, gồm sản phẩm dinh dưỡng Imperia Kid XO Vanila và sản phẩm thực phẩm bổ sung dinh dưỡng I am Mother Kid.

Theo Thời Nay

Tin mới

SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển
SASCO: Trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển

Ngày 25/4, đoàn viên thanh niên Công ty CP Dịch vụ hàng không sân bay Tân Sơn Nhất (SASCO) đã trồng hơn 1.000 cây đước trên vùng rừng ngập mặn ven biển huyện Bình Đại (tỉnh Bến Tre). Hoạt động này thuộc dự án trồng rừng “chồi xanh hạnh phúc” do công ty phát động.

Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ
Tư vấn đầu tư PP Enterprise (PPE) trong quý I/2024 không ghi nhận doanh thu, liên tục đổi chủ

PPE là một doanh nghiệp có vốn điều lệ nhỏ, cổ đông cô đặc nhưng liên tiếp thay đổi cổ đông lớn và lãnh đạo, với sự xuất hiện của bóng dáng nhiều tên tuổi lớn.

Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2
Hòa Phát: Nợ vay vọt tăng sau 1 quý, một phần đáng kể rót vào "siêu" DA Dung Quất 2

Qua 1 quý, Hoà Phát (mã: HPG) đã ghi nhận tăng hơn 12.000 tỷ đồng tiền vay nợ so đầu năm. Phần lớn trong khoản này, được doanh nghiệp rót vào "quả đấm thép" Gang thép Dung Quất 2.

Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng
Hơn 121 triệu tài khoản cá nhân được ngành thuế nắm dữ liệu ngân hàng

Ngành thuế hiện nắm giữ dữ liệu về tài khoản thanh toán của trên 9 triệu tổ chức và trên 121 triệu cá nhân tại 96 ngân hàng thương mại. Trong báo cáo mới phát đi, Tổng cục Thuế cho biết đã và đang phối hợp chặt chẽ với các cơ quan quản lý nhà nước về đẩy mạnh kết nối, chia sẻ dữ liệu để phục vụ phát triển thương mại điện tử, chống thất thu thuế, bảo đảm an ninh tiền tệ.

Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?
Kinh doanh mỹ phẩm chưa được cấp phép bị xử phạt thế nào?

Hành vi kinh doanh sản phẩm mỹ phẩm chưa được công bố (chưa được cấp phép lưu hành) là hành vi bị xem xét xử phạt vi phạm theo quy định tại khoản 2, Điều 68 Nghị định số 117/2020/NĐ-CP ngày 28/9/2020 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính trong lĩnh vực y tế.

Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025
Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp: Quy định về tài khoản kế toán từ 1/1/2025

Thông tư 24/2024/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Chế độ kế toán hành chính, sự nghiệp, trong đó quy định về tài khoản kế toán.